Tranh chấp thương mại Trung – Mỹ liên tục leo thang. Truyền thông Hồng Kông tiết lộ, chính quyền Bắc Kinh đã mở nhiều cuộc thảo luận về vấn đề xung đột thương mại Trung – Mỹ, và đã hình thành phương án sơ lược để ứng phó, nói một cách đơn giản có thể khái quát lại là “1 đánh, 3 không đánh”.

tập cận bình
Ảnh minh họa từ internet

Theo Nhật báo Kinh tế Hồng Kông (Hong Kong Economic Times), nhằm ứng phó với chiến tranh thương mại Trung – Mỹ, chính quyền Bắc Kinh đã tập trung nhiều cố vấn để tiến hành thảo luận, đại khái đã định ra chiến thuật chiến lược “1 đánh, 3 không đánh”.

Cái gọi là “1 đánh”, chủ yếu là sau khi phái Mỹ rầm rộ tuyên bố thu thuế quan đợt đầu tiên, mà trước đó cuộc đàm phán thương lượng giữa Trung Quốc và Mỹ đã tuyên bố “kết thúc mang tính giai đoạn”, cũng có nghĩa là trận đầu tiên của cuộc chiến thương mại đã không thể tránh khỏi.

Cái gọi là “3 không đánh” là chỉ 3 điều: không tạo “chiến tranh lạnh mới”; không tạo chiến tranh chính trị; không tiến hành công kích vào cá nhân ông Trump.

Không tạo “chiến tranh lạnh mới”

Nghiên cứu phán đoán của Trung Quốc, Mỹ châm ngòi cho cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, không chỉ là vấn đề có chênh lệch thương mại lớn giữa Mỹ và Trung Quốc, và Mỹ yêu cầu Trung Quốc mở cửa thị trường, mà về cơ bản còn liên quan đến vấn đề Mỹ kiềm chế Trung Quốc “trỗi dậy”, có học giả kinh tế gọi tình hình thương mại hiện tại giữa 2 nước Trung – Mỹ là “cuộc chiến tranh lạnh mới”.

Còn những nhà hoạch định chính sách của chính quyền Bắc Kinh nhận định, hiện tại Trung Quốc vẫn trong “thời cơ chiến lược”, đứng trước xung đột thương mại hiện nay vẫn cần phải “giữ định lực mang tính chiến lược”, kiên trì nguyên tắc không tạo “chiến tranh lạnh mới”, mà cần tập trung vào hạn định cuộc chiến thương mại ở tầng thương mại và thị trường.

Không tạo chiến tranh chính trị

Theo bài báo, chính quyền Bắc Kinh đưa ra quyết sách này, chủ yếu xuất phát từ suy xét đến 2 phương diện: thứ nhất, chỉ đánh chiến tranh thương mại, không đánh chiến tranh chính trị, là sẽ có lợi cho việc giành được sự ủng hộ của quốc tế bao gồm cả các đồng minh truyền thống của Mỹ. Nếu leo thang thành chiến tranh chính trị, vậy thì sẽ khó giành được sự ủng hộ; thứ 2, không đánh chiến tranh chính trị có thể sẽ tránh được hình thành cuộc chiến về mâu thuẫn ý thức hình thái, tránh được làm phức tạp hóa vấn đề.

Không công kích vào cá nhân ông Trump

Các chuyên gia cho rằng, suy xét đến tình hình chính trị đặc thù của đảng chấp chính hiện tại của Mỹ, cần phải tách riêng nhóm cố vấn quyết sách của ông Trump và cá nhân ông ấy, do đó chính quyền Bắc Kinh đã “nghiêm lệnh”, dù có xảy ra cuộc chiến thương mại, Trung Quốc cũng không được tiến hành công kích vào cá nhân ông Trump.

Về thông tin “1 đánh, 3 không đánh” mà truyền thông Hồng Kông nói, có nhà quan sát chính trị bên ngoài Trung Quốc phân tích chỉ ra, trong cuộc chiến thương mại lần này, về đạo nghĩa và thực lực kinh tế của chính quyền Trung Quốc đều rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Trong tình huống thế này, chính quyền Trung Quốc có ý đồ tránh cho cuộc chiến thương mại leo thang thành “chiến tranh lạnh mới” hoặc “chiến tranh chính trị”, chính là muốn bảo tồn thực lực của tự thân, tránh việc xâm nhập vào nhân tố chính trị mà dẫn đến nguy cơ chính trị trong nước.

Tuyết Mai

Xem thêm: