Khó khăn kinh tế công thêm áp lực từ chiến tranh thương mại khiến chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) như cây trước gió. Khủng hoảng chấp chính đồng thời cũng dẫn đến bùng nổ mâu thuẫn nội bộ, khiến cho cuộc đấu đá quyền lực thêm mãnh liệt hơn. Mới đây, học giả tại Đại học Harvard Mỹ khi luận bàn về cải cách mở cửa của chính quyền Trung Quốc, cũng nói đến tiết lộ của quan chức cấp cao của ĐCSTQ về bầu không khí đấu đã dữ dội trong nội bộ Trung Nam Hải.

GettyImages 172649187
Quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc tiết lộ, Trung Nam Hải đang rơi vào cuộc đấu đá một mất một còn (Ảnh: Feng Li/Getty Images)

Tiến sĩ William Overholt- công tác tại Học viện Chính phủ Kennedy (Harvard Kennedy School) thuộc Trường Đại học Harvard, có chia sẻ với Đài BBC rằng, một quan chức cấp cao của chính quyền ĐCSTQ khi thăm Đại học Harvard đã nói với ông, “không khí chính trị tại Bắc Kinh là: một sống một còn”.

Ngày 29/10, BBC đưa tin, Tiến sĩ William Overholt tham tham dự hội thảo nghiên cứu tại Đại học Trung văn Hồng Kông, ông đã chia sẻ với phóng viên BBC về nội dung nói trên. Đầu những năm 1990, ông William Overholt đã dự đoán thành công “sự trỗi dậy về kinh tế” của chính quyền ĐCSTQ.

Tiến sĩ William Overholt tiết lộ về “không khí chính trị tại Bắc Kinh”, là khi ông đang chia sẻ với phóng viên BBC về cải cách kinh tế của Trung Quốc.  

Ông nói, cục thế khó khăn trong cải cách kinh tế của ĐCSTQ có nguyên nhân phía sau là cục thế chính trị phức tạp. Bởi vì cải cách kinh tế sẽ khiến cho các tập đoàn lợi ích bị tổn hại, do đó mà họ sẽ phải vùng dậy để ngăn cản cải cách. Ông Tập Cận Bình thông qua chống tham nhũng để tấn công những tập đoàn lợi ích này, củng cố quyền lực đồng thời đẩy mạnh cải cách.

Tuy nhiên, tác dụng phụ của chống tham nhũng là khiến cho người thực thi cải cách kinh tế – quan chức ĐCSTQ – trở thành nhát gan hơn. Do sợ bị kẻ thù chính trị cáo buộc là hủ bại, tham nhũng, nên các quan chức cũng chỉ đành chọn “không làm gì”, “giống như trên lớp học, những học sinh không muốn trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra thì sẽ chọn ngồi ở hàng cuối cùng”.

Vị quan chức ĐCSTQ đó còn nói với ông Overholt , “Đấu đá trong quá trình [cải cách] này cũng vô cùng kịch liệt”, nội bộ Bắc Kinh đã rơi vào cuộc tranh đoạt quyền lợi và đấu đá quyền lực một mất một còn.

Ông Overholt không tiết lộ về danh tính của vị quan chức ĐCSTQ này. Theo các tư liệu công khai, Học viện Chính phủ Kennedy từng là “căn cứ” bồi dưỡng quan chức cấp cao của ĐCSTQ, còn được mệnh danh là “Trường đảng ở hải ngoại” của ĐCSTQ. Cố vấn kinh tế của ông Tập Cận Bình tức Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc cũng từng học Tiến sĩ Quản lý công (MPA) tại học viện này. Từ đầu năm nay, ông Lưu Hạc đã nhiều lần đến Mỹ để tiến hành đàm phán về chiến tranh thương mại Trung – Mỹ.

Mới đây, trong cuộc phỏng vấn đặc biệt của truyền thông của ĐCSTQ, ông Lưu Hạc đã nhắc đến cải cách kinh tế, đồng thời cũng đề cập đến khó khăn trong cải cách và việc quan chức “không làm gì”, “không dám gánh vác”; những nội dung này không khác nhau nhiều so với những gì mà ông William Overholt nói.

Ông Overholt còn chỉ ra, chính quyền Bắc Kinh thông qua việc liên tục tập trung quyền lực để khống chế các tập đoàn lợi ích, sau đó đẩy mạnh cải cách, cũng bằng như đặt Trung Quốc trên áp lực của ấm nước chính trị đang sôi sục, có thể có tác dụng nhất thời, nhưng sẽ không có hiệu quả lâu dài.

Ông nói, hiện tại không cách nào có thể đưa ra dự đoán về hướng đi tương lai của kinh tế Trung Quốc, điều duy nhất có thể khẳng định đó là: “Biến đổi lớn sẽ xảy ra”.

Trên thực tế, cục thế hiện tại của Trung Quốc dường như cũng đã cho thấy những bí ẩn mà ông William Overholt tiết lộ.

Từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, qua việc chống tham nhũng đã tấn công vào phe phái cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân từng khống chế chính trị Trung Quốc đến 20 năm, đồng thời cũng đè bẹp các bè phái chính trị khác. Vì để giải quyết khủng hoảng kinh tế, chính quyền của ông Tập Cận Bình bắt đầu đẩy mạnh cải cách kinh tế, dùng thủ đoạn bàn tay sắt để quét sạch các lĩnh vực lợi ích và địa bàn mà nhóm quyền quý trong ĐCSTQ đang nắm giữ. Tuy nhiên, từng bước cải cách kinh tế đều khó khăn, đấu đá quyền lực và tranh giành lợi ích lại khiến cho ĐCSTQ tiếp tục phân hóa, không chỉ có tham quan thuộc phe phái Giang Trạch Dân phản kích lại ông Tập mà còn có cả nội bộ thế hệ đỏ thứ 2 (con cháu của các cựu lãnh đạo cấp cao trong ĐCSTQ) cũng bắt đầu rạn nứt.

Trong đó, cùng với việc cháu rể của ông Đặng Tiểu Bình là Ngô Tiểu Huy phải ngồi tù, sự kiện Phàm Lập Cần chỉ trích Tập Cận Bình trên báo tường (Đại tự báo, Big-character poster) ở Đại Học Bắc Kinh, mâu thuẫn giữa hai nhà Đặng – Tập đã công khai hóa. Hiện tại, lại có tin nói trong bài diễn thuyết của Đặng Phác Phương, ủng hộ lý luận Đặng Tiểu Bình (lý luận này đang bị chính quyền của ông Tập Cận Bình áp chế), nhắc nhở chính quyền Bắc Kinh “nhận rõ sức nặng của chính mình”, phát ngôn này một lần nữa thu hút được sự chú ý của giới quan sát.

Từ khi chiến tranh thương mại Trung – Mỹ bùng nổ đến nay, những tiếng nói trong nội bộ ĐCSTQ chỉ trích chính quyền ông Tập Cận Bình “giấu tài năng, không chịu thi triển tài năng”cũng đã bắt đầu vang lên. Do đó mà liên tiếp có tin đồn “chính biến” lan truyền ra nói ông Tập bị ép phải lui xuống, cho thấy nội bộ ĐCSTQ đã bắt đầu đấu đã quyền lực kịch liệt. 

Mới đây, trong chuyến thị sát phía Nam của ông Tập Cận Bình, ông đã không phát biểu, bên cạnh đó Hội nghị Trung ương 4 Ban chấp hành ĐCSTQ khóa 19 bàn về chính sách kinh tế cũng đã bị trị hoãn. Đài RFA dẫn phân tích cho biết, điều này cho thấy cao tầng của ĐCSTQ vẫn chưa “thống nhất nhận thức” trong việc làm thế nào để ứng phó với chiến tranh thương mại. Nguyên nhân phía sau có thể là do đấu đá quyền lực Bắc Kinh đã đang ở thế giằng co.

 Trí Đạt

Xem thêm: