Sau khi những nhân vật có vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị pháp luật như Tôn Lực Quân, Phó Chính Hoa lần lượt “ngã ngựa”, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiếp tục thanh trừng hệ thống chính trị pháp luật. Thông tin ngày 24/10 cho biết, nguyên trưởng phòng công an tỉnh Giang Tô Trần Dật Dung (Chen Yizhong) bị điều tra. Trần Dật Trung từng làm cấp dưới của “hổ chính trị pháp luật” Vương Lập Khoa ở Giang Tô, cũng từng là Chủ nhiệm Phòng 610 tỉnh ủy Giang Tô.

p2952141a590728902 ss
(Ảnh: Epoch Times).

Phòng 610 của ĐCSTQ được thành lập cách đây 22 năm (ngày 10/6/1999), từng có thời gian dài gần như không thấy được nhiều báo cáo chính thức về cơ quan này. Cho đến trước năm 2013, Phòng 610 vẫn luôn là một cơ quan bí ẩn nhất của ĐCSTQ.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên khi ông Tập Cận Bình bắt đầu chiến dịch “đả hổ”, tháng 12/2013, khi nguyên Thứ trưởng Bộ Công an Lý Đông sinh “ngã ngựa”, chức vụ Chủ nhiệm Phòng 610 của ông ta mới được làm nổi bật. Đây cũng là lần đầu tiên trong thông cáo chính thức của ĐCSTQ xác nhận sự tồn tại của Phòng 610. Từ đó về sau, liên tục có thành viên của Phòng 610 “ngã ngựa”, bao gồm Phó chủ tịch Hội nghị hiệp thương chính trị (Chính hiệp) toàn quốc Tô Vinh từng nhậm chức Tổ trưởng Phòng 610 tỉnh Cát Lâm (“ngã ngựa” năm 2014), Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật trung ương Chu Vĩnh Khang từng giữ chức tổ trưởng Tiểu tổ lãnh đạo trung ương về vấn đề phòng chống và xử lý X giáo Trung ương, đây là đơn vị cấp trên của Phòng 610. 

Từ đầu năm đến nay, trong bối cảnh gần hết nhiệm kỳ thứ 2 của ông Tập Cận Bình, hệ thống chính trị pháp luật tiếp tục gặp phải đợt thanh trừng chống tham nhũng ở các mức độ khác nhau, nhất là thân phận Phòng 610 của các quan chức chính trị pháp luật “ngã ngựa” liên tiếp bị phơi bày (bao gồm việc lần đầu phơi bày hoặc diễn đạt nhấn mạnh). Nửa đầu năm nay, trong vòng 2 tháng có ít nhất 4 thông cáo của Ủy ban Chính trị Pháp luật, phơi bày thân phận quan chức Phòng 610 “ngã ngựa”. Bước sang tháng 10, trước khi Chủ nhiệm Phòng 610 tỉnh ủy Giang Tô là Trần Dật Trung bị điều tra, đã có nguyên Phó Chủ nhiệm Phòng 610 Bành Ba bị truy tố, nguyên Phó Chủ nhiệm Phòng 610 Tôn Lực Quân bị khai trừ đảng và công chức, và nguyên Chủ nhiệm Phòng 610 Phó Chính Hoa bị điều tra. 

Trên thực tế, từ năm 2016, trong phản hồi của đoàn kiểm tra trung ương về cuộc kiểm tra đặc biệt đối với Phòng 610 trung ương, có nhắc đến “các vấn đề phát hiện khi kiểm tra được biểu hiện ở bên dưới, gốc rễ ở bên trên”. Hiện tại có thể biết, khi đó nhân vật số một, số hai của Phòng 610 lần lượt là Phó Chính Hoa và Bành Ba, nhưng tại thời điểm đó ngoại giới không biết Bành Ba nhậm chức Phó chủ nhiệm Phòng 610 khi nào, cho đến khi bị thông báo “ngã ngựa” vào tháng 3 năm nay. Đáng chú ý là, trong phản hồi của đoàn kiểm tra trung ương năm 2016 còn chỉ ra, cán bộ lãnh đạo của Phòng 610 trung ương có năng lực phân biệt chính trị không mạnh, về tư tưởng, về chính trị và về hành động không làm được nhất trí ở mức độ cao với trung ương đảng trong việc lấy Tập Cận Bình làm hạt nhân. 

Sau năm 2018, ông Tập Cận Bình ra lệnh cắt giảm và sáp nhập cơ quan này, bao gồm các chức năng tương đương của Phòng 610 lần lượt được phân tách và sáp nhập vào Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương và Bộ Công an. Thời điểm đó, có một bài viết của một tài khoản WeChat có bối cảnh liên quan đến chính quyền đã phân tích chỉ ra, điều quan trọng của việc cắt giảm và sáp nhập này là ngăn chặn quyền lực liên quan ngày càng mất kiểm soát. 

Tuy nhiên, Phòng 610 được ngoại giới cho là sẽ vì thế mà đi vào quên lãng lại vì đợt thanh trừng hệ thống chính trị pháp luật mới nhất mà tiếp tục thu hút được sự chú ý. Thông báo của chính quyền cho thấy, quan chức cấp cao như Phó Chính Hoa không phải là hiếm và có liên quan mật thiết với nhau, đều dùng phương thức “kết bè nhóm” để hình thành phạm vi thế lực trong hệ thống chính trị và pháp luật, hình thành tập đoàn lợi ích, thậm chí là ám chỉ những bè nhóm này hiển nhiên là muốn chiếm lợi ích, mà còn có mưu đồ lớn hơn nữa. Vậy thì vấn đề là Chu Vĩnh Khang, người từng được gọi là “sa hoàng của hệ thống chính trị pháp luật đã rớt đài nhiều năm, nhưng những nọc độc còn sót lại của ông ta hiện tại rốt cuộc là nghe theo lệnh của ai?”

Điều đáng chú ý là truyền thông phụ họa cho tuyên truyền nước ngoài của ĐCSTQ, một trong những kênh tung tin chính của Trung Nam Hải – trang tin Duowei News, vào ngày 15/10 đã đăng bài viết “Phòng 610 mà Phó Chính Hoa, Bành Ba đều từng nhậm chức vì duyên cớ gì trở thành nơi có nhiều tham nhũng?” Bài viết đặc biệt chỉ rõ: Bối cảnh thành lập cơ quan này vào ngày 7/6/1999, đương nhiệm Tổng bí thư ĐCSTQ khi đó là Giang Trạch Dân đã triệu tập một hội nghị đặc biệt của Bộ Chính trị. Có ý kiến nói rằng Phòng 610 từ khi thành lập đến lúc cắt giảm, đã trải qua 3 thế hệ Thủ tướng Quốc vụ viện gồm Chu Dung Cơ, Ôn Gia Bảo, Lý Khắc Cường, đều chưa từng ký lệnh bổ nhiệm hay miễn nhiệm người phụ trách của văn phòng này, tức chức vụ phó chủ nhiệm và chủ nhiệm. 

Pháp Luân Công bị bức hại đến nay đã 22 năm, đã trở thành tiêu điểm bức hại nhận quyền Trung Quốc. Ví dụ, trong thời gian Vương Lập Khoa, Trần Dật Trung nắm quyền trong hệ thống chính trị pháp luật tỉnh Giang Tô, Phòng 610 Giang Tô từng thực thi vụ án ông Chúc Quần Quần. Bác ruột của ông Chúc Quần Quần là Chúc Bân từng là chủ tịch Chính hiệp thành phố Diêm Thành, từng đánh trận cho ĐCSTQ, là cán bộ cấp cao có tư cách lâu nhất của thành phố Diêm Thành. Nói cách khác, ngay cả khi con em của cán bộ của ĐCSTQ như ông Chúc Quần Quần vẫn khó thoát khỏi sự bức hại của Phòng 610. Có thể thấy lời nói của ông Chúc Quần Quần không phải là không có căn cứ: “Cuộc bức hại mà người tập Pháp Luân Công gặp phải vượt xa cuộc bức hại trong Cách mạng Văn hóa.”

Phòng 610 vì bức hại nhân quyền nên đã để lại tiếng xấu trên quốc tế. Do vậy, từng có truyền thông hải ngoại đăng phân tích của chuyên gia, nói rằng ông Tập Cận Bình đang lần lượt chống tham nhũng, thanh trừng hệ thống chính trị pháp luật, quan chức “ngã ngựa” được thông báo cũng liên tiếp lộ diện thân phận liên quan đến Phòng 610. Điều này có thể là đưa ra thông tin cắt đứt quan hệ với văn phòng này cho ngoại giới thấy. Dù thế nào đi nữa, Phòng 610 và quan chức của nó là những kẻ tà ác thực thi bức hại nhân quyền, đến hiện tại vẫn còn đang tạo thảm họa nhân đạo đối với nhiều đoàn thể, chẳng hạn như những người tập Pháp Luân Công. 

Phòng 610 là cơ quan ngầm do ông Giang Trạch Dân thúc đẩy hình thành, không chỉ Quốc vụ viện Trung Quốc chưa từng xuất hiện các điều lệ và thuyết minh chức năng liên quan đến văn phòng này, thậm chí còn chưa từng có thủ tướng Quốc vụ viện ký công văn liên quan đến nó. Hơn nữa, nó còn được quốc tế coi là “Tổ chức Gestapo phiên bản Trung Quốc”. Trong thời gian dài, ngoài đàn áp Pháp Luân Công và mở rộng đến người dân bình thường, nó còn giúp tập đoàn tham ô hủ bại Giang Trạch Dân thu thập tình báo tấn công đối thủ chính trị và bày mưu đảo chính. Quá khứ, nó đã khiến ông Hồ Cẩm Đào bị bao vây tứ phía, hiện giờ nó cũng khiến cho ông Tập Cận Bình cảm thấy mối đe dọa tương tự. Do đó có thể nói, hệ thống chính trị và pháp luật 610 bị thanh trừng với lực độ lớn ngần nào, thì đấu đá trong nội bộ ở cao tầng của ĐCSTQ kịch liệt ngần ấy. 

Trần Tư Mẫn / Epoch Times
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)

Xem thêm: