Để ngăn cản Hội đồng Lập pháp Hồng Kông thảo luận và thông qua “Luật đào phạm”, hàng trăm nghìn người dân Hồng Kông đã biểu tình và bao vây trụ sở Hội đồng Lập pháp vào ngày 12/6/2019, cảnh sát đã xảy ra xung đột với người biểu tình, có người đã bị thương. Cũng trong ngày này, một đoạn diễn giảng của Thiếu tướng quân đội đảng Cộng sản Trung Quốc Từ Diệm công kích ác ý vào người Hồng Kông, đã lỡ miệng tiết lộ nguyên nhân người Hồng Kông thù ghét ĐCSTQ.

tu diem
Trong khi Thiếu tướng quân đội ĐCSTQ Từ Diệm công kích đầy ác ý vào người dân Hồng Kông, đã vô tình nói ra nguyên nhân ĐCSTQ bị nhiều người Hồng Kông thù ghét. (Ảnh cắt từ video)

Ngày 12/6/2019, trên mạng internet lan truyền một đoạn video diễn giảng của Thiếu tướng Từ Diệm thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc, ông Từ Diệm đã dùng phương pháp phân tích giai cấp để phê bình về kết cấu xã hội Hồng Kông. Ông nói, khi quân đội đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đồn trú tại Hồng Kông vào năm 1997, ông và lãnh đạo quân đội tại đây đã tham gia nghiên cứu tình hình xã hội Hồng Kông, phát hiện nền tảng xã hội Hồng Kông là xấu nhất, còn xấu hơn so với Đài Loan.

Ông Từ Diệm nói, sau khi chủ quyền Hồng Kông được chuyển giao vào năm 1997, cư dân Hồng Kông phân thành 3 loại:

Loại thứ nhất: Cư dân nguyên thuỷ tiếp nhận nền tảng giáo dục của Anh Quốc tại Hồng Kông, đối với Đại lục không có thù hận quá lớn.

Loại thứ hai: 1/3 là những người chạy trốn đến Hồng Kông sau khi bị đảng Cộng sản Trung Quốc thanh toán và lật đổ từ năm 1949 đến 1950. Từ Diệm nói đây là bộ phận những người “xấu nhất”, “thù hận ĐCSTQ đến tận xương tuỷ”.

Loại thứ ba: Những người chịu đói trong nạn đói năm 1958 – 1961, đã chạy trốn đến Hồng Kông, ấn tượng của những người này đối với ĐCSTQ có thể tốt được không?

Những ngôn luận công kích đầy ác ý đối với người Hồng Kông trong bài diễn giảng của ông Từ Diệm đã nói ra nguyên nhân đa số người Hồng Kông thù ghét ĐCSTQ. Đồng thời cũng nói ra nguyên nhân chính quyền ĐCSTQ thù hận người dân Hồng Kông.

Có người đã đem những ngôn luận này của ông Từ Diệm móc nối với việc chính phủ Hồng Kông sửa đổi “Luật giao người cho Trung Quốc” lại với nhau và nhắc nhở rằng “1/3 người lánh nạn và 1/3 người trốn khỏi nạn đói ‘đều là người xấu’, cho nên mọi người có biết cái luật dẫn độ này là dự tính bắt ai không?”

Truyền thông ngoài Trung Quốc đã điều tra và xác minh, đoạn diễn giảng này của ông Từ Diệm được phát biểu tại Diễn đàn Phát triển giáo viên giỏi quốc gia lần thứ 23, tổ chức tại Thành Đô từ ngày 5 – 7/11/2018, ông Từ Diệm mặc quân phục lên sân khấu báo cáo về “Nước cờ Biển Đông”.

Thời điểm mà phát biểu của ông Từ Diệm lan truyền trên mạng, cũng là ngày đen tối nhất trong lịch sử Hồng Kông.

Ngày 12/6/2019, chính phủ Hồng Kông không màng đến sự kháng nghị của hàng triệu người dân hôm 9/6 và tuyên bố khôi phục lại cuộc thảo luận lần 2 về dự luật “Luật đào phạm”. Hàng chục nghìn người dân Hồng Kông tiếp tục các hoạt động bãi công, bãi khoá, bãi thị, phát động cuộc “bao vây hoà bình” trụ sở Hội đồng Lập pháp và chính phủ đặc khu, với mong muốn dùng phương thức hoà bình để đòi dân chủ tự do.

Suki Ma, một kỹ sư khảo sát xây dựng 27 tuổi người Hồng Kông tham gia hoạt động kháng nghị đã chia sẻ với Đài CNN rằng, chính phủ ĐCSTQ muốn cướp đi tự do của chúng tôi. Khi chúng tôi sinh ra đã có tự do, sau năm 1997, tự do ở nơi chúng tôi đây đã dần dần biến mất.

Trong buổi chiều ngày 12/6, chính phủ Hồng Kông đã dùng đến lựu đạn hơi cay, súng đạn cao su để đàn áp người biểu tình, ít nhất 79 người bị thương, 2 người bị thương nghiêm trọng, thậm chí có người còn bị dùi cui đánh vào đầu chảy máu.

Hành động hung bạo của chính phủ Hồng Kông đã khiến cộng đồng quốc tế kinh hoàng, khiến dư luận quốc tế chỉ trích mạnh mẽ, trong đó có nguyên thủ Mỹ, Anh, Liên minh châu Âu, Đức, và các tổ chức nhân quyền cũng liên tiếp lên tiếng ủng hộ người dân Hồng Kông.

Ngày 16/6, khoảng 2 triệu người Hồng Kông tiếp tục diễu hành phản đối dự luật, cuối cùng chính phủ Hồng Kông đã phải tuyên bố tạm dừng thảo luận dự luật vô thời hạn, nhưng không tuyên bố rút lại dự luật.

Dự thảo sửa đổi nội dung luật dẫn độ cho phép Hồng Kông dẫn độ tội phạm bỏ trốn đến các khu vực không có hiệp định dẫn độ chính thức với Hồng Kông, trong đó có Trung Quốc Đại lục, Đài Loan và Macau.

Nếu theo bản dự luật hiệu đính mà chính phủ Hồng Kông kiến nghị, nếu quốc gia hoặc khu vực nào đó không có hiệp định dẫn độ lâu dài với Hồng Kông, thì có thể do chính phủ quốc gia đó hoặc khu vực đó (bao gồm cả chính phủ ĐCSTQ) đề xuất yêu cầu đối với chính phủ Hồng Kông, khởi động trình tự “bàn giao đặc biệt”.

Những người phản đối dự luật này cho biết, điều này có nghĩa là các nhà hoạt động dân chủ, phóng viên và chủ các doanh nghiệp nước ngoài có khả năng sẽ bị dẫn độ đến Trung Quốc Đại lục. Điểm nhạy cảm của dự luật này chính xoá bỏ quyền thẩm tra phê chuẩn án của Hội đồng Lập pháp, và do trưởng đặc khu quyết định. Tức là, sau khi hiệu đính, trưởng đặc khu sẽ có quyền lực và quyền hạn lớn nhất.

Vì sao vấn đề này lại nhạy cảm? So với Trung Quốc Đại lục, Hồng Kông được hưởng chế độ pháp luật và chính trị độc lập, cho phép công dân được hưởng tự do mà tại Trung Quốc Đại lục không có. Luật pháp Hồng Kông tham chiếu theo luật pháp của Anh Quốc, nên khác với luật của Trung Quốc Đại lục.

Nhiều nhà phê bình cho biết, dự luật này sẽ khiến cho bất cứ người nào tại Hồng Kông đều rất dễ lọt vào tay chính quyền ĐCSTQ vì nguyên nhân chính trị, hoặc tội thương mại không chủ ý; nếu được thông qua, dự luật này sẽ  phá hoại hệ thống luật pháp bán tự trị của Hồng Kông.

Trí Đạt

Xem thêm: