Một trong những tiêu điểm trong đàm phán thương mại Mỹ – Trung chính là chính là vấn đề trợ cấp doanh nghiệp nhà nước của chính phủ Trung Quốc dẫn đến môi trường thương mại không công bằng. Gần đây, quan chức Ủy ban Giám sát và quản lý tài sản nhà nước Trung Quốc đã nói với báo giới rằng, Trung Quốc không có trợ cấp đặc biệt nào cho doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp trung ương. Vậy doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc rốt cuộc có được nâng đỡ bởi chính sách đặc thù hay không, và có cạnh tranh công bằng với doanh nghiệp khác hay không?

tieu a khanh
Ông Tiêu Á Khánh – Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát và quản lý tài sản nhà nước Trung Quốc (Ảnh từ Sina)kinh

Tại buổi họp báo bên lề Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc hôm 9/3, ông Tiêu Á Khánh (Xiao Yaqing) – Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát và quản lý tài sản nhà nước thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc đã trả lời câu hỏi của phóng viên nước ngoài về vấn đề ưu thế cạnh tranh không công bằng của doanh nghiệp nhà nước, ông nói, doanh nghiệp quốc hữu là chủ thể thị trường độc lập, tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về lời lãi, tự gánh vác rủi ro, tự ràng buộc và tự phát triển.

Ông Tiêu Á Khánh nói, “Luật pháp Trung Quốc không có quy định về trợ cấp đối với doanh nghiệp quốc hữu, doanh nghiệp Trung ương cũng không có dựa dựa trên quyền sở hữu, tức là không có chuyện chỉ trợ cấp cho doanh nghiệp Trung ương, doanh nghiệp quốc hữu, mà không trợ cấp cho doanh nghiệp khác.”

Ông Thịnh Hồng (Sheng Hong), Giám đốc Viện nghiên cứu Kinh tế Unirule Institute (Unirule Institute of Economics, một viện nghiên cứu độc lập tại Trung Quốc) cho biết, quy định pháp luật của Trung Quốc đúng là không có quy định bằng văn bản cụ thể nào về vấn đề trợ cấp doanh nghiệp quốc hữu, nhưng Trung Quốc có rất nhiều việc trong thực tế không liên quan đến quy định pháp luật, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước trong đó.”

“Vấn đề là, pháp luật quy định quyền lợi của công dân, nhưng thực tế lại không được bảo hộ một cách thực sự. Pháp luật không có ưu đãi theo quy định, nhưng lại có thể có ưu đãi theo tình hình thực tế.”

Nhà Kinh tế học Trung Quốc Hạ Nghiệp Lương hiện đang sống ở Mỹ cho biết, Trung Quốc trợ cấp rất lớn và trường kỳ cho doanh nghiệp nhà nước, điều này hầu như ai cũng biết.

“Nhiều người cũng đã biết, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, Tập đoàn Hóa chất và Dầu khí Trung Quốc, Tổng công ty Viễn thông Trung Quốc, Công ty Viễn thông di động Trung Quốc, trong quá khứ đều hưởng trợ cấp lớn từ chính phủ. Còn có đường cao tốc, họ thực sự ngồi trên mặt đất để thu tiền, lợi nhuận lớn hơn rất nhiều so với số vốn bỏ ra, nhưng công ty đường cao tốc lại nói rằng hàng năm họ đều lỗ, và cần chính phủ trợ cấp. Vận tải đường sắt của Trung Quốc, vận chuyển hàng hóa, hành khách năm nào cũng lỗ, và được chính phủ trợ cấp. Đây đều là những chứng minh thực tế.”

Ông Thịnh Hồng cho rằng, nhiều năm qua, doanh nghiệp nhà nước ngoài được trợ cấp trực tiếp từ chính phủ, còn được hưởng các chính sách quan tâm đặc thù bằng các hình thức khác nữa. Ông lấy ví dụ: “Đất mà doanh nghiệp quốc hữu sử dụng đều là miễn phí, không phải nộp địa tô. Có công ty quốc hữu cá biệt niêm yết trên thị trường chứng khoán, họ lại coi đất đai đó là tài sản, phương pháp xử lý thông thường là định giá giá trị tài sản này bằng 0, hàm ý thực tế chính là họ sử dụng miễn phí đất thuộc sở hữu của nhà nước. Thực ra, đây là một kiểu trợ cấp của chính phủ.”

Ông Hạ Nghiệp Lương chỉ ra, về phương diện vay tiền ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước cũng được hưởng chiếu cố đặc biệt.

“Các ngân hàng không cho doanh nghiệp tư nhân vay tiền với lý do doanh nghiệp tư nhân không đủ điều kiện. Ngân hàng đều sẽ ưu tiên cho doanh nghiệp nhà nước lũng đoạn, cung cấp các khoản vay lớn, tạo thành rất nhiều nợ xấu, cuối cùng chỉ đành xóa nợ, hoặc là do doanh nghiệp tài sản quốc hữu mua tài sản xấu này, sau đó tiếp tục thông qua thủ đoạn hành chính để xóa nợ.”

Ông Mã Vĩnh Điền, từng là chủ một doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Trường Xuân tỉnh Cát Lâm hiện đang sống tại Mỹ nhận định, rất nhiều ngành nghề tại Trung Quốc là do doanh nghiệp nhà nước lũng đoạn, khiến doanh nghiệp tư nhân khó có thể bước vào được. “Rất nhiều dự án mà quốc gia định hướng, doanh nghiệp nhà nước có được mà doanh nghiệp tư nhân không thể nào có. Doanh nghiệp tư nhân đều là tự chủ tự lập đi tìm thị trường, còn doanh nghiệp quốc hữu có một phần thị trường là do nhà nước đưa cho.”

Tại buổi họp báo hôm 9/3, Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát và quản lý tài sản nhà nước Tiêu Á Khánh còn nói, năm nay là một năm quan trọng đối với cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách hỗn hợp là bước đột phá.

Ông Hạ Nghiệp Lương cho rằng, cải cách chế độ hỗn hợp các doanh nghiệp nhà nước, thực tế là để cho doanh nghiệp nhà nước nắm cổ phần doanh nghiệp tư nhân, cách làm này tương tự với vận động hợp doanh công ty tư nhân và nhà nước năm 1956, là cách làm xâm chiếm, xâm thực tài sản doanh nghiệp tư nhân một cách lộ liễu.

Theo RFA

Xem thêm: