Biến chủng Ấn Độ Delta tại Trung Quốc Đại Lục đang lây lan nhanh khiến tình hình dịch bệnh tại nước này cũng liên tục nóng lên. Trước sự tấn công của virus, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã lựa chọn biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt. Tuy nhiên, ông Trương Văn Hồng, chủ nhiệm khoa Bệnh truyền nhiễm Bệnh viện Hoa Sơn thuộc Đại học Phúc Đán Thượng Hải lại nhiều lần nhắc đến việc sẵn sàng “tồn tại cùng virus”. Điều này trở thành tiêu điểm của xung đột dư luận.

Van hong
Ông Trương Văn Hồng (Zhang Wenhong) – Chủ nhiệm Khoa Bệnh truyền nhiễm Bệnh viện Hoa Sơn thuộc Đại học Phúc Đán (Ảnh: chụp màn hình video)

Bấy lâu nay, chính quyền Trung Quốc Đại Lục áp dụng biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt, để theo đuổi “ca nhiễm mới bằng 0”, động một chút là phong tỏa tiểu khu, phong tỏa tòa nhà, phòng đường phố, ngừng kinh doanh sản xuất, một người nhiễm thì cả thành phố phải tiến hành xét nghiệm axit nucleic nhiều lần, nhưng vẫn không thể chặn được dịch bệnh lây lan. 

Gần đây, ông Trương Văn Hồng chỉ ra, Trung Quốc cần chuẩn bị sẵn sàng “tồn tại cùng virus trong thời gian dài”. Bởi vì ông cho rằng dịch bệnh sẽ không kết thúc trong ngắn hạn, có thể trong dài hạn vẫn chưa thể kết thúc, những phát ngôn này của ông đã liên tiếp bị truyền thông của ĐCSTQ công kích.

Tờ tạp chí Cầu Thị của ĐCSTQ gần đây đăng bài viết chỉ ra, dịch viêm phổi là một khảo nghiệm lớn liên quan đến “giá trị lập trường / quan điểm” của đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền ở một số nước phương Tây lại đặt kinh tế và lợi ích của chính đảng ở vị trí số một, vì để đảm bảo nguồn tiền, đảm bảo bầu cử, nên đã cổ súy dịch bệnh chẳng qua chỉ là “đại dịch cúm”, và không ngừng hạ thấp nguy cơ xảy ra dịch, dẫn đến dịch bệnh mất kiểm soát và tạo thành bi kịch.

Hồi đầu năm nay, ông Trương Văn Hồng khi được hỏi về việc sau khi tiêm liệu có tái nhiễm virus hay không, ông từng trả lời rằng “cho dù có nhiễm, cũng có thể chính là một đại dịch cúm, hoặc chỉ là dịch cúm nhỏ, có lẽ là cúm thông thường, cũng có thể là không triệu chứng.” Do đó, ngoại giới cho rằng bài viết của tạp chí Cầu Thị là có ý ngầm phê bình ý của ông Trương Văn Hồng.

Trước tạp chí Cầu Thị, tờ báo khác của ĐCSTQ là Nhân dân Nhật báo cũng đăng tải một bài viết của Cố vấn Hiệp hội Y tế kinh tế ĐCSTQ, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế ĐCSTQ Cao Cường, để đáp lại quan điểm “tồn tại lâu dài với virus” của ông Trương Văn Hồng. Ông Cao Cường chỉ thẳng “tồn tại cùng virus” tuyệt đối không thể được, bởi vì mối quan hệ giữa nhân loại và virus là quan hệ “một sống một còn”. 

Phân tích cho rằng ông Trương Văn Hồng bị bao vây công kích, là bởi vì ông đưa ra quan điểm “tồn tại cùng virus” đã xung đột với mục tiêu “xóa sổ chính trị” của hệ thống quan liêu của ĐCSTQ. 

Cựu bác sĩ ngoại khoa, nhà bình luận thời sự độc lập Hà Ngạn Tuyền phân tích với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ rằng: “Lời mà bác sĩ Trương Văn Hồng nói là lời của chuyên gia, căn cứ hiện trạng ‘virus đột biến’ và ‘vắc-xin chỉ có thể giảm nhẹ triệu chứng và không thể hoàn toàn bảo vệ’, để đưa ra phương án phòng dịch: Thứ nhất là phong tỏa ngăn chặn không có hiệu quả; thứ hai là vắc-xin có thể giảm nhẹ triệu chứng, giảm tỷ lệ tử vong.” 

Tuy nhiên, quan điểm “tồn tại cùng virus” bằng như nói ĐCSTQ nhấn mạnh “làm sạch ca nhiễm về 0” và “phòng ngừa nghiêm ngặt” là không có ý nghĩa, là “đúng đắn chính trị trên hết”, quan điểm của ông Trương Văn Hồng là biến tướng tuyên bố ĐCSTQ chống dịch thất bại, tiết lộ sự giả dối của ĐCSTQ, đây là điều mà chính quyền ĐCSTQ hoàn toàn không thể chấp nhận được. Xét từ góc độ này, quan điểm “tồn tại cùng virus” của ông Trương Văn Hồng là có ý “chống lại đảng”. Có lẽ bản thân ông Trương Văn Hồng không có suy nghĩ này, nhưng đối với ĐCSTQ mà nói, thì đây lại là ‘nguồn cơn tội lỗi’ không thể tha thứ. 

Đoan Mộc San, Vision Times

Xem thêm: