Ngày 17/4 tới đây, Indonesia sẽ tiến hành bầu trên cả nước, Tổng thống đương nhiệm Joko Widodo và ứng cử viên tranh cử Tổng thống thuộc phe đối lập Prabowo Subianto đang tranh luận gay gắt về vấn đề chính sách kinh tế đối với Trung Quốc; tình huống của Indonesia cũng giống một số nước như Malaysia, Maldives, tức là thái độ đối với Bắc Kinh trở thành chủ đề tranh luận trong bầu cử.

Embed from Getty Images

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Getty Images)

Kênh CNN đưa tin, 2 năm trước, để chúc mừng kế hoạch “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc, Tổng thống Joko Widodo và Chủ tịch Trung Quốc tập Cận Bình đã đứng sóng vai cùng chụp ảnh; tuy nhiên hiện nay, để tìm kiếm sự ủng hộ cho nhiệm kỳ Tổng thống tiếp theo, ông Joko Widodo phải giữ khoảng cách với Bắc Kinh, cũng như làm mờ nhạt tầm quan trọng của các kế hoạch tài trợ của Trung Quốc đối với Indonesia.

Ông Prabowo Subianto, ứng cử viên tham gia tranh cử Tổng thống Indonesia nói rằng, sau khi trúng cử sẽ đạt được “cam kết tốt hơn nữa” với Bắc Kinh, đồng thời sẽ thẩm định lại chính sách thương mại của chính phủ Jakarta với Trung Quốc.

Đối với Đông Nam Á và các nước khác, sự đầu tư của Trung Quốc và mối quan hệ với Trung Quốc mặc dù  không phải là hoàn toàn có hại, nhưng nó đều trở thành đề tài thảo luận khó xử trong cuộc bầu cử của các nước. Sự nghi hoặc đối với “Một vành đai, Một con đường” của nhiều nước Đông Nam Á ngày càng sâu sắc, có thể sẽ khiến cho những nước có tranh cãi về lãnh thổ quốc gia tạo thành mối quan hệ căng thẳng hơn với Trung Quốc; bên cạnh cuộc chiến thương mại với Mỹ, có lẽ Trung Quốc cũng đang tiếp tục mưu đoạt quyền lực trong khu vực.

Chuyên gia phân tích Anwita Basu của công ty Economist Intelligence Unit thuộc Tập đoàn Tập đoàn Economist (Anh Quốc) cho biết, “Những ngôn luận phản đối Trung Quốc trong thời gian diễn ra bầu cử tại Indonesia tiếp tục tăng cao”.

Anwita Basu nới với Kênh CNN qua thư điện tử rằng, nhiều chủ doanh nghiệp và doanh nhân trong cộng đồng người Hoa tại Indonesia chủ yếu là do nắm nhiều tài sản, nên từ lâu đã phải đối mặt với sự tức giận và kỳ thị của người khác, những vấn đề tranh luận này sẽ được tuyên truyền mạnh trong thời gian bầu cử năm nay, Prabowo Subianto sẽ dùng những điều này để chất vấn về mức độ trung thành đối với Indonesia của ông Joko Widodo.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia; trong 2 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại song phương 2 nước vượt quá 10,4 tỉ USD.

Trong thời gian ông Joko Widodo giữ chức Tổng thống, Indonesia đã tham gia vào vào Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và “Một vành đai, Một con đường”, đều do Trung Quốc đứng đầu. Tuy nhiên, kế hoạch “Một vành đai, Một con đường” gần đây bị ngày càng nhiều nước lên án, giới quan sát cho rằng kế hoạch này khiến cho các nước nghèo phải gánh khoản nợ khổng lồ khó có khả năng trả được, trong khi những dự án liên quan thuộc kế hoạch này lại có lợi cho Bắc Kinh.

Sự đầu tư và sức ảnh hưởng của Trung Quốc đã phát huy tác dụng đối với cuộc bầu cử năm ngoái của Malaysia. Mặc dù Trung Quốc không phải là nhân tố chính thúc đẩy giúp ông Mahathir Mohamad trúng cử Thủ tướng vào tháng 5 năm ngoái, nhưng sau khi vị Thủ tướng 93 tuổi này trúng cử, ông đã có những chính sách cứng rắn với Trung Quốc.

Năm ngoái, ông Ibrahim Mohamed Solih, cũng đã chiến thắng người tiền nhiệm thân Trung Quốc là cựu Tổng thống Abdulla Yameen để trở thành Tổng thống mới của Maldives; sau đó, mối quan hệ thân mật của cựu Tổng thống Abdulla Yameen với Bắc Kinh tiếp tục bị chỉ trích.

Đối với các nước khác, như Myanmar, nước này cũng vì lo ngại nợ nần nên đã phải giảm nhiều dự án thuộc “Một vành đai, Một con đường”.

Indonesia và Malaysia đều có tranh chấp về lãnh thổ với Trung Quốc. Tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã chủ trì lễ khai trương căn cứ quân sự ở quần đảo Natuna thuộc phía nam của Biển Đông. Malaysia cũng quan ngại về việc Trung Quốc đòi chủ quyền trên Biển Đông.

Trong vấn đề đối đãi với người Duy Ngô Nhĩ và trấn áp tương đối toàn diện đối với đạo Hồi tại Tân Cương, hai quốc gia có người theo đạo Hồi chiếm đa số này cũng đối mặt với áp lực tăng cao, khiến họ phải đối kháng lại chính quyền Trung Quốc.

Song song với việc nghĩ cách ngăn chặn nước Mỹ ngày càng đối đầu với mình, Trung Quốc cũng đồng thời phát hiện phương pháp truyền thống đấu tranh cho tình bang giao tại châu Á liên tiếp mất tác dụng. Hiện tại Trung Quốc đang tiến gần tới địa vị siêu cường, nhưng sức ảnh hưởng và quyền lực của Trung Quốc có thể lại là bất lợi cho chính họ.

Theo CNA

Xem thêm: