Trong cuộc họp báo ngày 17/2, cơ quan chức năng Trung Quốc nhấn mạnh, ‘viêm phổi Vũ Hán’ (COVID-19) “có thể phòng chống, có thể điều trị”. Bên cạnh đó, truyền thông bên trong Trung Quốc cũng xuất hiện nhiều tin tức ‘kỳ lạ’.

054106015E4A8308000001565E02241E
Bà Quách Yến Hồng, chuyên viên giám sát Cục Quản lý hành chính Y tế thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (Ảnh cắt từ video)

Quốc vụ viện Trung Quốc: Viêm phổi COVID-19 “có thể phòng chống, có thể điều trị”

Ngày 17/2, Quốc vụ viện Trung Quốc tổ chức cuộc họp báo cơ chế phòng và kiểm soát dịch bệnh liên hợp, buổi họp báo đã giới thiệu về tình hình tiến triển trong công tác điều trị viêm phổi COVID-19. Bà Quách Yến Hồng, chuyên viên giám sát Cục Quản lý hành chính Y tế thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết, viêm phổi COVID-19 mặc dù do một loại virus lây truyền mới, nhưng nó “có thể phòng, có thể trị”.

Bà Quách Yến Hồng nói, số liệu chính thức tính đến ngày 16/2, số bệnh nhân viêm phổi COVID-19 được điều trị xuất viện là hơn 10.000 người, số người chẩn đoán xác nhận lây nhiễm mới cũng giảm từ ngày 13/2. Đồng thời bà còn nhấn mạnh, khoảng 90% người lây nhiễm ‘viêm phổi Vũ Hán’ là triệu chứng nhẹ, khoảng 10% là triệu chứng nặng và nguy kịch.

Cách nói này của bà Quách Yến Hồng gợi nhớ đến vào tháng Một năm nay, nhóm chuyên gia điều trị y tế quốc gia Trung Quốc, Bác sĩ Vương Quảng Phát – Chủ nhiệm khoa Bệnh Hô hấp và Trị liệu Nghiêm trọng thuộc Bệnh viện số 1 Đại học Y Bắc Kinh từng phát biểu trên Nhân dân Nhật báo, nói rằng dịch bệnh “có thể phòng chống, có thể kiểm soát”, nhưng kết quả sau đó dịch bệnh bùng phát quy mô lớn.

Các nơi liên tiếp có người “để lại 10.000 tệ rồi bỏ đi”

Trong lúc dịch bệnh viêm phổi COVID-19 đang lây lan khắp Trung Quốc, xuất hiện một số tin tức ‘kỳ lạ’ như sau:

Ngày 16/2, trên Baidu khi tìm kiếm từ khóa “bỏ lại 10.000 tệ rồi đi”, có thể phát hiện, ngày 5/2, Đài Tiếng nói Trung Quốc đưa tin “Toại Châu tỉnh Giang Tây: Người vô danh để lại 10.000 tệ rồi bỏ đi”; ngày 12/2, tờ Báo Sáng Tiêu Tương đưa tin, “Một người ở Trường Sa tỉnh Hồ Nam bỏ lại 10.000 tệ và câu ‘quyên khẩu trang’ rồi rời đi”; tờ Báo Chiều Tiền Giang hôm 13/2 có bài “Một người phụ nữ áo đen ở Ninh Ba để lại 10.000 tệ ở đồn cảnh sát rồi rời đi, cảm ơn cô”; trang tin WangYi có bài “Một người đàn ông đến đồn cảnh sát để lại 10.000 tệ, nói rằng ‘Giúp tôi đưa cho người Vũ Hán’ rồi bỏ đi”, v.v.

Baidu
Sau khi dịch viêm phổi COVID-19 bùng phát, các nơi ở Trung Quốc đều xuất hiện “tin tức” có người “bỏ lại tiền rồi rời đi” khiến dư luận bàn tán (Ảnh từ internet)

Nếu tiếp tục tìm kiếm trên Baidu, có thể phát hiện, “tin tức” có người dân vứt lại 50.000 tệ, hoặc là học sinh tiểu học để lại 1.000 tệ rồi bỏ đi, tình tiết đều rất tương tự nhau.

Trước những “tin tức” này của Trung Quốc, cư dân mạng bày tỏ nghi ngờ đồng thời nói một cách châm chọc , “Tất cả các nơi đều diễn tiết mục kỳ quặc này”, “Văn phòng huyện ủy đều có thể lao vào, đúng là siêu nhân”. 

Ngoài ra, ngày 15/2, Weibo “Mạng Tin Tức Trung Quốc” của Dịch vụ Tin tức Trung Quốc (CNS) đã đăng một bài viết có tiêu đề “Dòng chữ khổng lồ Trung Quốc cố lên viết trên tuyết ở Vũ Hán”, còn đặc biệt nói rõ là phóng viên CNS Trương Sướng chụp.

Tuy nhiên, cư dân mạng tìm kiếm chứng cứ lại phát hiện, bức ảnh chụp dòng chữ lớn “Trung Quốc giơ nắm tay cố lên” viết trên tuyết này, được trang blog “Duy Phường Hôm Nay” ở tỉnh Sơn Đông đăng vào lúc 9 giờ tối, địa điểm bức ảnh này là thành phố Thọ Quang tỉnh Sơn Đông chứ không phải ở Vũ Hán.

p1581994938 17579.jpg b
Bức ảnh chụp dòng chữ lớn “Trung Quốc giơ nắm tay cố lên”

Ngày 16/2, tờ “Hoa Thương Hán Trung”, bản phát hành tại thành phố Hán Trung của tờ “Báo Hoa Thương” (một tờ báo lớn tại Thiểm Tây) có đăng trên trang nhất bài “Con chào đời chưa đầy 20 ngày, cô đã chủ động xin ra tuyến đầu chống dịch …”, bài viết nói, y tá Vương Huệ thuộc khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Tây Kinh, đã từ biệt ‘con trai song sinh mới chào đời chưa đến 20 ngày’ vào ngày mùng Một Tết để trở lại vị trí công tác. Kết quả khi con tỉnh dậy nhớ đến mẹ, đã hỏi bố rằng “Sao mẹ lại đi rồi?”. Sau đó tờ báo đã lên tiếng xin lỗi, thanh minh rằng do làm việc vội vàng nên xảy ra sai sót. Dưới đây là Tweet chụp ảnh bài báo nói con mới sinh chưa đến 20 ngày đã hỏi một câu ngây thơ “Sao mẹ lại đi rồi?”

Trí Đạt