Quốc vụ viện Trung Quốc lần đầu tiên tổ chức cuộc họp báo về vấn đề Hồng Kông hôm 29/7, trong cuộc họp báo này, người phát ngôn Văn phòng Sự vụ Hồng Kông và Macau lên tiếng ủng hộ Trưởng đặc khu hành chính Lâm Trịnh Nguyệt Nga, ủng hộ cảnh sát, đồng thời cũng né tránh nhiều câu hỏi được phóng viên đưa ra. Có bình luận cho rằng, lập trường cứng rắn của Bắc Kinh chỉ có thể làm tăng thêm mâu thuẫn giữa người dân Hồng Kông và đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Embed from Getty Images

Văn phòng Sự vụ Hồng Kông và Macau thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc tổ chức họp báo về vấn đề Hồng Kông. Người phát ngôn Dương Quang (giữa) và người phát ngôn Từ Lộ Dĩnh (phải). Ảnh từ Getty Images.

Quốc vụ viện: Ủng hộ Lâm Trịnh Nguyệt Nga, ủng hộ cảnh sát

3 giờ chiều ngày 29/7, Văn phòng Sự vụ Hồng Kông và Macau thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc lần đầu tiên tổ chức họp báo về vấn đề Hồng Kông. Người phát ngôn Văn phòng Sự vụ Hồng Kông và Macau Dương Quang (Yang Guang) đi đầu phê bình, nói rằng hoạt động phản đối dự luật dẫn độ hơn một tháng qua đã gây ra “ảnh hưởng nghiêm trọng” đến tình hình chính trị, trật tự xã hội, kinh tế và hình ảnh quốc tế của Hồng Kông. 

Dương Quang còn đưa ra 3 tuyên bố về tình hình Hồng Kông: Hy vọng nhân sĩ các giới tại Hồng Kông phản đối và ngăn chặn bạo lực; Hy vọng nhân sĩ các giới trong xã hội Hồng Kông kiên quyết bảo vệ nền pháp trị; Hy vọng xã hội Hồng Kông sớm bước ra khỏi phân tranh chính trị, tập trung sức lực phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của người dân. 

Đồng thời, Dương Quang còn nhất mạnh “4 kiên trì”: Chính phủ Trung ương mạnh mẽ ủng hộ Lâm Trịnh Nguyệt Nga; kiên quyết ủng hộ cảnh sát Hồng Kông; kiên quyết ủng hộ các cơ quan liên quan và cơ quan tư pháp của chính phủ Đặc khu; kiên quyết ủng hộ “nhân sĩ yêu nước yêu Hồng Kông” ngăn chặn các hành động phá hoại pháp trị của Hồng Kông. Đồng thời cũng thể hiện sự ngưỡng mộ đối với cảnh sát Hồng Kông. 

Người phát ngôn Trung ương ĐCSTQ né tránh câu hỏi nhạy cảm

Trong cuộc họp báo, Dương Quang tái khẳng định tầm quan trọng của “một quốc gia hai chế độ”, tuyệt đối không cho phép hành vi nguy hại đến an ninh chủ quyền quốc gia, tuyệt đối không cho phép thách thức quyền lực của Trung ương và luật cơ bản của Hồng Kông. Tuy nhiên, khi phóng viên tại cuộc họp báo hỏi Dương Quang và Từ Lộ Dĩnh (một người phát ngôn khác), thì họ lại trả lời một cách né tránh, thậm chí không đếm xỉa. 

Ví dụ: Phóng viên của Đài TVB Hồng Kông hỏi về sự kiện tấn công người biểu tình ở Yuen Long, nhưng bị người phát ngôn phớt lờ không đếm xỉa; phóng viên của CNN hỏi về việc trong tình huống như thế nào thì quân đội của ĐCSTQ đồn trú tại Hồng Kông được can dự vào xung đột phản đối dự luật dẫn độ, Dương Quang đã không đưa ra câu trả lời rõ ràng, chỉ nói, “trong luật cơ bản có quy định rõ ràng, không nói nhiều nữa, bạn có thể tra lại xem”. 

Theo điều 14 “Luật cơ bản Hồng Kông”, khi cần thiết, Đặc khu hành chính Hồng Kông có thể yêu cầu quân đội chính phủ Trung ương đồn trú tại Hồng Kông trợ giúp duy trì trật tự trị an và cứu trợ thiên tai.

Điều 18 trong “Luật cơ bản” có nhắc đến việc, nếu xuất hiện bạo loạn mà chính phủ Hồng Kông không thể kiểm soát và nguy hại đến thống nhất quốc gia hoặc an ninh quốc gia, Uỷ ban Thường vụ Nhân đại (quốc hội Trung Quốc) có quyền tuyên bố Hồng Kông chuyển sang tình trạng khẩn cấp, do Trung ương ban lệnh thực thi pháp luật mang tính toàn quốc tại Hồng Kông. 

Đối với nhiều vấn đề như sự kiện phản đối dự luật dẫn độ có ảnh hưởng đến ngành tài chính Hồng Kông hay không, và ảnh hưởng tới việc phát triển ngành tài chính của Hồng Kông trong tương lai ra sao, Hồng Kông liệu có lựa chọn biện pháp thay đổi phương thức bầu cử để hoà hoãn áp lực hiện nay hay không, người phát ngôn Văn phòng Sự vụ Hồng Kông và Macau lại trả lời vòng vo né tránh vấn đề chính. 

Người phát ngôn Văn phòng Sự vụ Hồng Kông và Macau Từ Lộ Dĩnh (Xu Luying) cho biết, mặc dù Hiệp hội quản lý bán lẻ Hồng Kông chỉ ra doanh số bán lẻ có giảm rõ rệt,  ngành du lịch cũng nói rằng gần đây các đoàn du lịch Đông Nam Á đến Hồng Kông có giảm, nhưng hiện tại ảnh hưởng đối với lĩnh vực tài chính vẫn chưa rõ ràng.

Còn về việc liệu có thay đổi phương thức bầu cử tại Hồng Kông hay không, Từ Lộ Dĩnh nói, phương thức bầu cử tại Hồng Kông là do luật cơ bản và các luật pháp liên quan của Đặc khu hành chính Hồng Kông quy định, dù là hiện tại hay tương lai, đều chiểu theo quy định pháp luật để phát triển một cách tuần tự thích hợp với chế độ dân chủ thực tế của Hồng Kông, về điểm này, lập trường của Bắc Kinh trước sau như một. 

Đài BBC đưa tin, phân tích của giảng viên Đại học Giáo dục Hồng Kông cho rằng, “Đầu tiên, chính phủ Bắc Kinh tiếp tục nhấn mạnh rằng người Hồng Kông cai trị Hồng Kông, nếu Bắc Kinh hạ lệnh quản chế thì sẽ bất lợi cho hình tượng Bắc Kinh. Tiếp theo là chiến tranh thương mại vẫn đang diễn ra, quốc tế lại đang chú ý đến Hồng Kông, hình tượng và lợi ích trên quốc tế của Trung Quốc bị xung kích, Trung ương sẽ không muốn trong thời kỳ nhạy cảm này lại cho toàn thế giới thấy được họ sẽ điều động Giải phóng quân đến cai trị Hồng Kông.”

Cuộc họp báo khiến nhiều người thất vọng, Hoàng Chi Phong đưa ra “4 kiên trì” của người Hồng Kông

Sau cuộc họp báo của Quốc vụ viện Trung Quốc, người triệu tập Mặt trận nhân dân về Nhân quyền Sầm Tử Kiệt (Jimmy Shum) chia sẻ với CNN rằng, cuộc họp báo này khiến người ta thất vọng. “Là một cơ quan có quyền sa thải bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, Văn phòng Sự vụ Hồng Kông và Macau đã không để cho bà ta từ chức. Cuộc họp báo này đã lãng phí 40 phút của người dân Hồng Kông.”

Tổng Thư ký đảng Demosisto Hồng Kông Hoàng Chi Phong chia sẻ trên Facebook rằng, Văn phòng Sự vụ Hồng Kông và Macau nói “Kiên quyết ủng hộ Lâm Trịnh Nguyệt Nga, kiên quyết ủng hộ cảnh sát, kiên quyết ủng hộ cơ quan tư pháp, kiên quyết ủng hộ nhân sĩ yêu nước yêu Hồng Kông”, vậy thì người dân Hồng Kông cũng có “4 kiên trì”, đó chính là “kiên trì yêu cầu Lâm Trịnh Nguyệt Nga rút lại dự luật xấu và định tính cuộc phản đối dự luật là bạo động, kiên trì yêu cầu thành lập điều tra độc lập, kiên trì yêu cầu dừng bắt bớ và truy tố, kiên trì yêu cầu thực hiện bầu cử dân chủ.”

BBC phân tích, cuộc họp báo lần này chẳng qua chỉ là tái khẳng định lại quan điểm chính thức của ĐCSTQ trước đó được tuyên bố trên truyền thông nhà nước, do đó, mặc dù đây cuộc họp báo này là một “hình thức mới”, nhưng vẫn là “thái độ cũ” của ĐCSTQ.

Tuần thứ 8 liên tiếp phản đối dự luật dẫn độ, người dân Đại lục “vượt tường” ủng hộ

Người biểu tình kháng nghị phản đối dự luật dẫn độ tiếp tục bước sang tuần thứ 8 liên tiếp, đầu tiên là cuộc biểu tình của khoảng gần 290.000 người hôm 27/7 đã bị cảnh sát dùng vũ lực xua đuổi giải tán, nhiều người bị thương; sau đó là vào tối ngày 28/7, cảnh sát dùng lựu đạn hơi cay, súng đạn cao su để giải tán người biểu tình, có ít nhất 16 người bị thương phải đưa vào viện điều trị. 

Về việc người dân Hồng Kông chống lại dự luật “Luật dẫn độ” sửa đổi của chính phủ Hồng Kông, ngăn chặn hành vi thống nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc, không ít cư dân mạng tại Trung Quốc Đại lục đã “vượt tường” để biểu thị ủng hộ.

Cư dân mạng Đại lục để lại bình luận nói, “Người Hồng Kông thật giỏi!”, “Có các bạn, nền dân chủ của Trung Quốc có hy vọng. Người Hồng Kông các bạn có 1,3 tỉ đồng bào ủng hộ các bạn, các bạn không cô đơn. Cô đơn chỉ có thể là ĐCSTQ tà ác.”, “ĐCSTQ là một đám xã hội đen lớn nhất đang làm loạn Hồng Kông”. 

Cũng có cư dân Đại Lục nói, “Người dân Hồng Kông kiên trì giữ chính nghĩa, đấu tranh cho dân chủ tự do, không sợ cường bạo, thật đáng khâm phục, là lá cờ, là tấm gương của dân chúng Đại lục, người dân toàn quốc đều có sự kiên trì này thì Trung Quốc nhất định có hy vọng. ĐCSTQ chắc chắn diệt vong!”

Trí Đạt

Xem thêm: