Bộ phận quản lý doanh nghiệp của Tập đoàn Toshiba Nhật Bản tại Đại Liên, Trung Quốc thông báo rằng ngày 30/9 sẽ đóng cửa nhà máy. Nhà máy Toshiba Đại Liên sẽ cho hơn 1000 nhân viên nghỉ việc. Ngoài ra, nhà máy đóng tàu của Samsung tại Ninh Ba quyết định đóng cửa khiến cho hàng ngàn nhân viên kháng nghị, yêu cầu có được mức bồi thường hợp lý.

p3006471a90062544 ss
Nhà máy đóng tàu Samsung Ninh Ba đóng cửa, hàng nghìn nhân viên kháng nghị yêu cầu bồi thường hợp lý. (Ảnh từ weibo).

Theo nhiều kênh truyền thông Trung Quốc Đại Lục đưa tin dẫn lời của một nhân viên có gần 20 năm công tác tại nhà máy Toshiba Đại Liên cho biết, ngày 13/8, người phụ trách của nhà máy Toshiba Đại Liên đã triệu tập một đại hội với khoảng 1000 người tham gia, và tuyên bố ngày 30/8 sẽ đóng cửa nhà máy đồng thời công bố phương án cho nhân viên thôi việc.

Động thái lần này của Toshiba là tiếp sau đợt đóng cửa nhà máy sản xuất Tivi tại Đại Liên hồi năm 2013.

m0914 ql1p2
Nhà máy tại Đại Liên của Toshiba Nhật Bản tuyên bố đóng cửa vào cuối tháng 9. (Ảnh từ internet).

Chi phí lao động của doanh nghiệp tăng cao

Học giả tài chính Tư Lệnh cho rằng, một nhân tố khiến Toshiba rút doanh nghiệp khỏi Trung Quốc Đại Lục đó là chi phí kinh doanh tăng cao.

Ông nói: “Vấn đề môi trường kinh doanh tại Trung Quốc của Toshiba. Rất nhiều doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, còn có cả chính doanh nghiệp quốc hữu Trung Quốc, doanh nghiệp tư nhân đều nhận thấy chi phí lao động tăng cao, đã đến mức khiến người ta kinh ngạc. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc động một cái là nói miệng hoan nghênh doanh nghiệp Nhật Bản và châu Âu, nhưng thực tế rất nhiều chính sách lại rất không thân thiện.”

Theo một nhân viên trong nhà máy Toshiba Đại Liên tiết lộ, lương công nhân mỗi tháng khoảng 3.000 tệ (khoảng 11 triệu đồng), do hiệu quả kinh tế của nhà máy kém, nên phía nhà đầu tư quyết định đóng cửa, phương án cho nghỉ việc cụ thể vẫn chưa phải là phương án cuối cùng.

Công ty trách nhiệm hữu hạn Toshiba Đại Liên được thành lập năm 1991, đã có 30 năm lịch sử tại Trung Quốc.

Ngoài ra còn có thông tin nói rằng Tập đoàn Toshiba sẽ đóng cửa 33 nhà máy và tổ chức nghiên cứu tại 24 thành phố ở Trung Quốc vào cuối tháng 12 năm nay. Trong đó, cơ quan nghiên cứu và sản xuất thành phần linh kiện chính xác sẽ chuyển về Nhật Bản, còn dây chuyền sản xuất đồ điện sẽ chuyển đến Việt Nam để tiếp tục hoạt động.

m0914 ql1p3
Nhà máy Toshiba Đại Liên thông báo việc cho nhân nghỉ việc. (Ảnh từ internet).

Ngoài ra, Nhà máy đóng tàu Samsung Ninh Ba thuộc Tập đoàn Samsung Hàn Quốc cũng quyết định đóng cửa. Hàng ngàn nhân viên của nhà máy này không đồng ý với phương án bồi thường của công ty, nên ngày 9/9 đã căng biểu ngữ và tuần hành để kháng nghị. Nhiều hình ảnh tại hiện trường cho thấy, nhân viên của nhà máy tập trung bên trong, trên tay họ giơ các biểu ngữ viết “Samsung là nhà tôi, tôi cần việc làm! Tôi cần nuôi gia đình!”, “Samsung qua cầu rút ván, không quan tâm đến đời sống công nhân”, v.v, để kháng nghị việc đóng cửa nhà máy.

Trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do (RFA) hôm 14/9, ông Quý Phong (Ji Feng), một học giả độc lập tại Bắc Kinh, cho biết, dưới ảnh hưởng của môi trường chính trị và kinh tế tại Trung Quốc, các công ty xuyên quốc gia liên tiếp quyết định rút lui khỏi Trung Quốc.

Ông Quý Phong nói: “Toshiba và Samsung có lẽ sẽ rút lui hoàn toàn vào cuối năm. Hiện giờ cần chia làm vài phương diện để xét, một là môi trường kinh tế hiện hữu của Trung Quốc không quá tốt, bao gồm môi trường kinh tế đang tồi tệ hơn, từ những công ty nước ngoài về lĩnh vực internet và lĩnh vực giáo dục có thể thấy, họ lo lắng rằng biết đâu ngày mai tai họ sẽ rơi vào đầu họ.”

Ông Quý Phong nói, Chính phủ các nước Nhật, Mỹ khuyến khích doanh nghiệp tại Trung Quốc trở về nước, nên cũng đẩy nhanh tốc độ đầu nhà tư nước ngoài rút lui.

m0914 ql1p4
Nhân viên Samsung phê bình chính sách “chọn lồng đổi chim” của chính quyền, và cũng chỉ trích Samsung “qua cầu rút ván”. (Ảnh từ internet).

Theo một thông cáo được lan truyền trên mạng, tầng quản lý của phía Samsung giải thích rằng nhà máy đóng tàu đóng cửa là vì dịch bệnh khiến cho đơn hàng giảm mạnh, sau khi áp dụng nhiều biện pháp [cứu vãn] nhưng không hiệu quả, chỉ còn cách giải tán công ty trước. Lần này Samsung chuyển dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc là nối tiếp sau việc Samsung rút nhà máy điện thoại khỏi Thâm Quyến, Huệ Châu, và cả nhà máy sản xuất Tivi duy nhất ở Trung Quốc nằm tại Thiên Tân.

Tư liệu công khai cho thấy, Công ty Công nghiệp nặng Samsung Ninh Ba là nhà máy đóng tàu và dỡ tàu số 1 của Samsung tại Trung Quốc, công ty được thành lập tháng 12/1995, tổng vốn đầu tư đăng ký khi đó là 250 triệu đô la Mỹ, hiện tại có hơn 4.500 nhân viên.

Theo Kiều Long, Trình Văn / RFA

Xem thêm: