25 năm sau khi Hồng Kông được bàn giao chủ quyền về cho Trung Quốc (1997), sự đảm bảo cho “một quốc gia, hai hệ chế độ” và cái gọi là quyền tự trị đã tan thành mây khói như một giấc mơ.

Bieu tinh Hong Kong 24.5
Ngày 25/4/2020, người dân Hồng Kông xuống đường phản đối “Luật An ninh Quốc gia”. (Ảnh: Adrian/Khán Trung Quốc)

Quân át chủ bài tự do ngày trước

Một bài điều tra dài trên trang Le Monde nhắc lại bối cảnh tự do trước đây của Hồng Kông: Mặc dù các trình tự dân chủ không hoàn thiện, nhưng Hồng Kông luôn là khu vực duy nhất của Trung Quốc được hưởng chế độ pháp quyền mạnh mẽ, được duy trì bởi một cơ quan tư pháp độc lập bao gồm các thẩm phán địa phương và nước ngoài, các phe chính trị đối lập năng động và đa dạng; tự do tôn giáo, kể cả Pháp Luân Công bị Bắc Kinh cấm vẫn có thể tồn tại ở Hồng Kông; tự do báo chí, internet không bị kiểm soát, có các trường đại học nổi tiếng quốc tế, và một biên giới đặc biệt rộng mở với thế giới bên ngoài.

chiem giu cao toc trong cach mang o du 2014
Người biểu tình chiếm giữ đường cao tốc năm 2014 tại Hồng Kông (Ảnh: wikipedia)

Hồng Kông có rất nhiều con át chủ bài, có thể giúp duy trì vị trí dẫn đầu danh sách “các nền kinh tế tự do nhất” (năm 2019) trong 25 năm liên tiếp. Theo quy trình trở quay trở về với Trung Quốc của cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Đặng Tiểu Bình và cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, con át chủ bài của Hồng Kông sẽ kéo dài đến năm 2047. Ông Đặng Tiểu Bình đã hứa rằng Hồng Kông sẽ thực hiện “một quốc gia, hai chế độ”, và chế độ chủ nghĩa tư bản của Hồng Kông sẽ không thay đổi trong 50 năm. Ông Đặng Tiểu Bình thậm chí còn nói thêm rằng không có lý do gì để thay đổi sau 50 năm.

Tuy nhiên ngày nay, khó có thể nhận ra Hồng Kông được nữa. Trong vòng chưa đầy 3 năm, Hồng Kông đã đánh mất hầu hết bản sắc độc đáo của mình: tự do, tự chủ, được đảm bảo bởi Luật Cơ bản, và chế độ chủ nghĩa tư bản không thay đổi trong suốt 50 năm.

cb07421737fcb441
Ngày 6/9/2020, cảnh sát chống bạo động chặn lượng lớn người dân và phóng viên trên phố Soy ở MongKok (Ảnh: Song Bilong / Epoch Times).

Mất tự do, hiện trạng đáng sợ

Bài viết tiếp tục chỉ ra những sự thật mà cả thế giới đều chứng kiến:

Năm 2022, cũng là thời điểm vừa qua nửa chặng đường “50 năm không thay đổi”, nhưng Hồng Kông đã trải qua những thay đổi quá lớn. Cảm giác tự do không kiêng kỵ gì đã nhường chỗ cho một nỗi sợ hãi tiềm tàng. Ở nơi công cộng, nơi làm việc, trên mạng xã hội và thậm chí ở nơi riêng tư, mọi lời nói và mọi cử chỉ đều phải cân nhắc, việc tố giác, tố cáo đôi khi thâm nhập vào trong nội bộ gia đình. Giới quan sát đặt câu hỏi liệu Hồng Kông có đang trở thành một thành phố giống như Trung Quốc Đại Lục hay không. Những người lạc quan nhất tin rằng đây không phải là lần đầu tiên Hồng Kông phải đối mặt với thử thách sinh tử, sự ngoan cường và năng lực phục hồi huyền thoại của nó đã được thử nghiệm qua nhiều cuộc khủng hoảng sinh tồn.

canh sat Hong Kong bat nguoi bieu tinh
Quốc hội Trung Quốc thúc đẩy Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông, gây phản ứng mạnh mẽ từ người dân Hồng Kông. (Yu Gang/Epoch Times).

Đối mặt với Hồng Kông ngày nay, thật khó để tin chỉ 3 năm trước, vào tháng 6/2019, phong trào chống Chính phủ mạnh mẽ nhất đã nổ ra tại đây tính từ khi trao trả chủ quyền. Bất chấp lệnh cấm của cảnh sát, hàng trăm ngàn người Hồng Kông đã xuống đường để kháng nghị việc sửa đổi Dự luật Dẫn độ. Bởi vì họ ý thức được rằng đây là thủ đoạn của chính quyền đe dọa đến nền độc lập pháp trị của Hồng Kông. Trước áp lực từ công chúng, chính quyền cuối cùng đã từ bỏ việc sửa đổi dự luật. Sau đó, phe dân chủ đã giành được thắng lợi lớn mang tính lịch sử trong cuộc bầu cử địa phương vào tháng 11.

Ngày nay, hầu hết các nhà lãnh đạo ủng hộ dân chủ đã bị bỏ tù vì tổ chức hoặc tham gia các cuộc bầu cử sơ bộ để chuẩn bị cho cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp mùa thu năm 2020. Chính quyền đã lấy lý do dịch bệnh để trì hoãn cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp, để Bắc Kinh rảnh tay đưa ra luật bầu cử mới, ngăn cản các nhà dân chủ tham gia vào bất kỳ cuộc bầu cử nào với nhiều lý do.

Nghệ sĩ Hồng Kông Hoàng Quốc Tài (Kacey Wong), người đã trốn sang Đài Loan, nói với tờ Le Monde: “Một người bạn tốt của tôi vừa mới ra tù và tôi nói với anh ấy, ‘Bạn ra tù, điều đó tốt, nhưng bạn đang ở một nhà tù khác, lớn hơn’, bởi vì ngày nay Hồng Kông đã trở thành nhà tù cho tất cả cư dân.”

Từ “thành phố tị nạn” đến nhân tài rời bỏ

Vậy đâu là lối thoát cho người Hồng Kông ngày nay? Bài viết nói rằng Hồng Kông từng được biết đến như một thành phố tị nạn, từng là thành phố lánh nạn của hàng ngàn gia đình Trung Quốc chạy trốn khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sau năm 1949. Tuy nhiên, kể từ năm 2020, thành phố này đã trở thành điểm xuất phát, nhiều người mang theo nỗi lo lắng sẽ không bao giờ trở lại cố hương khi rời khỏi Hồng Kông. Lựa chọn hàng đầu của họ là đến Vương quốc Anh, tiếp theo là Canada, Úc, Bồ Đào Nha hoặc Mỹ. Những “người bạn của nền dân chủ” này cũng đã nhận được lời mời công khai từ Đài Loan.

La Quán Thông
(Nguồn: Facebook La Quán Thông)

‘Rời khỏi Hồng Kông’ đã trở thành chủ đề được giới trẻ bàn tán nhiều nhất trên mạng xã hội. Ngày nay không như trước đây. Chỉ chưa đầy 2 tuần trước khi Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc thông qua phiên bản Hồng Kông của Luật An ninh Quốc gia vào ngày 30/6/2020, đồng nghĩa khai tử tự do và các quyền công dân cơ bản của Hồng Kông, người sáng lập Đảng Demosistō La Quán Thông (được bầu làm nghị sĩ Hội đồng lập pháp năm 2016, khi đó 23 tuổi) đã tuyên bố lưu vong ở London. Sau đó, những người bạn đồng hành của anh là Hoàng Chi Phong, Chu Đình đã bị kết án vì vai trò của họ trong các cuộc biểu tình chống Dự luật Dẫn độ. Cựu Nghị sĩ đảng Dân chủ Hứa Tri Phong (Ted Hui Chi-fung) đã trốn sang Úc vào năm 2021, và cựu Phó chủ tịch Đảng Lao động kiêm Nghị sĩ Hội đồng Lập Pháp Hồng Kông Trương Siêu Hùng (Fernando Cheung Chiu-hung) đã đến Canada vào tháng 5/2022, sau 3 tuần bị giam cầm. Ông Chung Kiếm Hoa (Chung Kim-wah), phó chủ tịch kiêm học giả của Viện Nghiên cứu Dư luận Hồng Kông, do biểu đạt rằng nhiều người Hồng Kông mất cảm giác an toàn, nên đột ngột không từ mà biệt vào tháng 4/2022. Trước khi lên máy bay, ông đã đăng một tin nhắn trên Facebook: “Bây giờ, tôi không còn phải lo lắng về việc bị ảnh hưởng bởi những lằn ranh đỏ luôn thay đổi để nhắm trúng vào mục tiêu.”

Họa sĩ hoạt hình Hồng Kông A Từ (Ah To) cũng tuyên bố chia tay trên mạng xã hội, anh tiết lộ “sự tra tấn tinh thần to lớn” không thể chịu đựng được. Các giáo viên Hồng Kông đang chịu áp lực chính trị căng thẳng do địa vị đặc biệt của họ có ảnh hưởng đến học sinh sinh viên, và họ đặc biệt dễ từ chức và ra đi. Công đoàn giáo viên chuyên nghiệp (PTU) lớn nhất Hồng Kông tự giải thể vào tháng 8/2021, sau khi bị các phương tiện truyền thông tuyên truyền của Trung Quốc (ĐCSTQ) gán nhãn là “khối u ác tính”. Rời khỏi Hồng Kông cũng là quyết định của nhiều thường trú nhân phương Tây: luật sư, nhà báo, bác sĩ, doanh nhân giàu có hay chủ ngân hàng, những người đã coi Hồng Kông là quê hương hàng mấy chục năm qua, ít nhiều cũng đã chuẩn bị xong hành lý… Cuối tháng Ba, 2 thẩm phán Anh đã từ chức tại Tối cao Hình sự Pháp viện, Chung thẩm Pháp viện, để phản đối một chính phủ “đi chệch khỏi các giá trị quan tự do chính trị và tự do ngôn luận”.

Chu Dinh bi bat
Chu Đình bị cảnh sát đưa đi tối ngày 10/8/2020. (Ảnh: Facebook Chu Đình)

Luật An ninh Quốc gia biến Hồng Kông thành một xã hội khủng bố

Hai năm sau khi thực hiện Luật An ninh Quốc gia ở Hồng Kông, dòng chảy nhân tài Hồng Kông ra nước ngoài đã tăng mạnh. Cụ thể, Le Monde nêu rõ:

Theo số liệu thống kê chính thức được công bố vào tháng 8/2022, Hồng Kông có mức giảm dân số hàng năm tồi tệ nhất, từ 7,41 triệu người xuống còn 7,29 triệu người, còn trước đó 12 tháng  mức giảm là 1,3%. Đa số các cơ quan Hồng Kông đang cảm nhận được tình trạng nhân tài bỏ đi mang tính lịch sử này, và nhiều người nước ngoài thậm chí càng do dự đến Hồng Kông hơn.

Họ đang trốn khỏi Hồng Kông, nơi đang Đại Lục hóa và mất đi bản sắc, nền tư pháp bị chính trị hóa và tuyên án không cân xứng. Trước đây, những tội nhẹ bị xử phạt thì hiện nay có thể bị tù vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Hồng Kông đã trở thành một thành phố mà cảnh sát có thể tùy ý bắt giữ người, Hồng y 90 tuổi Trần Nhật Quân bất ngờ bị giam giữ trong vài giờ vào tháng Năm. Ở đó, bất cứ ai được xác định một cách mơ hồ là phe dân chủ hoặc gần gũi với một hiệp hội có quan hệ đáng ngờ, đều lo sợ cảnh sát gõ cửa nhà mình vào lúc bình minh.

Họ cũng đang chạy trốn sự giám sát và kiểm soát ngày càng gia tăng. Một nhiếp ảnh gia sống lưu vong ở Manchester, Vương quốc Anh, than thở: “Tôi không rời Hồng Kông vì Hồng Kông của tôi đã biến mất.”

id13059844 210630122304100311 600x400 1
Ngày 30/6/2021, rất đông người Hồng Kông rời khỏi mảnh đất này từ sân bay quốc tế Hồng Kông, cảnh tượng chia ly tại sân bay thật bi thương. (Ảnh: Tống Bích Long / Epoch Times)

Bắc Kinh đang cố gắng thắt chặt kiểm soát từng chút một đối với Hồng Kông, và việc thông qua phiên bản Hồng Kông của Luật An ninh Quốc gia đánh dấu một bước ngoặt cơ bản đối với Hồng Kông. Luật này gióng lên hồi chuông báo tử cho Hồng Kông với những cáo buộc mơ hồ về ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với các thế lực nước ngoài. Bà Surabhi Chopra, một giáo sư luật tại Đại học Trung văn Hồng Kông, cho biết: “Luật An ninh Quốc gia đã biến Hồng Kông từ một vùng đất pháp quyền thành một thành phố của khủng bố”.

Hai kênh truyền thông độc lập quan trọng nhất ở Hồng Kông, Apple Daily và Stand News, đã bị buộc đóng cửa. Tổng biên tập của tờ báo bị bắt và người sáng lập Apple Daily, ông Lê Trí Anh (Lai Jimmy), bị kết án tù nặng. 5 nhà trị liệu ngôn ngữ trẻ trong độ tuổi từ 25 đến 28 đã xuất bản cuốn sách tranh dành cho trẻ em lấy cảm hứng từ khủng hoảng năm 2019 “Làng cừu”, tượng trưng cho ngôi làng cừu nhỏ của người Hồng Kông đang cố gắng bảo vệ mình khỏi những con sói, đã bị buộc tội rằng “kích độc bạo loạn, kích động thù hận và chủ nghĩa ly khai”. Họ đã trải qua gần một năm bị giam giữ trước khi xét xử vào ngày 7/9.

mfile 1542822 1 L 20200810121213
Ông Lê Trí Anh (Jimmy Lai) bị cảnh sát bắt giữ. (Ảnh cắt từ video trực tiếp của Apple Daily / RTHK).

Qua phân tích các khía cạnh trên, phóng sự điều tra dài của tờ Le Monde cuối cùng đã kết luận: “Một quốc gia, hai chế độ” do ông Đặng Tiểu Bình đề xuất và được bà Margaret Thatcher mô tả là một “nước cờ thiên tài” đã bị chà đạp một cách thô bạo. Từ nay về sau chỉ còn những người Hồng Kông “yêu nước” (kiểu thân Cộng), những người được Bắc Kinh tín nhiệm. Những người này thường đến từ cảnh sát, đảm nhiệm những vị trí chủ chốt, tân Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lý Gia Siêu là một ví dụ điển hình. Ngay cả những doanh nhân giàu có hiện cũng đã lọt vào tầm ngắm của Bắc Kinh…