Dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) tiếp tục lây lan ra nhiều nơi ở Trung Quốc Đại Lục. Số ca nhiễm tăng lên nhanh chóng tại nhiều khu vực như Bắc Kinh, khu vực Đông Bắc Trung Quốc, Thượng Hải, Hà Bắc, Giang Tô. Hơn nữa, nhiều video do cư dân mạng chia sẻ cho thấy tình hình chân thực về dịch bệnh trong nước có thể còn nghiêm trọng hơn nhiều so với số liệu được chính quyền công bố. Nhiều nơi đã phong tỏa hoặc đưa người dân đi cách ly, đã có nhiều khu cách ly dã chiến được xây dựng ở các địa phương. Tuy nhiên trong báo cáo của chính quyền vẫn chưa thấy nhắc đến những thông tin liên quan.

p2865533a178526205 ss
Xét nghiệm axit nucleic trên Phố Tài chính Bắc Kinh (Nguồn ảnh: Weibo).

Theo số liệu mới nhất từ ​​truyền thông nhà nước, chỉ trong một ngày 24/1, tại 31 tỉnh, thành phố và binh đoàn xây dựng sản xuất Tân Cương trên đã báo cáo 124 ca nhiễm.

Trong đó, có 7 trường hợp được xác nhận nhập cảnh từ nước ngoài, bao gồm 2 trường hợp ở Thiên Tân, 2 trường hợp ở Thượng Hải, 2 trường hợp ở Quảng Đông và 1 trường hợp ở Phúc Kiến. Đồng thời có 117 trường hợp được xác nhận ở nội địa Trung Quốc, bao gồm 67 trường hợp ở Cát Lâm (56 trường hợp ở Thông Hóa và 11 trường hợp ở Trường Xuân) và 35 trường hợp ở Hắc Long Giang (15 trường hợp ở huyện Vọng Khuê, thành phố Tuy Hóa, 12 trường hợp ở quận Hô Lan, thành phố Cáp Nhĩ Tân, 1 trường hợp ở thành phố An Đạt, thành phố Tuy Hóa, 1 trường hợp ở quận Hương Phường, thành phố Cáp Nhĩ Tân, 4 trường hợp ở khu phát triển Lợi Dân, thành phố Cáp Nhĩ Tân, 1 trường hợp ở quận Bắc Lâm, thành phố Tuy Hóa, 1 trường hợp ở quận Đạo Ngoại, thành phố Cáp Nhĩ Tân), 11 trường hợp ở Hà Bắc (7 trường hợp ở Thạch Gia Trang, 4 trường hợp ở Hình Đài), 3 trường hợp ở Bắc Kinh (tất cả đều ở quận Đại Hưng), 1 trường hợp ở Thượng Hải.

Có 45 trường hợp nhiễm mới không triệu chứng, bao gồm 1 trường hợp ở Bắc Kinh, 5 trường hợp ở Cát Lâm, 2 trường hợp ở Hà Bắc, 20 trường hợp ở Hắc Long Giang, và 1 trường hợp ở Trấn Giang, tỉnh Giang Tô, trong đó có 16 trường hợp là nhập cảnh không có triệu chứng.

Ngoài ra, theo một báo cáo của chính quyền, một ca nhiễm không triệu chứng đã được tìm thấy ở thành phố Trấn Giang, tỉnh Giang Tô vào sáng ngày 24/1. Các quan chức cho biết, người này là cha của bệnh nhân họ Lưu trước đó đã xác nhận lây nhiễm vào ngày 22/1 và có báo cáo theo dõi hoạt động của bệnh nhân này..

Thông báo cho biết vào ngày 18/1, bệnh nhân đã lái xe đến điểm cách ly tập trung Đan Dương để đón con gái (họ Lưu) về nhà. Từ ngày 18 đến ngày 22, người này cũng đã đến một cửa hàng kính mắt, một nhà hàng, phòng tập gym, bơi lội, tham gia một lớp học yoga, gặp gỡ bạn bè và đến phòng khám sốt của Bệnh viện Nhân dân số 1 Trấn Giang. Thông báo cho biết, bệnh nhân cũng đã đi bơi ở Thiên Trì trong khu thắng cảnh Nam Sơn của quận Nhuận Châu, ở đó người này có cuộc trò chuyện với một người khác và còn cho mượn áo bơi của mình. Phạm vi hoạt động của bệnh nhân khá rộng, dịch bệnh bùng phát đột ngột khiến người dân địa phương không kịp ứng phó, họ bày tỏ sự tuyệt vọng khi rơi vào hoàn cảnh dịch bệnh: “Chuyện này vậy là xong rồi, vốn là chẩn đoán đã xác nhận, giờ thì toàn bộ Trấn Giang cũng xong luôn rồi!”

Theo một đoạn video được cư dân mạng đăng tải, chính quyền Trấn Giang đã cử nhân viên phòng chống dịch khử trùng những khu vực nơi bệnh nhân từng đi qua, đồng thời đóng cửa các cửa hàng kính mắt, nhà hàng ăn, phòng tập thể dục, bể bơi, v.v, đồng thời thực hiện các hoạt động xét nhiệm đối với những người tại các địa điểm này. Cộng đồng nơi bệnh nhân sống đã bị phong tỏa và tất cả cư dân đều phải xét nghiệm axit nucleic.

Vào ngày 24/1, video do cư dân mạng đăng tải cho thấy cư dân tại tiểu khu Dung Hội thuộc Thiên Cung Viện, Bắc Kinh đã được thực hiện xét nghiệm, sau đó cư dân tại khu vực này đều đã bị đưa đi cách ly.

Vào ngày 23/1, thành phố Thông Hoa, tỉnh Cát Lâm đã xây dựng một điểm cách ly tập trung tại Trung tâm kho vận bảo lưu thuế của khu vực cảng. Dự kiến ngày 27/1 sẽ hoàn tất ​​xây dựng 1186 phòng cách ly. Thành phố Trường Xuân, Cát Lâm cũng đang xây dựng các bệnh viện container dã chiến.

Thành phố Hồn Xuân, khu tự trị Duyên Biên, tỉnh Cát Lâm đang chuẩn bị xây dựng một bệnh viện dã chiến, nhưng chính quyền vẫn chưa thông báo liệu có ca nhiễm nào trong khu vực hay không.

Một video khác do cư dân mạng đăng tải, cho thấy một người nào đó tại Bệnh viện Trung ương Phổ Đà Thượng Hải đã thực sự chẩn đoán là nhiễm bệnh, bệnh viện cũng đã kiểm soát việc ra vào, nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy thông báo chính quyền.

Quận Long Hoa, thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông phát hiện một ca nhiễm. Quận thứ hai Tập Thụy, khu dân cư nơi bệnh nhân này sống, đã tiến hành quản lý khép kín.

Khu dân cư Trà Điến, Hinh Uyển ở quận Tân Hải, thành phố Thiên Tân phát hiện một người nghi ngờ bị lây nhiễm. Khu dân cư này đã bị phong tỏa từ tối ngày 22/1, nhưng không thấy thông báo chính thức.

Ngày 22/1, toàn bộ thôn Bát Gia Tử ở quận Hô Lan, thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang đã đi xét nghiệm, nhưng không thấy báo cáo chính thức.

Trước thực tế là các quan chức Trung Quốc luôn giỏi che giấu tình hình thực tế của dịch bệnh, kết hợp với thông tin được người dân phơi bày trên mạng internet, ngoại giới nghi ngờ rằng dịch ở Trung Quốc có thể nghiêm trọng hơn nhiều so với số liệu được công bố chính thức.

Văn Lệ, Vision Times tiếng Trung

Xem thêm: