Theo dữ liệu khai báo thai sản của Trung Quốc năm nay, số ca sinh năm nay chưa đến 8 triệu. Cuộc khủng hoảng dân số đã tác động sâu sắc đến nền kinh tế, và xuất hiện ở nhiều vùng của Trung Quốc. Năm ngoái, 5.600 trường mẫu giáo đã đóng cửa.

shutterstock 1250093980
Theo số liệu về hồ sơ thai sản của Trung Quốc năm nay, số ca sinh năm nay chưa đến 8 triệu trẻ. (Ảnh minh họa: StreetVJ / Shutterstock).

Mặc dù chính quyền Bắc Kinh đã loại bỏ dần chính sách một con, thậm chí, trong những năm gần đây, còn đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích các gia đình sinh thêm con. Nhưng dân số Trung Quốc vẫn đang giảm. Sự thay đổi lớn này có tác động dây chuyền lan rộng ở Trung Quốc và trên toàn thế giới.

Trong 5 tháng qua của năm 2023, về cơ bản có thể ước tính số lượng trẻ sơ sinh hàng năm dựa trên cảm nhận thông thường về mức sinh.

Theo một bài báo được tờ Dịch vụ Tin tức Trung Quốc (China News Service) thuộc sở hữu nhà nước công bố, trong năm nay, về cơ bản, hồ sơ sản phụ của Trung Quốc đã hoàn thành. Số ca sinh trong năm có thể được ước tính sơ bộ dựa trên hồ sơ. Kết luận là dân số sơ sinh năm nay dưới 8 triệu trẻ.

Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, sau khi thực hiện chính sách hai con, số ca sinh ở Trung Quốc đạt 18,83 triệu ca vào năm 2016, mức cao nhất trong những năm gần đây.

Sau đó giảm liên tục trong 6 năm, với tốc độ trung bình hàng năm là 1,5 triệu người. Dân số sinh năm 2021 là 10,62 triệu người, dân số sinh năm 2022 là 9,56 triệu người, tỷ lệ sinh là 6,77‰.

Năm 2022, lần đầu tiên sau 60 năm, dân số Trung Quốc đã giảm. Bước ngoặt lịch sử này sẽ dẫn đến sự sụt giảm số lượng công dân trong dài hạn, tác động sâu sắc đến nền kinh tế Trung Quốc và thế giới. Ngoại giới lo ngại rằng Trung Quốc sẽ mất lợi tức nhân khẩu học, do đó sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

Trong kinh tế học, lợi tức nhân khẩu học chỉ hiệu ứng tăng trưởng kinh tế gây ra bởi sự gia tăng tỷ lệ dân số làm việc trong tổng dân số. Dân số trong độ tuổi lao động của một quốc gia chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng dân số, và tỷ lệ người phụ thuộc tương đối thấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi về dân số cho phát triển kinh tế. Nền kinh tế cả nước đang trong tình trạng tiết kiệm cao, đầu tư cao và tăng trưởng cao.

Một chuyên gia chỉ ra rằng, Trung Quốc đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng dân số vượt xa sức tưởng tượng của chính quyền Bắc Kinh và cộng đồng quốc tế. Ông cũng chỉ ra rằng xu hướng này sẽ kéo thị trường bất động sản của Trung Quốc đi xuống trong một thời gian dài, trong khi thị trường bất động sản là một động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế.

Trang web New York Times tiếng Trung đã đăng một bài viết vào ngày 19/4, nói rằng trong ngắn hạn, tỷ lệ sinh giảm sẽ gây ra mối đe dọa lớn đối với ngành bất động sản của Trung Quốc, ngành này chiếm khoảng 1/4 sản lượng kinh tế của cả nước.

Gia tăng dân số là động lực chính của nhu cầu nhà ở. Đối với nhiều người Trung Quốc, nhà ở là tài sản quan trọng nhất. Chi tiêu của người tiêu dùng và tăng trưởng xuất khẩu đã giảm bớt trong thời gian phong tỏa do virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) lan rộng. Nền kinh tế Trung Quốc đã trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào lĩnh vực bất động sản ốm yếu.

Về lâu dài, dân số trong độ tuổi lao động đang già đi, và sống lâu hơn. Điều này có thể khiến chính phủ khó duy trì, do dân số trong độ tuổi lao động ngày càng giảm. Một báo cáo năm 2019 của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc dự đoán rằng quỹ hưu trí chính của nước này sẽ cạn kiệt vào năm 2035, một phần do lực lượng lao động bị thu hẹp.

Các quan chức Trung Quốc nhiều lần phủ nhận rằng lợi tức dân số đã biến mất. Thủ tướng Lý Cường của Quốc Vụ Viện Trung Quốc đã tuyên bố tại lưỡng hội vào tháng 3 rằng “lợi tức nhân khẩu học không chỉ phụ thuộc vào tổng số lượng, mà còn phụ thuộc vào chất lượng. Nó không chỉ phụ thuộc vào dân số, mà còn phụ thuộc vào nhân tài.”

Ông cũng cho biết: “Lợi tức nhân khẩu học vẫn chưa biến mất, lợi tức nhân tài đang hình thành và động lực phát triển vẫn còn mạnh mẽ.”

Nhóm “Kinh tế chính trị Thiên Quân”, một tổ chức tư vấn nước ngoài, đăng một bài viết có tên “Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) muốn trì hoãn sự bùng phát của nhiều cuộc khủng hoảng nhưng không có cách đối phó với một cuộc khủng hoảng.”

Bài viết chỉ ra rằng dữ liệu dân số thực là cơ sở cơ bản nhất cho nghiên cứu kinh tế và xây dựng chính sách kinh tế. Sự bóp méo dữ liệu khiến giới kinh tế không biết nên tuân theo quy tắc nào, đồng thời cũng khiến việc xây dựng các chính sách kinh tế trở nên mơ hồ. Cuộc khủng hoảng dân số đã nổ ra và ĐCSTQ bất lực trong việc đối phó với nó.

Đánh giá từ Bản tin Thống kê về Phát triển Giáo dục ở Trung Quốc trong 3 năm qua, các vấn đề do số lượng trẻ nhỏ giảm đã xuất hiện.

Trong 6 năm từ năm 2015 – 2020, mỗi năm tăng từ 500.000 đến 2 triệu trẻ mẫu giáo. Trong 3 năm qua, số trẻ mẫu giáo là 48,1826 triệu, 48,0521 triệu và 46,2755 triệu trẻ. Như vậy, năm 2021 số trẻ mầm non giảm 130.500 trẻ, năm 2022 giảm 1,7766 triệu trẻ, giảm 3,70% so với cùng kỳ năm trước.

Số trường mẫu giáo giảm mạnh sau nhiều năm tăng trưởng liên tục. Theo số liệu của Bộ Giáo dục Trung Quốc, số lượng trường mẫu giáo sẽ giảm 5.600 vào năm 2022. Kể từ năm 2008, đây là lần đầu tiên, số lượng trường mẫu giáo giảm.

Các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục cho rằng tình trạng thiếu học sinh ở các trường mẫu giáo không thể tách rời khỏi tỷ lệ sinh giảm, toàn bộ ngành giáo dục mầm non phải chuẩn bị để đối mặt với những thay đổi mới.

Dữ liệu công bố ngày 16/5 cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ Trung Quốc lần đầu tiên tăng trên 20% trong tháng 4, là “dấu hiệu đáng lo ngại” cho sự phục hồi kinh tế nói chung.

Một video về “Thanh niên 4 không” (không hẹn hò, không kết hôn, không mua nhà, không sinh con) đã lan truyền trên Internet Trung Quốc Đại Lục. Nhân vật chính trong video thậm chí còn nói rằng tình yêu lớn nhất của người cha là không để con mình đến với thế giới này.

Ba năm ĐCSTQ thực hiện chính sách zero-COVID đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Trung Quốc, khiến 11,58 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học phải đối mặt với mùa tốt nghiệp và tìm kiếm việc làm khó khăn nhất trong lịch sử.

Gần đây, trên mạng đưa tin nhiều thanh niên thất nghiệp cả nam và nữ ở Đông Quản bắt đầu sống như chuột cống. Vì không có việc làm, không có thu nhập và không đủ tiền thuê nhà, họ buộc phải sống trong đường ống bê tông ở vùng hoang dã để tồn tại.

Bình Minh (t/h)

  • Mời xem video: Vì sao thanh niên Trung Quốc thất nghiệp tăng vọt?