Ngày 11/3 vừa qua, Quốc hội Trung Quốc đã nhất trí thông qua sửa đổi Hiến pháp, làm dấy lên làn sóng dư luận xã hội. Các “Đại diện của nhân dân” Trung Quốc Đại Lục đã thông qua sửa đổi Hiến pháp ra sao? Quá trình lập pháp này diễn ra thế nào? Sự khác biệt với “hệ thống dân chủ” của Đài Loan là gì?

Trung Quốc
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (Ảnh: Wikimedia)

“Bốn ban” và “Năm quyền phân lập”

Tổ chức Chính phủ của Trung Quốc Đại Lục là “Đảng lãnh đạo tất cả”, cơ cấu này lấy “bốn ban” làm nền tảng, Đảng ủy là trung tâm, trong đó có Ủy ban Trung ương gồm 376 người, Bộ Chính trị 25 người, Ban Thường vụ Bộ Chính trị 7 người, Tổng Bí thư Trung ương 1 người. Đảng ủy là cơ cấu tổ chức của ĐCSTQ, bên dưới có 3 cơ cấu là Nhân đại (Đại hội Đại biểu Nhân dân/Quốc hội), Chính phủ và Chính hiệp (Hội nghị Hiệp thương chính trị Nhân dân). Trong đó Điều lệ ĐCSTQ chỉ ra: “Đảng dựa vào Chương trình và Cương lĩnh của mình, tổ chức dựa vào tính thống nhất của cơ chế tập trung dân chủ”; Mao Trạch Đông cũng từng nói, cái gọi là “chế độ tập trung dân chủ”“mang hai thứ dường như xung khắc nhau (tập trung và dân chủ) gắn kết nhau trong một hình thức nhất định”, hiện nay cộng đồng quốc tế đều có nhận định phổ biến rằng chế độ chính trị của Trung Quốc có thể được khái quát là “độc tài tập thể”.

Quốc hội Trung Quốc nằm dưới Đảng ủy, dù được xem là “đại biểu của nhân dân”, là “tổ chức quyền lực cao nhất”, nhưng trên thực tế quyền lực nằm trong tay Đảng, còn Quốc hội là cơ quan lập pháp, được Đảng trao quyền lập pháp. Theo Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc đưa tin, Quốc hội Trung Quốc năm 2018 có tổng cộng 2980 đại biểu, với nhiệm kỳ 5 năm.

Quốc hội có quyền ban hành và sửa đổi các bộ luật cơ bản như Luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Tố tụng Hình sự, Luật Tố tụng Dân sự, Luật bầu cử, Luật Cơ bản Khu Hành chính Đặc biệt và các luật thông thường khác. Đồng thời, Quốc hội có quyền sửa đổi Hiến pháp. Theo quy định hiện hành, việc sửa đổi Hiến pháp cần phải được từ 2/3 số đại biểu thông qua trở lên. Do kết quả các cuộc bỏ phiếu của Quốc hội Trung Quốc và Ban Thường vụ Quốc hội thường chỉ có thông qua, thậm chí thường xuyên thông qua với số phiếu áp đảo, các trường hợp phủ quyết chỉ lác đác, vì thế cộng đồng quốc tế nói chung nhận định Quốc hội và Ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc chỉ là “cái bình phong”.

Còn như Chính phủ là cơ quan quyền lực điều hành việc hành chính thì nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng; Chính hiệp là “tổ chức mặt trận thống nhất dưới cơ chế hợp tác đa đảng và hiệp thương chính trị” dưới lãnh đạo của ĐCSTQ, vì ĐCSTQ thực hiện “chuyên chính độc đảng”, các đảng phái khác hoặc người không cùng phe cánh chỉ có thể tham gia vào “cơ quan cố vấn và hiệp thương chính trị” này (tức Chính hiệp), ĐCSTQ gọi đây là “giám sát dân chủ”, nhưng cơ quan Chính hiệp này không có quyền lực gì.

Ngoài Đảng Cộng sản Trung Quốc, hiện nay tại Trung Quốc còn có 8 đảng dân chủ khác được công nhận chính thức. Các đảng này gồm có Ủy ban Cách mạng Quốc dân đảng Trung Quốc (Dân Cách), Đồng minh Dân chủ Trung Quốc (Dân Minh), Hội Kiến quốc Dân chủ Trung Quốc (Dân Kiến), Hội Xúc tiến Dân chủ Trung Quốc (Dân Tiến), Đảng Dân chủ Nông công Trung Quốc (Nông Công đảng), Đảng Trí công Trung Quốc (Trí Công đảng), Học xã Cửu Tam và Đồng minh Tự trị Dân chủ Đài Loan (Đài Minh). Chủ tịch các đảng này thường kiêm nhiệm Phó Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc hoặc Phó chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc.

Embed from Getty Images

Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc năm 2018, ông Tập Cận Bình cúi chào sau khi tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước (Nguồn: Getty Images)

Cơ cấu Chính phủ của Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) dựa theo “chủ nghĩa tam dân” do Tôn Trung Sơn thiết kế, thực hiện chế độ “năm quyền phân lập” cân bằng và kiềm chế nhau.

“Năm quyền” này bao gồm quyền hành chính, quyền tư pháp, quyền lập pháp, quyền giám sát, và quyền khảo thí, lần lượt do Viện Hành chính, Viện Tư pháp, Viện Lập pháp, Viện Giám sát, Viện Khảo thí phụ trách, năm cơ quan quyền lực này giám sát lẫn nhau. Lấy Viện Hành chính làm ví dụ, Viện Hành chính là cơ quan hành chính cao nhất của Chính phủ, các cơ quan dưới quyền như Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng phải báo cáo công việc cho Viện Hành chính, Viện Hành chính giám sát các bộ này; Viện Tư pháp cai quản tòa án các cấp, có quyền thành lập Tòa án Hiến pháp giải thích Hiến pháp; Viện Giám sát phụ trách về tố cáo vạch tội, tranh chấp và kiểm tra các cơ quan Chính phủ; Viện Khảo thí chịu trách nhiệm về việc khảo thí của quốc gia và bảo vệ quyền lợi của công chức.

Nền tảng cơ bản nhất của “Năm quyền phân lập”“quyền tham gia chính trị của nhân dân”, công dân Đài Loan có quyền bầu cử và ứng cử, trong đó các công dân bỏ phiếu chọn ra Tổng thống và Phó Tổng thống cùng các đại diện ý dân ở tất cả các cấp; có quyền bỏ phiếu bãi miễn Đại biểu Ý dân thông qua đề nghị của công dân nào đó; công dân có thể khởi xướng việc lập pháp qua hoạt động ký tên chung và bỏ phiếu để quyết định việc xem xét lại một dự luật đã được Chính phủ thông qua. Do đó, Chính phủ Đài Loan được thành lập thông qua nhân dân trao quyền, Chính phủ nằm trong cơ chế “năm quyền phân lập”, chịu trách nhiệm trước nhân dân.

>>“Độc lập, tự do, hạnh phúc” và nguồn gốc chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên

Quốc hội biểu quyết tại Trung Quốc Đại Lục và Quy trình ba lần đọc tại Đài Loan

Trình tự lập pháp của Trung Quốc Đại Lục do “cơ quan Nhà nước” nằm dưới Đảng ủy đề xuất, sau khi qua “một đoàn đại biểu Quốc hội, hoặc 30 đại biểu trở lên cùng nhau khởi xướng”, hoặc “hơn 10 ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội khởi xướng” là được trình ra Quốc hội (Nhân đại) để xem xét. Điều đáng chú ý là có thể đệ trình ra Quốc hội qua hai cách, hoặc là nộp cho “Hội nghị Nhân đại toàn quốc” hoặc nộp cho “Ban Thường vụ Nhân đại”. Nộp cho “Hội nghị Toàn thể Nhân đại toàn quốc” thì người đề xuất phải trình bày tại hội nghị để xem xét, sau đó phải thông qua hơn 3000 thành viên Quốc hội biểu quyết, nếu quá bán thì được thông qua, sau đó Chủ tịch nước ký ban hành; còn giao đề xuất cho “Ban Thường vụ Nhân đại” thì phải qua hội nghị chia tổ và ủy ban chuyên môn xem xét, sẽ được Ban Thường vụ họp biểu quyết, nếu quá bán thì được thông qua, sau đó Chủ tịch nước ký ban hành.

Quy trình lập pháp của Đài Loan là, sau khi cơ quan Chính phủ, ủy viên lập pháp hoặc công dân ký tên chung, giao cho Ban Thủ tục (Procedure Committee) Viện Lập pháp bố trí chương trình nghị sự. Lần đọc dự luật lần đầu do 1/3 số thành viên ủy ban (Viện Lập pháp) đọc, nếu có quan điểm trái chiều thì các ủy viên tổ chức lấy ý kiến qua biểu quyết tại chỗ, trường hợp không thông qua thì Ban Thủ tục phải bố trí chương trình nghị sự lại; nếu thông qua hoặc đọc lần đầu mà không có ý kiến trái chiều thì có thể qua ủy ban xem xét, tổ chức hiệp thương, ký tên chung, đa số biểu quyết thông qua thì bước vào lần đọc thứ hai.

Lần đọc thứ hai, dự luật sẽ được thảo luận từng điều một, các nhà lập pháp có thể đưa ra chất vấn đối với dự luật; sau khi vào lần đọc thứ ba, dự luật sẽ được sửa đổi các câu chữ và nộp toàn bộ dự luật để biểu quyết, nếu được thông qua thì Tổng thống sẽ công bố dự luật, nếu không được thông qua, dự luật liên quan sẽ kết thúc.

viện lập pháp đài loan
Viện Lập pháp Đài Loan (Ảnh: CNA Đài Loan)

Phương thức Tổ chức Đảng, hoặc đoàn thể đề cử của Trung Quốc Đại Lục và Phương thức Bầu cử tự do của Đài Loan

Đại biểu Quốc hội các cấp ở Trung Quốc Đại Lục được xem là đại diện cho nhân dân nắm quyền lập pháp, nhưng việc đề cử chỉ có thể do “các cơ quan đảng, đoàn thể nhân dân, hoặc 10 cử tri trở lên ký tên chung” tiến cử một ứng cử viên, được chia thành hai dạng là bầu cử trực tiếp và bầu cử gián tiếp. Đại biểu của Đại hội Đại biểu Nhân dân các đô thị không chia quận, của quận trực thuộc đô thị, huyện, huyện tự trị, hương, hương dân tộc, thị trấn là do “cử tri” tuyển cử; còn đại biểu của Đại hội Đại biểu Nhân dân châu tự trị, đô thị có chia quận, thành phố trực thuộc, khu tự trị, tỉnh, và đại biểu Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc do đại biểu của Đại hội Đại biểu Nhân dân cấp dưới trực tiếp tuyển cử.

Còn ủy viên lập pháp Đài Loan, đại biểu dân ý địa phương, người đứng đầu chính quyền địa phương cũng như Tổng thống và Phó Tổng thống đều do nhân dân trực tiếp bầu ra, “một người một phiếu bầu, các phiếu giá trị như nhau”, miễn là cử tri đủ 20 tuổi và đã sống ở khu vực bầu cử trong vòng 4 tháng trở lên. Việc đề cử ứng viên có thể là do đảng phái chính trị, nhưng ứng viên không đảng phái cũng được tự do ứng cử.

Ủy viên lập pháp có tổng số 113 ghế, trong đó có 73 ghế ủy viên lập pháp khu vực, 6 ghế ủy viên lập pháp thổ dân và 34 ghế ủy viên lập pháp không thuộc khu vực nào, tất cả đều do các cử tri bỏ phiếu bầu ra.

Tuyết Mai

Xem thêm: