Ngày 18/6, tờ Bloomberg News đưa tin, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc điều hành của Meituan là ông Vương Hưng từng đăng một bài thơ Đường lên mạng xã hội vào tháng trước, dẫn đến làn sóng lớn khiến giá cổ phiếu của Meituan giảm mạnh. Chính quyền Bắc Kinh đã ra lệnh cho ông giữ im lặng.

p2932801a293611664 ss
Ông Vương Hưng, CEO Meituan đăng bài thơ Đường “Hố đốt sách”, bị ngoại giới giải thích là châm biếm chính quyền ông Tập Cận Bình. (Ảnh: Weibo).

Bloomberg News dẫn lời một nhân sĩ không tiết lộ danh tính cho biết, quan chức chính phủ gần đây đã hẹn gặp 3 người sáng lập của 3 công ty công nghệ lớn của Trung Quốc, nói với họ rằng ít nhất cần tạm thời không nên gây sự chú ý của công chúng.

Bloomberg News phân tích rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang toàn lực chuẩn bị ngày kỷ niệm 100 năm thành lập đảng, tạo không khí hài hòa, nên lúc này không muốn để lại một một ấn tượng rằng ai phạm lỗi nhỏ thì cũng sẽ gặp hậu quả nghiêm trọng.

Meituan chưa hồi đáp yêu cầu bình luận của Reuters.

Đài phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) hôm 19/6 có bài viết “CEO Meituan Vương Hưng bị hẹn nói chuyện, đều vì ông Tập Cận Bình có nghi tâm nặng?”. Bài viết chỉ ra, “Nghi tâm nặng của ông Tập Cận Bình, câu ‘Lưu Hạng chưa bao giờ đọc sách’ là khiến ông ấy không thoải mái, nhưng ông Tập Cận Bình không hẳn là biết nhiều đến thế, ông Vương Hưng đăng bài thơ này thì ông Vương Hỗ Ninh có lẽ biết, thế nên ra lệnh hẹn gặp, cảnh cáo…”.

Ngày 6/5, ông Vương Hưng chuyển tiếp bài thơ Đường “Hố đốt sách” trên mạng xã hội Fanfou, bài thơ viết rằng:

Sách vở thành tro đế nghiệp tàn
Núi sông một phút bỗng tan hoang
Hố tro chưa nguội Sơn Đông biến
Lưu, Hạng đọc thơ được mấy hàng

(Bản dịch của Trương Việt Linh / Thivien.net)

Việc ông Vương Hưng chuyển tiếp bài thơ này bị cho là đang phê bình chính quyền ông Tập Cận Bình. Hố đốt sách là dựa vào chuyện Tần Thủy Hoàng ‘đốt sách chôn nho’, cho thấy đốt sách và mất nước có liên quan, châm biếm hành vi bạo ngược của Tần Thủy Hoàng.

Trên mạng internet lan truyền một bức ảnh chụp màn hình cho thấy, có người đăng thông tin nhắc nhở ông Vương Hưng vào ngày 8/5: “Xem ra có người muốn mượn đề tài để nói chuyện của mình”. Sau đó ông Vương Hưng hồi đáp: Người xấu đúng là nhiều.” Người nhắc nhở ông còn nhấn mạnh: Nhất định phải coi trọng chuyện này, nhất định đừng sao tác (ăn theo trào lưu), bởi vì “các vụ án văn học trong lịch sử có lẽ đều là đến như thế này”. 

Dưới áp lực dư luận, ông Vương Hưng đã xóa bài đăng, và sáng ngày 9/6 tiếp tục đăng bài giải thích rằng “Hai ngày trước, một bài thơ Đường khiến tôi rất xúc động: Nước Tần cảnh giác thư sinh, nhưng về sau Lưu Hạng diệt Tần lại không phải là người đọc sách, điều này đã nhắc nhở tôi, đối thủ nguy hiểm nhất thường đều không phải là những người trong dự liệu.”

p2932802a843667955 ss
CEO của Meituan đăng bài thơ Đường “Hố đốt sách”, được ngoại giới giải thích là châm biếm chính quyền ông Tập Cận Bình. (Ảnh từ Fanfou).

Cách làm giải thích của ông Vương Hưng được cho là có nhiều ý tứ, cũng không thể ngăn cản được cổ phiếu của Meituan xuất hiện tình trạng trượt dốc khi đó.

Mặc dù ông Vương Hưng rất nhanh chóng xóa bài thơ này, nhưng chính quyền thành phố Thượng Hải vẫn lấy lý do bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để hẹn gặp tầng quản lý cấp cao của Meituan.

Trước đó, Jack Ma cho đến Alibaba và Ant Group đều nhiều lần bị hẹn gặp, bị phạt nặng, bị ngừng niêm yết trên thị trường chứng khoán. Những điều này cho thấy, khi sức mạnh doanh nghiệp tư nhân không ngừng lớn mạnh, đặc biệt là lĩnh vực tài chính có liên quan đến ổn định kinh tế quốc gia, chính quyền cũng tăng cường ngăn chặn lực độ làm lớn của doanh nghiệp tư nhân.

Tiến sĩ chính trị học Vương Quân Đào (Wang Juntao) thuộc Đại học Columbia (Mỹ) chia sẻ với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ rằng các doanh nghiệp tư nhân như Alibaba, Tencent, ByteDance, Meituan, sở dĩ có thể làm lớn đến quy mô xuất chúng trong ngành nghề, ngoài sự sáng tạo mới và nỗ lực của người đứng đầu, điều quan trọng hơn là đằng sau những doanh nghiệp này có các tập đoàn lợi ích và thế lực gia tộc của các lãnh đạo cao tầng của ĐCSTQ. Về vấn đề này, người đứng đầu cần giữ nhận thức thanh tỉnh. “Nếu không có đầu óc chính trị, sớm muộn sẽ thua ở chính trị, hơn nữa sẽ thua rất thảm, không phải vì bất cứ cái nào khác, mà chính là vì bạn không có tội, nhưng ‘mang ngọc mắc tội’ (người tài giỏi lập nên công trạng lại bị khép tội) là vì bạn đến mức quy mô lớn nhưng vẫn chưa có sự ‘giác ngộ’ chính trị.”

Ông Vương Quân Đào nói, Trung Quốc chỉ có xây dựng nền dân chủ hiến chính, thì các doanh nhân mới thực sự an toàn, an toàn về tài sản, an toàn về nhân thân.

Chính quyền ông Tập Cận Bình chỉnh đốn Jack Ma và tập đoàn của Jack ma, đã trở thành án lệ điển hình cần phải tham chiếu của các doanh nhân Trung Quốc.

Jack Ma từng là người giàu nhất Trung Quốc 3 năm liên tiếp, nhưng tình hình kinh doanh không mấy thuận lợi trong những năm qua. Ngày 24/10 năm ngoái, tại Hội nghị Thượng đỉnh Tài chính Bến Thượng Hải, Jack Ma từng chỉ trích “tư duy cầm đồ” của cộng đồng ngân hàng Trung Quốc về các khoản vay thế chấp, và nói rằng “Trung Quốc không phải là rủi ro hệ thống tài chính, bởi vì nền tài chính của Trung Quốc về cơ bản không có tính hệ thống, mà là Trung Quốc thiếu rủi ro hệ thống tài chính”, Trung Quốc “thiếu rủi ro tài chính lành mạnh và có hệ thống”.

Jack Ma tự xưng là người không chuyên, nhưng điều mà ông phát biểu lại là từ cách nhìn nhận từ góc độ chuyên nghiệp. Cách nhìn nhận của Jack Ma được cho là đi ngược với hành động cố gắng kiểm soát rủi ro hệ thống tài chính của chính quyền ông Tập Cận Bình.

Từ ngày 22/2/2019, tại một buổi học tập tập thể của Bộ Chính trị, Tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình đã nhấn mạnh hiện tượng rối loạn và vấn đề của lĩnh vực tài chính Trung Quốc, an ninh tài chính là thành phần quan trọng cấu thành an ninh Trung Quốc, phòng ngừa và hóa giải rủi ro tài chính đặc biệt là ngăn chặn xảy ra rủi ro tài chính mang tính hệ thống, là nhiệm vụ cơ bản của công tác tài chính.

Đặc biệt là hai năm qua, ông Tập Cận Bình không ngừng lên tiếng yêu cầu các cơ quan cần “giữ chắc giới hạn cuối cùng để không xảy ra rủi ro tài chính mang tính hệ thống”. 

Sau khi Jack Ma phát biểu phê bình hệ thống quản lý giám sát tài chính của Trung Quốc, Ant Group chuẩn bị niêm yết trên sàn chứng khoán cũng bị chính quyền buộc dừng lại, sau đó các cơ quan quản lý giám sát tài chính như Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã hẹn gặp Ant Group để yêu cầu chỉnh đốn và cải cách.

Sau đó, 4 cơ quan giám sát tài chính Trung Quốc lại từng 2 lần hẹn gặp những người liên quan đến Ant Group.

Trong lúc cơ quan quản lý tài chính một lần nữa hẹn gặp tầng quản lý của Ant Group, Tổng cục Quản lý thị trưởng Trung Quốc vào ngày 10/4 cũng công bố phạt Alibaba 18,228 tỷ nhân dân tệ. Khoản tiền phạt rất lớn, là chưa từng có tại Trung Quốc kể từ khi thực thi Luật Chống độc quyền từ ngày 1/8/2008 đến nay.

Văn Long, Vision Times

Xem thêm: