Sự kiện Lâm Bưu chạy trốn cách đây đã 47 năm, nhưng đến nay sự thực vẫn bị chính quyền Trung Quốc giữ kín. Các văn kiện hồ sơ liên quan đến sự kiện này không có giới hạn về thời gian được công khai giải mật. Một bản cáo cáo điều tra tuyệt mật về nguyên nhân máy bay của Lâm Bưu rơi được viết bởi Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Mông Cổ đã đưa ra một góc nhìn khác để giải thích về sự kiện này.

lâm bưu
Hiện trường vụ máy bay chở Lâm Bưu bị rơi (Ảnh từ internet)

“Sự kiện 913” hay còn gọi là “Sự kiện Lâm Bưu”, bắt nguồn từ Hội nghị Trung ương 2 khóa 9 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), dẫn đến mối quan hệ xấu đi giữa Mao Trạch Đông và Lâm Bưu – người kế nhiệm và cũng là thân tín được Mao dìu dắt, sáng sớm ngày 13/9/1971, Lâm Bưu, Diệp Quần, Lâm Lập Quả, Lưu Bái Phong, lái xe của Lâm Bưu tổng cộng có 9 người, đã ngồi máy bay chạy trốn, cuối cùng máy bay bị rơi tại Mông Cổ, toàn bộ người trên máy bay đều tử vong.

Lâm Bưu (1907 – 1971) là một trong 10 đại nguyên soái của ĐCSTQ, sau khi ĐCSTQ giành được chính quyền, Lâm Bưu từng đảm nhậm qua các chức vụ như Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng ĐCSTQ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Trong giai đoạn cách mạng văn hóa, Lâm Bưu được coi là người kế nhiệm của Mao Trạch Đông.

Sau khi Lâm Bưu tử vong trong sự kiện rơi máy bay, chính quyền ĐCSTQ định tội Lâm Bưu thành “tập đoàn phản cách mạng”, “tập đoàn chính biến có ý đồ mưu sát Mao Trạch Đông”. Tuy nhiên, các cách nói liên quan đến sự kiện này dường như đều không tìm được bất cứ chứng cứ đáng tin nào. Hồ sơ liên quan đến “Sự kiện 913” đến nay vẫn thuộc hồ sơ tuyệt mật của ĐCSTQ.

Đương nhiệm Phó Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Mông Cổ khi đó đã viết một bản báo cáo điều tra có tên “Báo cáo điều tra liên quan đến nguyên nhân một chiếc máy bay của Trung Quốc rơi xuống lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Mông Cổ”, nhằm đưa ra một góc nhìn khác để giải thích về “Sự kiện 913”.

Báo cáo điều tra nói trên tiết lộ, ngày 4/10/1971, Hội nghị Bộ trưởng nước Mông Cổ đã thông qua nghị quyết số 268, quyết định thành lập Ủy ban điều tra sự kiện máy bay rơi, trong thời gian từ ngày 8 – 18/10/1971 “tiến hành công tác phán đoán và giám định đối với nguyên nhân xuất hiện và nhiệm vụ bay của chiếc máy bay rơi trong lãnh thổ nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ”.

Hội nghị Bộ trưởng của Mông Cổ tương đương với Quốc vụ viện của Trung Quốc, Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng là người đứng đầu chính phủ Mông Cổ.

Theo nghị quyết số 268, tổ điều tra gồm 9 người được thành lập và do Thiếu tướng quân đội Mông Cổ lãnh đạo. Sau khi xảy ra sự kiện máy bay rơi, ngày 15/9, có 7 người trong tổ điều tra từng cùng Đại sứ Trung Quốc trú tại Mông Cổ là Hứa Văn Ích và Thư ký thứ 2 Tôn Nhất Tiên đến hiện trường máy bay rơi.

Phần đầu của báo cáo đã miêu tả chi tiết tình hình hiện trường vụ máy bay rơi, nhất là vũ khí và tình trạng chết của 9 thi thể được phát hiện tại hiện trường.

Hiện trường phát hiện 7 khẩu súng lục, 1 khẩu súng tiểu liên. Trong đó, 7 khẩu súng lục đều có ghi chi tiết mã số, tuân theo chế độ quản vũ khí lý nghiêm của quân đội Trung Quốc, thông qua mã số của những khẩu súng lục này có thể điều tra ra chúng được phát cho ai, nhưng những thông tin này lại thuộc thông tin quân sự cơ mật của ĐCSTQ.

Hiện trường phát hiện 9 thi thể, “tất cả thi thể đều bị thiêu cháy, có một số thi thể có đầu bị rạn nứt và tứ chi bị đè nát.”

Từ những ghi chép chi tiết về tình hình mỗi thi thể trong báo cáo điều tra, đều không phát hiện có vết thương bởi súng, phần lớn là bị thiêu cháy và bị thương trong quá máy bay rơi.

Người của phía Mông Cổ đến hiện trường xảy ra tai nạn đầu tiên còn lấy ra được một vài văn kiện, tư liệu, ảnh và tiền Nhân dân tệ từ trong đám cháy, còn có băng từ ghi âm có ghi rõ “Made in Japan”, trên vỏ hộp có ghi chữ “lấy đi từ Bắc Kinh”. Ngoài ra, còn có nhiều tài liệu và băng từ khác đã bị thiêu rụi.

Về nguyên nhân máy bay rơi, báo cáo điều tra cho rằng có 4 điểm đáng chú ý:

  1. Trước khi bị rơi, chiếc máy bay này bay với tốc độ 500 – 600km/h, bay thẳng, trước khi tiếp đất không có thả giá đỡ dùng để cất cánh và hạ cánh, bánh xe cũng không được hạ xuống, cánh tà sau và đèn báo tiếp đất không bật.
  2. Mảnh vỡ khung máy bay rơi và phân tán trong phạm vi 600×100 mét vuông, điều này chứng minh chiếc máy bay này bay với tốc độ nói trên hoặc cao hơn.
  3. Máy bay bị rơi dẫn đến nổ và cháy trong phạm vi lớn, đám cháy sau khi nổ vẫn tiếp tục cháy trong thời gian dài. Điều này chứng minh khi vụ tai nạn xảy ra, máy bay vẫn đem theo đủ nhiên liệu để có thể tiếp tục bay.
  4. Trong khoảnh khắc xảy ra tai nạn, động cơ máy bay vẫn đang vận hành hết tốc độ, và không có tổn hại (động cơ không có dấu vết bị cháy hoặc bị tổn hại).

Bên cạnh việc đưa ra nguyên nhân máy bay rơi là do con người, báo cáo cũng đưa ra phản bác với đề xuất của Trung Quốc liên quan đến máy bay bị rơi là do bị mất phương hướng. Báo cáo chỉ ra máy bay Trident được trang bị hệ thống radar khí tượng tiên tiến, khi đó ở Đông bộ và Nam bộ của Mông Cổ có thời tiết nắng ráo, nên máy bay không thể nào mất phương hướng. Trước khi bị rơi, rốt cuộc máy bay đã xảy ra chuyện gì? Đây là điều rất kỳ lạ.

Ngày 2/3/2014, tờ Sing Pao Daily News tại Hồng Kông đưa tin, khi đó hộp đen của chiếc máy bay Trident mà Lâm Bưu ngồi đã ghi âm đoạn đối thoại trước khi rơi cho thấy, người điều khiển nhận được mật lệnh lên máy bay nằm vùng của Uông Đông Hưng, và âm thầm thay đổi hành trình bay đến Mông Cổ, để tạo “sự thực” Lâm Bưu có kế hoạch chạy trốn.

Một phiên bản khác được lưu truyền trên mạng nói, cáo buộc Lâm Bưu “chạy trốn” của chính quyền Trung Quốc là bôi nhọ hãm hại Lâm Bưu. Theo tài liệu từ tay người thứ nhất, Lâm Bưu, Diệp Quần và Lâm Lập Quả đang ngồi xe trên đường tới Bắc Đới Hà, thì bị Mao Trạch Đông chỉ huy bộ đội Ngự Lâm Quân 8314, dùng súng bắn từ sau xe đến chết, sau đó được đưa lên máy bay bay lên không để xóa bỏ dấu vết.

Một phiên bản khác cho rằng, máy bay mà Lâm Bưu ngồi đã bị tên lửa đạn đạo của ĐCSTQ bắn hạ. Phần lớn người ủng hộ quan điểm này.

Các tài liệu công khai của chính quyền ĐCSTQ liên quan đến hiện trường máy bay rơi đa phần đều là những bài viết hồi ký của Hứa văn Ích và Tôn Nhất Tiên. Còn bản báo cáo của Đại sứ quán Trung Quốc trú tại Mông Cổ liên quan đến sự kiện này được giao cho lãnh đạo cấp cao của ĐCTQ đến nay vẫn là tài liệu cơ mật.

Tác giả Lý Tiêu từng viết trong bài “Bí ẩn vụ án Lâm Bưu” rằng: sau “Sự kiện 913, quân đội Trung Quốc có hơn 1000 tướng lĩnh quân đội bị thanh trừng và liên lụy, trong đó có Tư lệnh viên Quân khu Thành Đô là Lương Hưng Sơ và Phó Tư lệnh viên thứ nhất Ôn Ngọc Thành; Chính ủy Quân khu Phúc Châu là Chu Xích Bình; Chính ủy Quân khu Vũ Hán Lưu Phong; Tư lệnh viên Quân khu Tân Cương là Long Kim Thư và Chính ủy Quân khu tỉnh Giang Tây – Trình Thế Thanh; v.v.

Có người nói, những người bị liên lụy trong vụ án Lâm Bưu lên đến 30 nghìn người. Tuy nhiên sự thực Lâm Bưu tử vong do máy bay rơi đến nay vẫn khó mà biết rõ đầu đuôi.

Trí Đạt

Xem thêm: