Ngày 4/6 năm nay là tròn 29 xảy ra sự kiện thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn hay còn gọi là sự kiện “Lục Tứ”, cách đây 29 năm (ngày 4/6/1989), chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đã huy động 300 nghìn quân giới nghiêm tại Quảng Trường Thiên An Môn và các khu vực lân cận ở Bắc Kinh, dùng súng ống và xe tăng để đàn áp những sinh viên và người dân biểu tình ôn hòa. Chính quyền Trung Quốc đã phát động một cuộc thảm sát tanh mùi máu không chỉ gây chấn động Trung Quốc mà cả thế giới cũng vô cùng bàng hoàng, tuy nhiên đến nay, chính quyền Trung Quốc vẫn luôn che giấu tội ác thảm sát những người dân vô tội này.

thảm sát thiên an môn
Ngày 15/4 – 4/6, tại quảng trường Thiên An Môn, sinh viên các trường đại học ở Bắc Kinh và người dân đã tham gia thỉnh nguyện, yêu cầu tự do ngôn luận và báo chí, trừng trị những kẻ tham ô hủ bại. Có người kêu gọi nguyên lão ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình từ chức (Ảnh: Getty Images)

Sự kiện bắt đầu ngày 15/4/1989, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đó là ông Hồ Diệu Bang qua đời, người dân Đại Lục khi đó bắt đầu có các hoạt động tự phát đến Quảng trường Thiên An Môn để tưởng nhiệm ông Hồ Diệu Bang. Từ đó phát triển thành thỉnh nguyện quy mô lớn, yêu cầu “tự do tin tức”, “giải quyết vấn đề tham ô hủ bại, lạm phát, thất nghiệp”. Được biết, khi đó có tớ hàng triệu người tập trung tại Thiên An Môn.

Đương nhiệm Tổng Bí thư trung ương ĐCSTQ khi đó là ông Triệu Tử Dương là người đứng đầu phái ôn hòa, hy vọng đối thoại với người dân để giải quyết ôn hòa, nhưng nguyên lão ĐCSTQ là Đặng Tiểu Bình đứng đầu phe bảo thủ quyết định dùng vũ lực để đàn áp. Cuối cùng, rạng sáng ngày 4/6, quân đội ĐCSTQ bao vây, khống chế Quảng trường Thiên An Môn và tiến hành dùng vũ lực đàn áp, nhiều người dân và sinh viên tay không tấc sắt bị giết chết không thương tiếc. Đây cũng là một cuộc thảm sát người dân Đại lục quy mô lớn trong thời bình khiến người ta phải giật mình kinh sợ của ĐCSTQ.

Sự kiện “Lục Tứ” đã khiến cho ông Triệu Tử Dương bị miễn nhiệm chức vụ, còn người ủng hộ đàn áp sinh viên – đương nhiệm Bí thư thành phố Thượng Hải khi đó là ông Giang Trạch Dân, đã nhân cơ hội này leo lên đỉnh cao quyền lực, trở thành lãnh đạo thế hệ thứ 3 của ĐCSQT.

>>Giang Trạch Dân bước vào Trung Nam Hải nhờ dẫm lên máu của sinh viên?

Theo BBC đưa tin tháng 12/2017, tài liệu giải mật mới nhất của Anh cho thấy, trong sự kiện “Lục Tứ”, quân đội Trung Quốc đã giết hại ít nhất 10.000 người.

Con số này được Đại sứ Alan Donald của Anh trú tại Trung Quốc khi đó, đã thông qua một người bạn là Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc mà có được, sau đó thông qua điện báo mật để gửi về Anh.

Bức điện báo này được gửi sau ngày 5/6/1989, trong đó Alan Donald nói: “Sinh viên biết được rằng họ có 1 giờ đồng hồ để rời khỏi quảng trường Thiên An Môn, nhưng không ngờ chỉ 5 phút sau, xe bọc thép tới liền bắt đầu nổ súng vào sinh viên.”

“Các sinh viên tay dìu nhau, nhưng bị các binh lính bắn quét. Xe tăng bọc thép nhiều lần chèn lên thi thể sinh viên, giống như đang “làm bánh”, xác được máy xúc cuốn đi. Sau đó thi thể bị thiêu, tro cốt bị cuốn theo đường nước ngầm”.

Dưới đây là những bức ảnh lịch sử trong sự kiện “Lục Tứ”, nó đã trở thành bằng chứng cho đoạn lịch sử tàn bạo của chính quyền Trung Quốc. Dù vậy đến nay, tại Trung Quốc Đại Lục, bí ẩn về sự kiện “Lục Tứ” và những bức ảnh như thế này vẫn bị chính quyền Trung Quốc ngăn chặn phong tỏa.

Embed from Getty Images

Trong thời gian diễn ra sự kiện “Lục Tứ”, dưới sự kích động của chính quyền ĐCSTQ, sinh viên, người dân đã hình thành thế đối lập với các binh lính 

Embed from Getty Images

Quân đội được chính quyền Trung Quốc điều động đến đóng quân ở Bắc Kinh, trên đường di chuyển đã bị người dân chặn lại

Embed from Getty Images

Người dân cầm loa hét vào binh lính

Embed from Getty Images

Một sinh viên đang đứng trước các binh lính hét lớn

Embed from Getty Images

Người dân và binh lính tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn

Embed from Getty Images

Sinh viên các trường đại học diễu hành

Embed from Getty Images

Các cơ quan tin tức tại Bắc Kinh diễu hành

Embed from Getty Images

Xe buýt chặn đường để ngăn cản quân đội tiến vào Bắc Kinh

Embed from Getty Images

Xe chở binh lính tiến vào Bắc Kinh bị người dân vây kín

Embed from Getty Images

Một số sinh viên mặc áo viết chữ tự do, ngồi tuyệt thực để kháng nghị tại Thiên An Môn

Embed from Getty Images

Người dân chạy xe máy thỉnh nguyện

Embed from Getty Images

Người của tòa án cũng tham gia thỉnh nguyện

Embed from Getty Images

Y tá tham gia cứu hộ sinh viên tuyệt thực thỉnh nguyện bị hôn mê

Embed from Getty Images

Y tá tham gia cứu hộ sinh viên tuyệt thực thỉnh nguyện bị hôn mê

Embed from Getty Images

Sinh viên tuyệt thực để thỉnh nguyện

Embed from Getty Images

Người các dân tộc cũng tham gia thỉnh nguyện

Embed from Getty Images

Người dân tưởng niệm Tổng Bí thư ĐCSTQ Hồ Diệu Bang qua đời vị bị bệnh

Embed from Getty Images

Xe tăng đang tiến vào khu vực thành phố Bắc Kinh

Embed from Getty Images

Sinh viên đối thoại với binh lính

http://gty.im/52017205

Sinh viên đắp tượng Nữ thần dân chủ

Embed from Getty Images

Có người thỉnh nguyện còn ném cả thứ dơ bẩn lên ảnh ông Mao Trạch Đông treo ở Thiên An Môn

Embed from Getty Images

Binh lính đang trên xe sẵn sàng đợi lệnh

Embed from Getty Images

Người dân thỉnh nguyện hét lớn

Embed from Getty Images

Người dân thỉnh nguyện tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn

Embed from Getty Images

Người thỉnh nguyện hô vang khẩu hiệu

Embed from Getty Images

Quân đội bắt đầu ập vào trong quảng trường đàn áp người thỉnh nguyện

Embed from Getty Images

Người nước ngoài cũng tham gia vào đội ngũ thỉnh nguyện

http://gty.im/959485412

Đương nhiệm Tổng bí thư ĐCSTQ khi đó là Triệu Tử Dương đối thoại với sinh viên, ông rơi nước mắt khuyên sinh viên rời khỏi quảng trường

Embed from Getty Images

Người nước ngoài bị binh lính bắn bị thương

Embed from Getty Images

Người thỉnh nguyện và các y tá cứu hộ tập trung tại quảng trường

 

Trí Đạt

Xem thêm: