Ngày 17/8, ông Tập Cận Bình đã chủ trì hội nghị lần thứ 10 của Ủy ban Tài chính Kinh tế Trung ương, nhấn mạnh từ “làm cho số ít người bắt đầu giàu lên” chuyển sang “sự thịnh vượng chung/ cùng giàu có”, để doanh nghiệp tư nhân phục tùng ý chí của đảng. Một số kênh truyền thông bên ngoài Trung Quốc đã tiến hành phân tích và đưa tin về hướng chiến lược mới này của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

p2991131a581288970
Ông Tập Cận Bình (Ảnh: Flickr/United Nations Photo/CC BY-NC-ND 2.0).

Đây là lần đầu tiên ông Tập Cận Bình công khai chủ trì hội nghị sau 2 tuần im lặng. Kênh truyền hình CNBC tại Mỹ hôm 18/8 cho biết, trước đó ông Tập Cận Bình và các lãnh đạo khác của ĐCSTQ đi nghỉ tại Bắc Đới Hà. Theo thông lệ, tại đây họ đã tiến hành thảo luận chính trị một cách bí mật. 

Ông Tập Cận Bình nắm quyền từ năm 2012 đến nay, ĐCSTQ vẫn luôn ưu tiên việc xóa nghèo và xây dựng ‘xã hội tiểu khang’, cho rằng những mục tiêu này là cốt lõi của việc thúc đẩy hạnh phúc và lợi ích, cũng như củng cố nền tảng chấp chính. Bắt đầu từ năm ngoái, ĐCSTQ đã nhắm mục tiêu vào xã hội thượng tầng, tấn công ngành công nghệ đã tạo ra được một số tỷ phú. Hôm 18/8, Bloomberg News cho biết, tại hội nghị của Ủy ban Tài chính Kinh tế, ông Tập Cận Bình đã đưa ra thông báo cho những công dân giàu có nhất Trung Quốc, đưa ra đề cương “sự thịnh vượng chung”, bao gồm giám sát quản lý và tái phân phối thu nhập. 

Tóm tắt điểm chính của hội nghị được trang mạng Tân Hoa Xã công bố cho thấy, các quan chức thề phải “tăng cường quản lý giám sát và điều chỉnh đối với người thu nhập cao, bảo hộ thu nhập hợp pháp, điều chỉnh hợp lý thu nhập quá cao, khuyến khích nhóm người và doanh nghiệp thu nhập cao báo đáp lại xã hội nhiều hơn”. Bloomberg News đưa tin, dấu hiệu này cho thấy chiến dịch 10 tháng nhắm vào các công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng, và sẽ bao gồm các mục tiêu rộng lớn hơn nữa.

Mấy tháng qua, việc thực hiện “sự thịnh vượng chung” đã trở thành một chủ đề của các cuộc thảo luận chính trị Trung Quốc. Trong mấy thập kỷ qua, hiện tượng bất bình đẳng thu nhập của Trung Quốc đang gia tăng, xã hội Trung Quốc hiện tại là kết cấu xã hội phân hóa giàu nghèo rất điển hình, tài sản đều tập trung ở đỉnh kim tự tháp. Thời báo Tài chính (Financial Times) hôm 18/8 đã trích dẫn số liệu năm 2019 của nhóm giáo sư Thomas Piketty thuộc Trường Kinh tế học Paris và chỉ ra, 10% thu nhập cao nhất của Trung Quốc năm 2015 có 41% thu nhập quốc dân, cao hơn mức 27% của năm 1987.

Tổng hợp thông tin từ các kênh truyền thông, kể từ cuối năm ngoái, chính quyền ĐCSTQ đã bắt đầu một cuộc đàn áp toàn diện đối với các công ty Internet, dẫn đến các tỷ phú liên tiếp quyên góp tiền và từ chức, không chỉ dẫn đến bán tháo cổ phiếu khái niệm Trung Quốc, mà còn khiến một số lượng lớn người thất nghiệp; chỉ riêng việc loại bỏ dạy thêm sẽ khiến 10 triệu giáo viên và 30 – 40 triệu người trong lĩnh vực này phải đối mặt với việc tìm việc làm mới.

Hội nghị Kinh tế Tài chính Trung ương lần này nhấn mạnh cần “điều tiết hợp lý thu nhập cao quá mức, khuyến khích các nhóm thu nhập cao và các doanh nghiệp báo đáp lại xã hội nhiều hơn”. Theo phân tích của các kênh truyền thông ngoài Trung Quốc, đây là lý do đằng sau cuộc đàn áp, giám sát và quản lý các công ty công nghệ. Thông tin truyền đạt là gần đây ĐCSTQ tấn công nhóm người thu nhập cao và thu nhập phi pháp là hành động hợp lý, sự đàn áp mang tính phá hủy ngành nghề cũng là hợp lý.

Chiết Giang thí điểm trước

Chính quyền ĐCSTQ đã chỉ định Chiết Giang là nơi thí điểm cho “sự thịnh vượng chung”. Chiết Giang là trụ sở chính của Tập đoàn Alibaba. Tháng trước, Chiết Giang đã công bố kế hoạch chi tiết để tăng thu nhập khả dụng bình quân đầu người lên 75.000 nhân dân tệ (11.563 USD) vào năm 2025, tăng 45% trong vòng 5 năm. Đồng thời, hy vọng rằng thu nhập từ tiền lương có thể chiếm hơn một nửa GDP, và tỷ lệ đô thị hóa cũng sẽ tăng lên 75%.

Để đạt được mục tiêu, Chính quyền tỉnh Chiết Giang sẽ khuyến khích người lao động tiến hành đàm phán tập thể để tăng lương; khuyến khích các công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán tăng cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông; khuyến khích nông dân thực hiện các chiến lược kinh doanh; thúc đẩy phát triển các sản phẩm tài chính.

Lộ trình cũng nêu rõ chính phủ sẽ bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người giao hàng và tài xế xe buýt, đồng thời thực hiện các chính sách ưu đãi thuế đối với các khoản đóng góp từ thiện.

Các nhà phân tích nước ngoài cho rằng dự kiến ​​sẽ có thêm nhiều biện pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, chẳng hạn như giảm tỷ lệ dự trữ tiền gửi bắt buộc.

ĐCSTQ muốn doanh nghiệp tư nhân ngoan ngoãn nghe theo

Đài truyền hình WTHI có trụ sở tại Los Angeles đưa tin, Hội nghị Tài chính Trung ương lần này cũng nhắc lại câu nói nổi tiếng của ông Đặng Tiểu Bình, “để một số người giàu có trước”. Đây cũng là đường lối cơ bản và nhất trí của ĐCSTQ lúc bấy giờ, nghĩa là làm giàu là hợp pháp, nắm giữ của cải cũng là hợp pháp. Trên thực tế, đó là ‘viên thuốc định tâm’ đối với tầng lớp giàu có, là bảo họ đừng chạy, đừng hoảng sợ và ở lại với ĐCSTQ.

Một doanh nhân Trung Quốc nói rằng sự chú trọng mới về bất bình đẳng và các vấn đề xã hội khác, cùng với cuộc đàn áp gần đây đối với Didi Chuxing và các công ty giáo dục, đã gửi một tín hiệu rõ ràng đến các công ty tư nhân, “Đảng muốn có quyền phát ngôn lớn hơn nữa đối với doanh nghiệp tư nhân, cũng hy vọng các doanh nghiệp tư nhân có thể ngoan ngoãn nghe theo nhiều hơn nữa”.

Trang tin The Information đưa tin, cuối tháng Tư, 3 doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã mua lại 1% cổ phần và ghế hội đồng quản trị của công ty con ByteDance ở Bắc Kinh, ByteDance là công ty mẹ của Douyin. Điều này đã gây ra suy đoán rằng Chính phủ Trung Quốc có thể thúc đẩy “cổ phiếu vàng” và đại diện hội đồng quản trị trong các công ty công nghệ khác, đặc biệt là ở cấp công ty mẹ.

Theo Wikipedia, Ủy ban Tài chính Kinh tế Trung ương Trung Quốc là cơ quan điều phối công tác tài chính kinh tế do ĐCSTQ lãnh đạo.

Cổ Vọng Cầm, Vision Times

Xem thêm: