Tính năng chính của ứng dụng WeChat là dùng để nhắn tin, tuy nhiên hiện nay, nhà phát triển Tencent còn nâng cấp WeChat với nhiều tính năng như: chứng minh nhân dân điện tử của Trung Quốc, mạng xã hội, thanh toán hóa đơn, chơi game, đặt lịch khám bệnh, đặt taxi, thuê xe đạp, mua thức ăn… Có thể nói WeChat là tích hợp của tất cả những ứng dụng phổ biến như: Facebook, Messenger, Apple Pay, Samsung Pay… Ngoài ưu thế tuyệt đối ở Trung Quốc, WeChat cũng khá nổi tiếng ở châu Á.

ung dung wechat mobile
(Ảnh: Shutterstock)

Dưới đây là bài bình luận của một người Hoa sống tại Mỹ đăng trên tờ Epoch Times dưới bút danh “Ge Bidong”. Bài viết cho biết tầm ảnh hưởng sâu rộng của ứng dụng nhắn tin WeChat – hiện đang có khoảng 1 tỷ người dùng.

                —***—

Khi tôi đề cập đến các cuộc biểu tình diễn ra ở Hồng Kông với một số người Hoa sống ở Mỹ trong nhiều năm, họ đã thốt lên, “Tại sao bạn lại ủng hộ những ‘tên côn đồ ly khai Hồng Kông’?” Khi tôi cố nói với họ những gì thực sự đang xảy ra ở Hồng Kông – một cuộc chiến chống lại sự xâm phạm và kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), hầu như tất cả họ đều đưa ra các thông tin từ ứng dụng WeChat để bảo vệ cho quan điểm của mình.

Trong những tháng gần đây, xã hội quốc tế đã đón nhận và hiểu rõ mục đích của cuộc biểu tình ở Hồng Kông. Có thể thấy, do bị phong tỏa và bưng bít về thông tin, người dân tại Trung Quốc đại lục đã có những phản ứng kỳ lạ trước sự kiện này. Tuy nhiên, thật không thể tin được một số người Trung Quốc tại hải ngoại lại ủng hộ cho ĐCSTQ và tỏ thái độ chế giễu Hồng Kông.

Nếu quan sát kỹ hơn, chúng ta có thể nhận ra rằng những nhóm người ngoan cố này có một điểm chung, đó chính là đều sử dụng WeChat. Đối với nhiều người Trung Quốc ở nước ngoài, WeChat đóng vai trò rất quan trọng trong việc “dắt mũi” và thao túng dư luận bằng các quan điểm ​​chính trị.

Mới đây, FBI và Twitter đã nhận thức được sự xâm nhập độc hại về mặt tư tưởng của ĐCSTQ và đang thực hiện các biện pháp để ngăn chặn điều này. Tuy nhiên, họ có thể đã bỏ qua WeChat, một công cụ tuyên truyền to lớn và mạnh mẽ của ĐCSTQ.

nguoi dung wechat
Tencent không cung cấp số lượng người dùng WeChat ở từng quốc gia, ảnh này là do một đài truyền hình Trung Quốc cung cấp, cho thấy khái quát mức độ phổ biến của WeChat ở châu Á, Bắc Mỹ và châu Âu (Ảnh qua Quora)

WeChat đã tuyên truyền những thông tin ngụy tạo khéo léo của ĐCSTQ

Theo Tencent, công ty cổ phần đầu tư của Trung Quốc đã tạo ra và phát triển WeChat, có hơn 100 triệu người bên ngoài quốc gia này đã sử dụng ứng dụng trên, hầu hết trong số đó là người Trung Quốc ở hải ngoại.

Đối tượng sử dụng WeChat chủ yếu là người Đài Loan và những người có quan hệ làm ăn kinh doanh với Trung Quốc đại lục và Hoa kiều. Phạm vi ảnh hưởng của ứng dụng này là vô cùng to lớn.

Người Trung Quốc ở hải ngoại đã quen sử dụng tính năng gọi video miễn phí của WeChat để liên lạc với các thành viên trong gia đình và những đối tác kinh doanh tại Trung Quốc. Ngoài ra, họ có thể gửi và nhận được thông tin từ các nhóm trên WeChat. Nhiều người trong số họ không biết hoặc không quen sử dụng các ứng dụng mạng xã hội khác như Facebook, Twitter hoặc Line do giới hạn về ngôn ngữ hoặc thói quen của bản thân. Vậy nên, WeChat là ứng dụng truyền thông xã hội duy nhất mà họ sử dụng.

Trong vài tháng qua, tôi đã phát hiện rằng hầu hết mọi thông tin về Hồng Kông được đăng trên WeChat là hoàn toàn sai sự thật. Trong những thông điệp được phát tán rộng rãi, các cuộc biểu tình ở Hồng Kông được miêu tả là chuỗi các hành động bạo lực khủng khiếp của phe ly khai Hồng Kông.

Tôi tự hỏi bản thân, nếu không có các nguồn thông tin khác mà chỉ thấy hàng loạt các tin tức giả mạo kia, tôi cũng sẽ tức giận với những người biểu tình ở Hồng Kông, đúng không? Do đó, tôi đã nhiều lần thử cung cấp một số thông tin trên WeChat, nhưng tất cả đều bị chặn.

>> CCTV đưa tin giả về cô gái bị người biểu tình Hồng Kông xâm hại

Một số giáo sư đại học ở Trung Quốc đã gửi cho tôi những thông tin dối trá đang được lưu truyền trên WeChat, với hy vọng rằng tôi sẽ tin họ. Không ai biết những điều này là giả vì tôi không thể gửi đi bất kỳ thông tin phản ánh sự thật nào.

WeChat chặn tất cả các thông tin phơi bày sự thật, vì vậy mọi người chỉ quen với việc nhận các thông tin sai lệch.

Ngày 18/8, tại một cuộc mít-tinh ủng hộ Hồng Kông ở Los Angeles (Hoa Kỳ), một người đàn ông đã chửi rủa nhắm vào đám đông đang tụ tập. Ông nói với mọi người rằng đây là mảnh đất của Thành Cát Tư Hãn và Trung Quốc. Hóa ra ông ta tin rằng Hoa Kỳ bị người Mông Cổ chiếm đóng, mà người Mông Cổ bây giờ cũng là người Trung Quốc, vậy nên, Hoa Kỳ cũng thuộc sở hữu của ĐCSTQ tương tự như Đài Loan. Đó là lý do có một số người vẫn trở nên vô lương tâm dù cho họ đang sinh sống ở Hoa Kỳ.

Vậy, họ lấy những thông tin kiểu như trên ở đâu? Câu trả lời chính là WeChat. Đây là những người “nghiện” dùng WeChat, họ luôn cho rằng những thông tin có trên ứng dụng này là sự thật.

Trên thực tế, các sự việc như đánh đập những người diễu hành ở New York, đám đông người cộng sản bạo lực ở Canada và Úc, băng đảng Phúc Kiến xuất hiện ở Hồng Kông, chủ yếu lan truyền thông qua các nhóm được kết nối trên WeChat.

>> “Những người Hoa dân tộc chủ nghĩa quấy rối tôi, nhưng tôi đã từng như họ”

Nhờ ứng dụng này, ĐCSTQ có thể dễ dàng tiến hành kiểm soát và kích động một lượng lớn những người dùng đọc tin trên WeChat.

Bộ Công an quản lý nội dung dữ liệu trên hệ thống máy chủ của WeChat

Theo thông tin do Tencent công bố, có 1 tỷ người tại Trung Quốc đang sử dụng WeChat. Như vậy, hầu hết những dùng người internet ở Trung Quốc đều tham giả sử dụng WeChat.

Tại đây, tất cả người dùng WeChat đều biết rằng họ bị cảnh sát mạng theo dõi và không có quy định rõ ràng trong việc chặn các tài khoản. Vào năm 2014, các báo cáo của Trung Quốc cho biết Bộ Công an Trung Quốc chính thức quản lý nội dung dữ liệu trên hệ thống máy chủ của WeChat, qua đó biến WeChat trở thành một phần bộ máy của chế độ cộng sản, chứ không đơn thuần chỉ là một ứng dụng xã hội.

Ở Trung Quốc, các tờ báo của ĐCSTQ và chương trình phát sóng trên truyền hình đều không được quan tâm. Sau khi Internet xuất hiện, QQ, Weibo và BBS đã trở thành nền tảng chính để thế hệ trẻ trao đổi thông tin.

Nhằm ngăn chặn không cho những ứng dụng xã hội trên ảnh hưởng đến chế độ độc tài, ĐCSTQ đã thực hiện một loạt các biện pháp kiểm soát, thiết lập một tường lửa quốc tế, cấm sử dụng Google và hạn chế việc truy cập vào các nền tảng truyền thông xã hội như blog và microblog. WeChat đã được tạo ra trong bối cảnh như vậy. Ứng dụng này là công cụ theo dõi, sàng lọc và cung cấp thông tin một chiều của ĐCSTQ.

ĐCSTQ đã chặn tất cả các phương tiện truyền thông xã hội quốc tế và phát triển mạnh mẽ các chức năng mới của WeChat, khiến ứng dụng này trở thành sự lựa chọn duy nhất của người dân Trung Quốc.

Hơn nữa, cước phí sử dụng điện thoại di động để liên lạc là rất cao, vậy nên, ĐCSTQ đã buộc người dân phải dùng các tính năng liên lạc miễn phí có trên WeChat. Khi ứng dụng này bắt đầu thu phí, mọi người đã không thể từ bỏ nó bởi việc sử dụng WeChat đã trở thành thói quen hàng ngày.

Tuy nhiên, trên hệ thống máy chủ của WeChat, các nhân viên của Bộ Công an phục vụ cho ĐCSTQ đã tiến hành thu thập tất cả thông tin của người dùng để thực hiện việc giám sát đối với hầu hết mọi người dân Trung Quốc. WeChat thực sự đã trở thành một công cụ mà chính quyền Trung Quốc sử dụng nhằm kiểm soát người dân.

>> 6 cách chính quyền Trung Quốc giám sát chặt chẽ 1,4 tỉ dân

Một cựu biên tập viên ở Trung Quốc đã gửi cho tôi một đoạn video từ WeChat với nội dung: “Denise Ho đã đưa ra những bình luận chống chế độ cộng sản và Hồng Kông tại Liên Hợp Quốc. Sau khi trở về Hồng Kông …” Đoạn video đó lại nhắc đến một vụ lạm dụng tình dục ở Hàn Quốc vài năm trước. Video này đã trở thành nội dung được xem nhiều nhất trên WeChat, được sử dụng cho mục đích giáo dục về “tinh thần yêu nước”. Đó là những kiểu thông tin mà mọi người đã nhận được trên WeChat trong một khoảng thời gian dài.

Người gửi video trên cho tôi không phải là người ủng hộ chế độ cộng sản, tuy nhiên, anh ta đã đưa ra thông tin sai lệch bởi không nắm được nguồn tin chính xác. Do đó, người dân dễ bị kích động khi nghe những lời dối trá trên WeChat vì họ không có được những thông tin đa chiều để nhận định bản chất sự việc.

“Vũ khí hạt nhân” của ĐCSTQ trong chiến tranh quốc tế

Có rất nhiều người sử dụng WeChat làm phương tiện liên lạc, vậy nên, những đối tác kinh doanh và các mối quan hệ xã hội của họ cũng cần sử dụng ứng dụng này. Điều đó đã làm gia tăng phạm vi giám sát và thu thập thông tin của ĐCSTQ. Khi mọi người sử dụng WeChat trên toàn thế giới, Bộ Công an sẽ có thể dễ dàng thu thập một lượng lớn thông tin tình báo thông qua hệ thống máy chủ của ứng dụng này.

Thêm vào đó, “tai mắt” của ĐCSTQ hoạt động tại trụ sở của công ty Tencent sử sẽ dụng WeChat để làm công cụ truyền bá những lời dối trá, che đậy sự thật và kích động những người “nghiện” dùng WeChat, khiến họ trở nên thiếu sáng suốt, bốc đồng và từ đó phá hoại xã hội dân chủ.

WeChat hiện không chỉ là một ứng dụng mạng xã hội; nó còn là thứ vũ khí chiến tranh mà ĐCSTQ dùng để đàn áp nội bộ cũng như chống lại các cuộc tấn công đến từ bên ngoài. Theo ĐCSTQ, WeChat là vũ khí quan trọng cho các cuộc chiến tranh quốc tế. Trên thực tế, nhiều người Hoa đã quá phụ thuộc vào ứng dụng này, vậy nên, WeChat đã trở nên đáng sợ chẳng khác nào một quả bom nguyên tử khi hàng loạt các thông tin cá nhân của người dùng đang nằm trong tay ĐCSTQ.

Liệu cộng đồng quốc tế có nên cảnh giác cao độ với việc sử dụng WeChat hay không? Chúng ta có cần làm gì đó trước khi quá muộn?

Theo Ge Bidong/ET,
Phan Anh