Những ngày gần đây, tờ Ta Kung Pao (Đại Công Báo) của Hồng Kông liên tục đăng những báo cáo vu khống Pháp Luân Công, đồng thời cử người theo dõi phóng viên Lương Trân của Epoch Times. Đằng sau hành vi bất thường của Ta Kung Pao là sự tiếp diễn của cuộc đấu đá trong nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Hồng Kông.

id12922098 DSC 1816 01 600x400 1
Ngày 3/5/2021, đại diện các học viên Pháp Luân Công ở Hồng Kông đã kháng nghị tại trụ sở chính của Ta Kung Pao ở Aberdeen. Họ cực lực lên án Ta Kung Pao vì đã xuất bản các bài báo phỉ báng Pháp Luân Công và yêu cầu Ta Kung Pao gỡ bỏ các bài báo vu khống trên và xin lỗi công khai. (Ảnh: Tống Bích Long / Epoch Times)

Xuất thân thực sự của Ta Kung Pao

Ta Kung Pao hiện là tờ báo do Ủy ban Công tác Hồng Kông và Macao của ĐCSTQ (nay là Văn phòng Liên lạc) trực tiếp lãnh đạo sau năm 1949. Đây thực sự là miệng lưỡi của ĐCSTQ tại Hồng Kông, thường xuất bản các báo cáo chính sách hữu quan ở Bắc Kinh. Tờ báo này còn tổ chức các hoạt động với một số hiệp hội ủng hộ cộng sản ở Hồng Kông. Ta Kung Pao, Hong Kong Commercial Daily và Wen Wei Po (Văn Hối Báo) là số ít các tờ báo và trang web của Hồng Kông không bị cấm ở Trung Quốc Đại Lục.

Tờ Ta Kung Pao được thành lập sớm nhất tại Tô giới của Pháp ở Thiên Tân năm 1902. Đây từng là một trong những tờ báo có sức ảnh hưởng nhất ở Trung Hoa Dân Quốc. Trước năm 1949, Ta Kung Pao theo đuổi “Bốn nguyên tắc” (không đảng, không bán, không ích kỷ, không mù quáng). Sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền, Ta Kung Pao đã được ĐCSTQ tiếp quản và xuất bản ở Bắc Kinh và Hồng Kông, đặc biệt là ở Hồng Kông, nhằm lên tiếng thay cho ĐCSTQ.

Theo cuốn “Tài liệu về Văn phòng Lục quân đường số 8 ở Hồng Kông” do Công ty Sách Trung Hoa Hồng Kông xuất bản năm 2012, ông Lưu Thừa Chí, lúc đó là Phó trưởng Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ, “thường xuyên thúc giục Ủy ban Công tác Hồng Kông và Macao, người phụ trách ‘Wen Wei Po’ và ‘Ta Kung Pao’ Hồng Kông rằng: ‘Không được biến các tờ báo của chúng ta ở Hồng Kông thành khuynh hướng cánh tả, cũng không được làm giống như ‘Nhân dân Nhật báo’, mà phải mang bản sắc của Hồng Kông.”

Trong “Cuộc bạo động năm 67” năm 1967, ông Quý Di Minh, chủ tòa soạn lúc bấy giờ của Ta Kung Pao, giữ chức phó chủ tịch “Ủy ban đồng bào Hồng Kông và Cửu Long chống lại cuộc đàn áp ở Hồng Kông và người Anh”. Tờ báo này cũng đăng “Mao Trạch Đông Ngữ lục”, trong đó có số đặc biệt “Chúng ta tất thắng, Hồng Kông và Anh tất thua”.

Ngày 2/12/2010, Ta Kung Pao báo cáo rằng “Doanh thu hàng năm của Công viên Victoria dự kiến ​​sẽ tăng gấp đôi tại hội chợ thương mại hàng năm”. Dòng chữ kỳ lạ “hy vọng sẽ mang đến sự phá thai trong các quầy hàng thịnh vượng” xuất hiện trong bài viết. Sau đó người ta phát hiện ra rằng các chữ Hán tự giản thể nguyên ban đầu là “hy vọng mang đến những dòng người trong các quầy hàng thịnh vượng.”

Trong tiếng Trung giản thể “dòng người” (nhân lưu) là từ viết tắt của “sảy thai nhân tạo” (nhân công lưu sản) (tức “phá thai”). Khi tờ báo tự động chuyển đổi các ký tự giản thể thành các ký tự chính thể (phồn thể), từ “dòng người” (nhân lưu) lại trở thành “sảy thai nhân tạo” (nhân công lưu sản, tức phá thai). Điều này khiến mọi người dự đoán rằng bài báo này thực sự đến từ Trung Quốc Đại Lục.

Ngày 6/2/2011, Ta Kung Pao lại mắc lỗi tương tự. Trong bản báo cáo “Hoạt động kinh doanh phá thai trong trung tâm thương mại tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái”, từ “phá thai” cũng đã xuất hiện nhiều lần.

Ta Kung Pao, Wen Wei Po, Hong Kong Commercial Daily Hong Kong Economic Herald được gọi chung là “bốn tờ báo cánh tả” của Hồng Kông, thường sử dụng văn phong của Cách mạng Văn hóa. Theo một cuộc thăm dò năm 2016 do Trung tâm Khảo sát Truyền thông và Dư luận của Đại học Trung Văn Hồng Kông thực hiện, điểm uy tín của Ta Kung Pao là 4,21, đứng đầu từ dưới lên trong số các tờ báo trả phí. Trong cuộc bình chọn tháng 11/2019, Ta Kung Pao một lần nữa đứng cuối bảng, với số điểm chỉ 3,30.

Ta Kung Pao được hợp nhất và bị thanh trừng trong cuộc đấu đá nội bộ của ĐCSTQ

Tháng 2/2016, Ta Kung Pao và Wen Wei Po hợp nhất thành “Tập đoàn truyền thông Hong Kong Takung Wenhui”, nhưng Ta Kung Pao lại bãi bỏ 21 văn phòng ở các tỉnh và thành phố khác nhau ở Trung Quốc. Việc hợp nhất chỉ là một cái vỏ bọc, Ta Kung Pao thực sự đã bị thanh trừng một cách biến tướng.

Ta Kung Pao bị thanh trừng chủ yếu vì nó luôn đóng vai trò là kênh truyền thông cốt lõi của phe Giang Trạch Dân, ủng hộ mạnh mẽ phong trào “hát nhạc đỏ, đánh quân đen” (ca ngợi cách mạng, dẹp quân gian ác) của Bạc Hy Lai.

Ngày 6/2/2012, Vương Lập Quân cải trang để bước vào Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô, sự kiện “Nhạc cách mạng Trùng Khánh vang vọng khắp Hương Giang (Hồng Kông)” do Ta Kung Pao tổ chức cũng được ra mắt hoành tráng tại Hồng Kông. Để tâng bốc Bạc Hy Lai, chủ tòa soạn Khương Tại Chung nói rằng ông sẽ có mặt trong mỗi buổi diễn của các ban nhạc cách mạng. Y còn phỉnh nịnh rằng: “Mỗi buổi diễn tôi đều có những cảm xúc và trải nghiệm mới.”

Sau khi mô hình hát nhạc đỏ đánh quân đen của Trùng Khánh bị bác bỏ, một số cá nhân và tổ chức nhận tài trợ từ Trùng Khánh đã bị điều tra, trong đó có Ta Kung Pao. Tờ Ta Kung Pao đưa tin vụ Vương Lập Quân và Bạc Hy Lai có khuynh hướng rõ ràng. Đồng thời, tờ báo này cũng bị cáo buộc đã can thiệp vào việc triển khai đảo chính của Bạc Hy Lai, âm mưu chặn ông Tập Cận Bình. Khi Chu Vĩnh Khang lâm vào tình trạng khủng hoảng, tờ Ta Kung Pao cũng hết lần này đến lần khác đưa tin về Chu Vĩnh Khang, thả bom khói tạo bức màn che chở cho Chu Vĩnh Khang.

Ngày 18/4/2013, Ta Kung Pao đưa tin “Duyên kỳ ngộ ở Bắc Kinh: Tổng Bí thư Tập đã lên xe của tôi”. Bài viết này đã được các kênh truyền thông Trung Quốc Đại Lục nhanh chóng đăng lại. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã chính thức bác bỏ tin đồn này. Ta Kung Pao cũng ngay lập tức tuyên bố xin lỗi vì đã đưa tin tức giả.

Người ta thường cho rằng việc ông Tập Cận Bình chỉ dẫn theo thư ký đi cùng, không phù hợp với thông lệ hoạt động cấp cao của ĐCSTQ. Ta Kung Pao có nhiều khả năng là do Trương Đức Hồng và Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ phe Giang vào thời điểm đó, xúi giục. Họ cố tình tạo tin giả và thậm chí cố tình “dọa giết” những người trong phe của ông Tập Cận Bình, nhằm cảnh báo ông Tập không được “vượt biên” mà đụng đến vấn đề Pháp Luân Công. Các hành động chống tham nhũng của ông Tập cũng phải có chừng mực.

Ta Kung Pao cũng có quan hệ mật thiết với ông Lương Chấn Anh, cựu Trưởng đặc khu Hồng Kông. Tờ báo này nhiều lần ủng hộ ông Lương Chấn Anh bằng các bài báo trên trang nhất và được coi là một trong những người cùng phe của ông Lương Chấn Anh. Các kênh truyền thông do phe Giang kiểm soát như Xinbao (Tân Báo), Sing Pao Daily News (Thành Báo), Asia Television (Đài truyền hình châu Á – ATV) đã phá sản hoặc gặp khó khăn trong kinh doanh. Đương nhiên Ta Kung Pao cũng không thể thoát khỏi số phận bị thanh trừng.

Ta Kung Pao vẫn luôn hợp tác phỉ báng Pháp Luân Công

Ngày 20/7/1999, Giang Trạch Dân hạ lệnh đàn áp Pháp Luân Công. Ta Kung Pao ngay lập tức đăng một bài trên trang nhất, bôi nhọ Pháp Luân Công và ông Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công.

Ngày 23/1/2001, một ngày trước Tết Nguyên đán, ĐCSTQ đã lên kế hoạch cho vụ tự thiêu của Pháp Luân Côngở Quảng trường Thiên An Môn, Ta Kung Pao tuy không gieo quẻ nhưng đã tiên lượng trước sự việc.

Ngày 20/1/2001, Ta Kung Pao báo cáo rằng, ngày 19/1, “Ông Chu Dung Cơ và đoàn tháp tùng gồm các Ủy viên Thường vụ Cục Chính trị của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ như ông Lý Lam Thanh – Phó Thủ tướng Quốc vụ viện; ông Ôn Gia Bảo – ủy viên Cục Chính trị của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ kiêm Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, ông La Cán – ủy viên Cục Chính trị của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ kiêm Ủy viên Quốc vụ, ông Vương Trung Vũ – Ủy viên Quốc vụ kiêm Tổng Thư ký Quốc vụ viện, ông Giả Khánh Lâm – ủy viên Cục Chính trị của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ kiêm Thư ký Ủy ban thành phố Bắc Kinh và ông Lưu Kỳ – thị trưởng Bắc Kinh, đã cùng nhau tiến hành khảo sát.”

Ông Chu Dung Cơ nhấn mạnh: “Chúng ta phải tăng cường hơn nữa việc quản lý toàn diện về an ninh xã hội”, “kiên quyết tuân theo sự triển khai thống nhất của chính quyền trung ương, tăng cường đấu tranh chống Pháp Luân Công”

Bản báo cáo liệt kê nhiều thành viên của ĐCSTQ, gồm cả những người đàn áp Pháp Luân Công. Tờ báo này còn mượn miệng của ông Chu Dung Cơ, dự đoán trước 3 ngày về việc “Pháp Luân Công sẽ sinh chuyện ở Bắc Kinh”, ám chỉ “vụ tự thiêu ở Thiên An Môn”. Một phóng viên của Ta Kung Pao cũng tuyên bố: “Tôi từng đến Quảng trường Thiên An Môn đi lòng vòng vào ngày 29 và mồng 1 Tết. Tôi đã thấy nhiều cảnh sát và xe cảnh sát đang chờ ở đó với tinh thần cảnh giác cao độ”, “Cảnh sát không được ăn tết trong thời tiết giá lạnh”, “Không khí đón năm mới ở Bắc Kinh càng thêm căng thẳng.”

Báo cáo này của Ta Kung Pao đã chọc thủng kế hoạch triển khai “vụ tự thiêu Thiên An Môn” của ĐCSTQ trước thời hạn.

Ngày 24/2/2003, Ta Kung Pao đã đăng một bài báo công khai kêu gọi phải sử dụng “Điều luật 23” hà khắc để đối phó với Pháp Luân Công.

Ngày 18/8/2016, Hội nghị Quốc tế của Hiệp hội Cấy ghép Nội tạng (TTS) được tổ chức tại Hồng Kông. Ngày hôm sau, Ta Kung Pao Hồng Kông đã báo cáo những lời nói dối của ông Hoàng Khiết Phu, cựu Thứ trưởng Bộ Y tế của ĐCSTQ, hòng che đậy sự thật về việc thu hoạch nội tạng sống và phân phát báo miễn phí ngay trong ngày hôm đó.

Ta Kung Pao bán mạng đàn áp nền dân chủ Hồng Kông thay ĐCSTQ

Ta Kung Pao liên tục thay mặt ĐCSTQ phỉ báng Pháp Luân Công, và vẫn luôn nhận lệnh đàn áp phong trào dân chủ của Hồng Kông.

Tháng 11/2011, ông Ngô Chí Sâm (Ng Chi Sum), cựu dẫn chương trình phát thanh của “Đài phát thanh Hồng Kông”, đã chỉ trích ĐCSTQ trong chương trình vì sự kiện “Lưu Hiểu Ba đoạt giải Nobel Hòa bình” và “Triệu Liên Hải – Đại diện của nạn nhân của sữa nhiễm độc”. Sau đó ông đã bị thay thế. Ta Kung Pao, Wen Wei Po, Hong Kong Commercial Daily đã đăng tới 70 bài báo công kích ông Ngô Chí Sâm, và liên tục yêu cầu Đài phát thanh Hồng Kông đình chỉ việc dẫn chương trình của ông.

Khi các cuộc biểu tình “Chiếm Trung tâm” đòi quyền phổ thông đầu phiếu năm 2014 vẫn đang nổ ra, Ta Kung Pao lại liên tiếp truy vấn những người khởi xướng phong trào này và các nhân vật xung quanh. Tờ báo này còn tiết lộ chi tiết lý lịch cá nhân của họ hàng những người này. Đồng thời đưa ra những bình luận tiêu cực về các chính trị gia và học giả theo khuynh hướng dân chủ trong từng thời kỳ.

Trong cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Hồng Kông năm 2016, một phóng viên của “Nhóm chính trị đặc biệt” của Ta Kung Pao đã theo dõi và chụp ảnh ông Lương Thiên Kỳ (Edward Leung), một ứng viên tuyến đầu của phe dân chủ. Tối ngày 14/8, ông Lương Thiên Kỳ đã có một cuộc tranh cãi khác với một phóng viên của Ta Kung Pao tại ga tàu điện ngầm Tai Koo. Sau đó, Ta Kung Pao đã đưa lý lịch của ông Lương Thiên Kỳ lên trang nhất trong 2 ngày liên tiếp, gồm thông tin về nơi sinh, quê quán và tổ tiên của ông ở Trung Quốc Đại Lục.

Tháng 1/2019, Hồng Anh Đường (Tang H-y, nam), Chung Hàn Lâm (Tony Chung, nam) và Hồng Tâm Huyền (Hung Sun In, nữ), 3 thành viên nhóm Studentlocalism, thuộc Đoàn thanh niên Hồng Kông, đã đến thăm Đài Loan. Kết quả là họ đã bị các phóng viên của Ta Kung Pao Wen Wei Po chụp lén.

Sau đó, ông Hoàng Trọng Ngạn, người phát ngôn Văn phòng Tổng thống Đài Loan, đã lên án Ta Kung Pao vì đã đưa tin giả. Ông tin rằng du khách đến Đài Loan thăm khu vực lân cận Văn phòng Tổng thống đã bị các kênh truyền thông thân ĐCSTQ theo dõi phi pháp và quyền an toàn cá nhân của họ có thể bị đe dọa. Ông đã yêu cầu Cục An ninh Quốc gia và các đơn vị liên quan tiến hành điều tra.

Ngày 29/7/2019, trong phong trào “Chống dự luật dẫn độ về Trung Quốc” của Hồng Kông, Ta Kung Pao đã quay phim một “Chỉ huy nước ngoài” trên “phần mềm xã hội để thông báo cho những kẻ bạo động về diễn biến mới nhất của cảnh sát”. Đồng thời tuyên bố đó là bằng chứng về sự can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề của Hồng Kông. Đối tượng thực tế là ông Kevin Roche, giám đốc kỹ thuật của “New York Times”. Lúc đó ông đang viết thư với một phóng viên khác có tên Ezra Cheung. Anh Ezra Cheung đã tweet rằng những cáo buộc của Ta Kung Pao Wen Wei Po, 2 tờ báo thân Bắc Kinh, thực “lố bịch”.

Ngày 14/8/2020, ông Hứa Chí Phong (Ted Hui), Ủy viên Hội đồng Lập pháp, tuyên bố trên nền tảng mạng xã hội rằng ông đã bị theo dõi bởi một chiếc ô tô cá nhân mang biển số WW5399 trong nhiều ngày liên tiếp. Sau khi bị phát hiện, chiếc xe này đã cố gắng rời khỏi hiện trường. Lúc ấy, người này tình cờ gặp mặt ông Hứa Chí Phong và bị gọi điện báo cảnh sát.

Sau đó, có thông tin cho rằng hai người liên quan đến vụ án là phóng viên của Ta Kung Pao. Một số cư dân mạng cho rằng một trong số họ là nam phóng viên họ Lư, người đã đánh nhau với ông Lương Thiên Kỳ ở ga Tai Koo năm 2016. Trong vụ việc, cảnh sát không yêu cầu tài xế nghi đâm người khác bị thương xuống xe để điều tra, mà áp giải chiếc xe này rời đi. Điều này bị nghi là khác với quy trình giải quyết tai nạn giao thông thông thường.

Tháng 1/2021, một phóng viên của Ta Kung Pao giả làm giáo viên nhân viên xã hội và theo dõi Vương Kế Tổ, thành viên của “Nhóm quan tâm khu dân cư Tin Shui Wai”.

Tháng 4/2021, Ta Kung Pao đã đăng các bài báo phỉ báng Pháp Luân Công trong nhiều ngày, và cử phóng viên theo dõi phóng viên Lương Trân của Epoch Times.

Bề ngoài, Ta Kung Pao có thể đang làm việc cho chế độ hiện tại của ĐCSTQ, nhưng lại có thể đang bí mật làm việc cho Tập đoàn Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. Tờ báo này đang nỗ lực tiếp tục mở rộng cuộc đàn áp Pháp Luân Công đến Hồng Kông, buộc chính phủ hiện tại đành phải làm con dê tế thần, đồng thời tiếp tục làm rối tình hình Hồng Kông như một con tốt bị thao túng.

Sự hỗn loạn ở Hồng Kông chính là sự tiếp nối của cuộc đấu đá trong nội bộ ĐCSTQ. Ta Kung Pao và những người sẵn sàng bán mạng của mình có thể không đợi được đến ngày thanh trừng lẫn nhau, và có thể sớm bị nuốt chửng trong vòng xoáy đấu đá nội bộ.

Chung Nguyên, Epoch Times

Xem thêm: