Video tái hiện cảnh bên trong trại giáo dục cải tạo Tân Cương được dựng lại theo lời kể của các nạn nhân giúp người xem hiểu rõ hơn về tình hình bức hại nhân quyền tại khu vực này.

maxresdefault 3 1
Bên trong trại giáo dục cải tạo Tân Cương (Nguồn: Ảnh cắt từ video)

Theo Thời báo Tự do (Đài Loan) đưa tin, phóng viên Ben Mauk, đạo diễn Sam Wolson và nhà vẽ tranh minh họa Matt Huynh đã cùng đến Kazakhstan và phỏng vấn 3 nạn nhân may mắn sống sót bị giam giữ tại “Trại giáo dục cải tạo” Tháp Thành vào năm 2017. Họ kết hợp chữ viết và giọng nói cùng tranh minh họa đen trắng để chế tác ra bộ phim VR dài 20 phút có tên “Reeducated”. Bộ phim được công bố trên tạp chí The New Yorker, tái hiện lại những gì mà 3 người bị giam giữ đã nhìn thấy, nghe thấy. 

Trong bộ phim đã miêu tả chi tiết như môi trường đời sống và các hoạt động thường ngày của trại giáo dục cải tạo. Ví dụ: “Khi bạn đứng ở trung tâm của phòng, đối mặt với cửa, bạn sẽ nhìn thấy có một camera nhỏ đang theo dõi bạn, đằng sau sẽ có một máy giám sát khác”. Trong lúc nghe kể lại, khán giả cũng có thể xem mô phỏng trại giáo dục cải tạo với các cảnh 360 độ, có thể nhìn thấy bên trong của căn vô cùng phòng chật hẹp có 4 giường tầng trên dưới và một phòng vệ sinh. Không gian sinh hoạt có thể nói là thiếu thốn nghiêm trọng. 

Trong video có nhắc đến, mỗi ngày họ dậy từ 6h30 – 7h00 sáng, việc đầu tiên họ làm là hát cái gọi là “nhạc đỏ”, sau đó có 30 phút ăn sáng. Đại đa số các ngày bữa ăn chỉ có rau và cơm; trong một tháng chỉ có một lần có thịt “không rõ nguồn gốc”. Video mô tả đời sống như thế này giống như “súc vật”

 

Người may mắn sống sót kể lại, có một hôm bị cảnh vệ bắt đi thẩm vấn, cáo buộc anh là một người “phản bội”, họ ném anh ta vào hố đổ nước từ đầu xuống, “tôi không nhớ là tôi khóc lớn hay hét lớn, nhưng bạn cùng phòng của tôi đều nói tôi kêu thảm thiết như một con ngựa.” 

Trung Quốc khai chiến với thương hiệu toàn cầu

Sau khi Tân Cương Trung Quốc bị các nước Mỹ, châu Âu chế tài, Bắc Kinh bắt đầu tẩy chay tất cả các thương hiệu quốc tế cáo buộc bông Tân Cương sử dụng lao động cưỡng bức. Trong đó có các thương hiệu toàn cầu như H&M của Thụy Điển, Adidas của Đức và Nike của Mỹ. 

Ngày 26/3, tại cuộc họp báo thường kỳ, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết, phía Mỹ đã quan tâm sát sao đến vấn đề Tân Cương, đồng thời có hành động mạnh mẽ để ngăn chặn chính quyền bắc Kinh có được lợi ích từ Tân Cương bằng hành vi khủng bố xâm phạm nhân quyền. Đồng thời ngừng nhập khẩu các sản phẩm được sản xuất thông qua việc Trung Quốc cưỡng bức lao động.

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jalina Porter cũng cho biết hôm 26/3 rằng Mỹ lên án phong trào tẩy chay trên mạng xã hội do chính quyền Bắc Kinh chủ đạo nhắm vào doanh nghiệp Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, bởi vì những doanh nghiệp này phản đối lao động cưỡng bức nên không sử dụng bông của Tân Cương.

Phó phát ngôn viên Jalina Porter cho biết thêm, Chính phủ Mỹ tán dương doanh nghiệp tuân thủ luật pháp Mỹ, để đảm bảo sản phẩm không phải được sản xuất từ lao động cưỡng bức. Phía Mỹ sẽ tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp và tổ chức cùng tuân thủ “Các Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên hợp quốc về Kinh doanh và Nhân quyền” do Liên Hiệp Quốc và Tổ chức hợp tác Kinh tế (OECD) chế định, và cả “Hướng dẫn của OECD cho các Doanh nghiệp đa quốc gia”. 

Vương Quân, Vision Times

Xem thêm: