Ngày 17/3, chính quyền Hồng Kông đã đóng cửa và phong tỏa tất cả các bãi biển ở đây, không cho người dân vào trong. Nguyên nhân của vụ việc là do tờ báo ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Hồng Kông “Ta Kung Pao” (Đại Công Báo) đã thổi phồng việc người dân tụ tập “bất hợp pháp” trên bãi biển trong bối cảnh đại dịch COVID bùng phát và “trốn về” gieo rắc dịch bệnh cho Trung Quốc Đại Lục.

p3115112a779404845
Cảng Victoria của Hồng Kông (Ảnh: Pangdawei / Vision Times)

Sau khi các kênh truyền thông của ĐCSTQ đăng tải lại thông tin từ “Ta Kung Pao”, đã khơi mào cho những trách móc từ cư dân mạng Trung Quốc Đại Lục, đặc biệt là người ở Thâm Quyến. Kết quả là Trưởng đặc khu Carrie Lam ban đầu không có kế hoạch nâng cấp các biện pháp giãn cách xã hội, cũng đã tuyên bố tăng cường phong tỏa các bãi biển.

Trên thực tế, thời tiết ở Hồng Kông chỉ mới chuyển sang nắng nóng trong tuần qua, một số người dân đi tắm biển để giải nhiệt, nên khó có thể nói đây là sơ hở trong công tác phòng chống dịch. Dẫu sao hàng ngày người Hồng Kông đi làm bằng tàu điện ngầm và xe buýt còn đông đúc hơn nhiều so với các bãi biển.

Lưu lượng người và mật độ của bãi biển cũng ít hơn nhiều so với đám đông khi chính quyền yêu cầu hàng trăm ngàn người buộc phải tập trung xét nghiệm axit nucleic mỗi ngày.

Tuy nhiên, vào thời điểm bùng phát dịch ở Thâm Quyến, ngày 14/3, thành phố này đã phải đóng cửa trong 7 ngày và hơn 12 triệu người bị nhốt trong nhà.

Thêm vào đó là các quan chức Đại Lục tuyên truyền người Hồng Kông “trốn về Đại Lục tránh dịch”, khiến rất nhiều ngôn luận thù hận người Hồng Kông xuất hiện trên Weibo Đại Lục như: “Thâm Quyến bị phong tỏa, các người lại tiêu diêu? Lại còn đi biển?”; “Người Hồng Kông không ngần ngại trở về Đại Lục gieo rắc virus”; “Hy vọng người Hồng Kông chết sạch đi”; “Tôi chưa bao giờ thù ghét người Hồng Kông đến vậy, hãy chết đi, tất cả đều chết vì COVID, 7 triệu người đều chết sạch đi.”

Internet là nơi phóng đại sự xấu xa trong nhân tính, ngôn luận của những cư dân mạng này không thể đại diện cho đa số người dân Trung Quốc Đại Lục. Tuy nhiên, ĐCSTQ lại lợi dụng điều này nhằm khuếch đại sự thù hận và tâm lý báo thù trong nhân tính, như một công cụ để củng cố quyền thống trị của mình, hạ gục đối thủ hoặc biện minh cho bản thân, và họ rất giỏi trong việc này.

Đặc biệt, ĐCSTQ còn giám sát và kiểm duyệt chặt chẽ tất cả các phát ngôn trên mạng xã hội, chủ đề nào trở nên sốt dẻo, chủ đề nào không được đụng đến, tất cả đều được thao túng rất chính xác, nhằm định hướng dư luận phục vụ chế độ.

Liệu người Hồng Kông có trốn về Đại Lục tránh dịch hay không?

Ví dụ phía sau vụ “người Hồng Kông trốn về Đại Lục gieo rắc virus” chứa đầy dấu vết thao túng của giới chức.

Chính quyền nhiều nơi ở Quảng Đông đã phóng đại điều này, họ lắp thêm lưới thép gai ở biên giới, treo thưởng hàng trăm ngàn nhân dân tệ để người dân tố cáo những người trốn về Đại Lục. Thậm chí tiến hành huấn luyện bắn đạn thật tại cửa sông Châu Giang, khiến chuyện “Người Hồng Kông trốn về Đại Lục” trở thành sự thật.

Nhưng trên thực tế, tháng trước ngay cả kênh truyền thông Hồng Kông thân Bắc Kinh “Sing Tao Daily” (Tinh Đảo Nhật báo) cũng đưa tin rằng những người trốn về Đại Lục được giới chức công bố là cư dân Đại Lục, không phải người Hồng Kông. Những người trốn về này có thể là “lao động phi pháp” đang trốn ở Hồng Kông.

Tại Đại Lục còn điên cuồng chia sẻ bức ảnh chụp một người đàn ông Hồng Kông bơi từ thị trấn Yuen Long đến Thâm Quyến để tránh dịch. Cuối cùng nó đã được giới chức xác nhận là tin giả. Kỳ thực đó là một người đàn ông nhảy xuống biển tự tử ở Vịnh Thâm Quyến và đã được giải cứu.

Có người ở Hồng Kông đã nói, trốn về Đại Lục có rủi ro cao và nếu bị bắt, sẽ phải ngồi tù. Huống hồ, thông thường người Hồng Kông không có nơi cư trú tại Đại Lục, cũng như không có “mã sức khỏe”. Dẫu thực sự muốn trốn về họ cũng sẽ gặp phải vô vàn khó khăn.

Dưới sự giám sát của dữ liệu lớn, sống trong khách sạn tương đương với việc “lạy ông tôi ở bụi này.” Lẽ nào người Hồng Kông thực sự muốn trốn về Đại Lục để sống một cuộc sống không phải của con người hay sao?

Đồng thời, các biện pháp chống dịch giữa Trung Quốc và Hồng Kông cũng khác nhau. Ví dụ, người Hồng Kông trở về Quảng Đông phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình “14 ngày cách ly tại khách sạn + 7 ngày cách ly tại khu dân cư”. Nhưng người Quảng Đông lại khá dễ dàng đến Hồng Kông, và họ được miễn kiểm dịch. 2.000 người mỗi ngày không cần phải cách ly sau khi đến Hồng Kông. Vậy nên bên nào có nguy cơ lây lan virus cao hơn vẫn còn phải bàn cãi.

Hiện giờ, một số bức ảnh người Hồng Kông đi tắm biển lại một lần nữa bị truyền thông ĐCSTQ thao túng, nhằm kích động lòng thù hận của người dân Đại Lục và dịch chuyển áp lực về sự bùng phát đại dịch và phong tỏa thành phố ở Trung Quốc. Ông Hồ Tích Tiến, cựu tổng biên tập của “Thời báo Hoàn Cầu”, cũng nhảy ra điều hướng dư luận, đăng bài rằng “Hồng Kông liên lụy đến Thâm Quyến.”

ĐCSTQ dạy mọi người thù hận nhau để bản thân họ thoát thân

Kỳ thực, bản thân những người bị gieo rắc lòng thù hận cũng là nạn nhân. Một số “tiểu phấn hồng” (những người trẻ yêu ĐCSTQ mù quáng) tại Đại Lục đề nghị xử lý những người Hồng Kông đi tắm biển như sau: “Nhốt họ lại”; “Đại lục sẽ cử hàng triệu nhân viên giám sát đến Hồng Kông ngay lập tức, bạn nghĩ còn có người dám ngông cuồng vậy không?” Cũng có những phát ngôn gây sốc như: “Có thể trực tiếp xem xét chiến thuật vũ khí hạt nhân rồi.”

Đáng buồn thay, đây đều là những công cụ được ĐCSTQ sử dụng để đàn áp người dân Trung Quốc, nhưng những “tiểu phấn hồng” bị chà đạp và tẩy não trong nhiều năm ngược lại đã phát triển sự mất cân bằng về tâm lý “để người khác cũng phải nếm trải nắm đấm sắt.”

“Chính quyền khắc nghiệt còn khốc liệt hơn dịch bệnh.” Việc ĐCSTQ “đóng cửa thành phố” đã tác động rất lớn đến đời sống, sinh kế và kinh tế xã hội của người dân, đồng thời mang đến những thảm họa nhân đạo thương tâm. Chẳng phải Hồng Kông là nạn nhân của chính sách “Zero COVID” của ĐCSTQ hay sao?

Bản thân virus Omicron không quá đáng sợ, số lượng ca nhiễm ở nước ngoài cũng rất lớn, tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của dịch bệnh, vì chính sạch “Zero COVID”, chính quyền Hồng Kông đã cưỡng ép một lượng lớn bệnh nhân có triệu trứng nhẹ đến bệnh viện hoặc cơ sở cách ly, khiến những người già và những người bị bệnh nặng mất đi cơ hội được điều trị vì phải chờ giường.

Kết quả là khi thế giới đang hướng tới việc cùng chung sống với virus và mở cửa trở lại, thì tỷ lệ tử vong của Hồng Kông lại vọt lên mức cao nhất thế giới. Nguyên nhân đằng sau việc này là chính trị đã thao túng khoa học.

Khi đại dịch bùng phát ở Vũ Hán, ĐCSTQ đã che giấu dịch bệnh và đàn áp bác sĩ Lý Văn Lượng, người nói ra sự thật, nhưng lại dạy người Trung Quốc căm thù người dân Vũ Hán.

Sự chậm trễ của ĐCSTQ trong việc thông báo cho thế giới biết đến virus này đã khiến chúng lây lan toàn cầu. Lúc này ĐCSTQ lại dạy người Trung Quốc căm thù người Mỹ vì đã truyền nhiễm virus và và căm hận du học sinh trở về Trung Quốc, gọi họ là những kẻ “gieo rắc virus ngàn dặm.”

Khi những người Trung Quốc có lương tâm nói với thế giới bên ngoài tình hình dịch bệnh thực tế, ĐCSTQ lại dạy những “tiểu phấn hồng” tố cáo họ “bôi nhọ đất nước”. Đến khi bản thân các “tiểu phấn hồng” bị nhốt ở nhà, ban đầu họ vẫn hét lên “không tin lời đồn, không tung tin đồn, đừng gây họa cho đất nước”, nhưng cuối cùng khi chính họ bị “bỏ đói” thì đã quá muộn.

Ai đã đánh tráo trái tim ấm áp thành những tảng băng lạnh?

Dựa vào sự cai trị bằng quả đấm sắt, liên tục đàn áp và tẩy não người dân Trung Quốc, cũng như lợi dụng những bài học phụ diện về sự thống khổ, ĐCSTQ đã đánh cắp thành công trái tim ấm áp của một số người và khiến chúng trở thành những tảng băng lạnh lẽo.

Lòng tốt và sự tin tưởng trong nhân tính đã được thay thế bằng sự tàn nhẫn và hoài nghi; sự đồng tình thành câu “đáng đời”, lòng trắc ẩn bị thay thế bằng niềm hạnh phúc trên nỗi đau của người khác, mọi người trong xã hội đều trở thành kẻ thù sát sườn.

ĐCSTQ kích động mọi người thù ghét nhau, và gạt bỏ mọi trách nhiệm, khiến mọi người quên đi nguồn cội của tất cả các loại của tai họa chính là do ĐCSTQ.

Hy vọng rằng nhiều người dân Trung Quốc có thể nhận ra bộ mặt thật của ĐCSTQ càng sớm càng tốt, tìm lại sự chân thành và bình an vượt qua kiếp nạn.

Tằng Huệ / Vision Times
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.)