Chỉ sau một đêm, thành phố Kashgar, Tân Cương đột nhiên bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán. Sau khi phát hiện 1 ca nhiễm không triệu chứng vào ngày 24/10, sang hôm sau, 137 ca nhiễm không triệu chứng đã đồng loạt bùng phát. Hiện tại, Kashgar đã hoàn toàn phong tỏa, sân bay đóng cửa, thậm chí các chuyến bay đến cũng buộc phải quay lại, các trường tiểu học, trung học và mẫu giáo bị tạm ngừng học. Khu vực Kashgar đã bắt đầu phòng chống và kiểm soát dịch cấp I.

p2804131a405367449
Có 137 ca nhiễm mới ở Kashgar, Tân Cương chỉ sau một đêm. Video trực tuyến cho thấy khu cộng đồng đã bị chặn và mọi người đang làm xét nghiệm axit nucleic trong đêm. (Ảnh: video chụp màn hình)

Các kênh truyền thông Chính phủ Trung Quốc đưa tin, vào khoảng 7:50 tối ngày 25/10, Văn phòng Thông tin Tân Cương báo cáo dịch tại Kashgar với 137 ca dương tính mới. 137 người này đều có liên quan đến nhà máy sản xuất áo ba-đờ-xuy, nơi làm việc của bố mẹ ca nhiễm đầu tiên được phát hiện. Theo chẩn đoán của chuyên gia, họ đều là các ca nhiễm không triệu chứng.

Theo báo cáo, tổng số người cần được xét nghiệm axit nucleic ở Kashgar là 4.746.500 người. Trong đó, đã lấy lấy mẫu xét nghiệm cho 2.835.300 người, cho kết quả 334.800 người, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa phát hiện bất thường. Riêng quận Sơ Phụ (Shufu) có tổng số 245.000 người cần xét nghiệm, 245.000 người đã được lấy mẫu axit nucleic và đã cho kết quả 86.000 người.

Trên đây chỉ là những số liệu do Chính phủ Trung Quốc cung cấp. Tuy nhiên, ngoại giới vẫn luôn đặt nghi vấn, liệu trên thực tế có lại xảy ra tình trạng che giấu dịch tại địa phương hay không.

Rất nhiều cư dân mạng đặt câu hỏi “lây nhiễm không triệu chứng” phải chăng là “việc chơi chữ” của chính quyền và “thực tế thì đã bị che giấu bao lâu rồi?”

Một số cư dân mạng còn chỉ ra rằng:“Dịch tại Kashgar lần này có thể còn tệ hơn nhiều so với dịch tại Thanh Đảo lần trước!”

Trong một cuộc phỏng vấn với Thời báo Epoch Times, Hoa Kỳ, người phát ngôn của Đại hội Đại biểu Duy Ngô Nhĩ thế giới (World Uyghur Congress), ông Dilxat Raxit nói rằng, dịch bệnh đã bị che đậy ngay từ đầu, không ai tin vào thông báo của chính quyền. Ngay cả khi không thể tiếp tục che đậy, dữ liệu báo cáo cũng được tiết lộ theo cách giống như “nặn kem đánh răng” vậy. Mục tiêu ưu tiên hàng đầu của ĐCSTQ trong việc phòng chống dịch bệnh luôn là ổn định chính trị.

Tờ The Beijing News của ĐCSTQ đưa tin, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh thành phố Bắc Kinh đã phát đi thông báo nêu rõ, trong thời gian sắp tới, nếu không phải trong trường hợp cần thiết, khuyến cáo không nên đi công tác và du lịch ở Kashgar, Tân Cương.

Kể từ ngày 24/10, sân bay Kashgar về cơ bản đã đóng cửa, từ khoảng 3 giờ chiều, các chuyến bay đều bị hủy hoặc phải quay đầu lại. Ngoài việc hủy chuyến bay, người dân địa phương cũng cho biết, khu cộng đồng đã bị phong tỏa, người dân Kashgar đang chờ xét nghiệm axit nucleic và thông báo từ chính quyền. Hiện tại, học sinh ở Kashgar đã được thông báp tạm ngừng học cho đến ngày 30/10.

Cũng cùng ngày 24/10, Internet cũng lan truyền tin Kashgar đã bị phong tỏa và các phương tiện giao thông từ bên ngoài đều bị cấm tiến vào khu vực này. Video trực tuyến cho thấy vào ngày 24/10, việc thành phố và cộng đồng ở Kashgar bị phong tỏa lần nữa đã khiến người dân địa phương hoảng sợ, đổ xô đi mua thực phẩm và nhu yếu phẩm hàng ngày.

Gần đây, khắp Trung Quốc lan truyền tin tức về sự bùng phát trở lại của dịch bệnh. Do dịch bệnh Thanh Đảo vượt ngoài tầm kiểm soát, chính quyền địa phương đã phải tiến hành xét nghiệm axit nucleic trên 10,89 triệu người dân thành phố, đồng thời đã cho xây dựng bệnh viện với 1.000 giường tại Khu công nghệ cao Thanh Đảo. Đến giữa tháng Mười, chính quyền địa phương đã báo động về ca nhiễm là một người đàn ông ở quận Hoa Đô, Quảng Châu. Vào thời điểm đó, ông Tập Cận Bình vẫn đang tuần tra ở Quảng Đông và dự định sẽ đến Quảng Châu. Tuy nhiên, sau đó, một nguồn tin xác nhận rằng ông Tập đã trở lại Bắc Kinh.

Miêu Vi

Xem thêm:

Học giả Trung Cộng: “Chống Mỹ là công việc, đến Mỹ là cuộc sống”

TQ: Tin đồn Bệnh viện 301 Bắc Kinh giới nghiêm, có ‘ông lớn’ nhập viện