Lưu vực Trường Giang Trung Quốc gần đây liên tiếp xảy ra thảm họa lũ lụt, sau khi lũ số 2 trên sông Trường Giang hình thành vào ngày 17/7, tình hình phòng chống lũ lụt trên hệ thống sông Trường Giang, sông Hoài và Thái Hồ trở lên gay go hơn. Trong đó lưu lượng nước chảy vào hồ chứa Tam Hiệp đã đạt đến giá trị cao nhất kể từ khi bước vào mùa lũ năm nay. Ngày 18/7, truyền thông nhà nước Trung Quốc thừa nhận đập Tam Hiệp phát sinh tình trạng dịch chuyển, rò rỉ, biến dạng, v.v, khiến ngoại giới chú ý. 

3233295 1 1
Ngày 18/7, truyền thông nhà nước Trung Quốc thừa nhận đập Tam Hiệp phát sinh tình trạng dịch chuyển, rò rỉ, biến dạng; trước đó chính quyền nhiều lần nói đập Tam Hiệp không có bất cứ vấn đề gì. (Ảnh đập Tam Hiệp qua Google Map).

Tân Hoa Xã: Đập Tam Hiệp “dịch chuyển, rò rỉ, biến dạng”

Theo Tân Hoa Xã đưa tin, do ảnh hưởng của mưa lớn “Trận lũ số 2 năm 2020 trên sông Trường Giang” đã hình thành ở thượng lưu sông Trường Giang, khiến cho lưu lượng nước chảy vào hồ chứa Tam Hiệp tăng nhanh, lúc 8 giờ sáng ngày 18/7, lưu lượng nước đạt 61.000 mét khối mỗi giây, lưu lượng nước chảy ra đạt 33.000 mét khối mỗi giây, hiện tại mực nước ở hồ chứa Tam Hiệp đã lên đến 160,1 mét, vượt mức hạn chế 15 mét.

Bản tin chỉ ra, hồ sơ giám sát của bộ phận vận hành Dự án Tam Hiệp cho thấy, đập Tam Hiệp phát sinh tình trạng “dịch chuyển, rò rỉ, biến dạng”, nhưng không tiết lộ chi tiết các dữ liệu liên quan, mà chỉ nói chung chung “trong phạm vi bình thường”, đồng thời nhấn mạnh “chỉ số an toàn của các hạng mục kiến trúc chặn nước của đập vẫn ổn định”.

Từ năm ngoái đến nay, mạng xã hội ngoài Trung Quốc đã lan truyền hình ảnh đập Tam Hiệp biến dạng, khiến công chúng lo lắng con đập khổng lồ này có thể vỡ. Gần đây, truyền thông Trung Quốc Đại Lục lại đăng bài viết với tiêu đề Đập Tam Hiệp đã làm hết sức, xin đừng chỉ trích nó nữa khiến người dân Trung Quốc kinh ngạc thốt lên, lẽ nào đập Tam Hiệp đã bị “phán tử hình”?

p2731991a907423046 ss
Truyền thông Đại Lục đăng bài viết “Đập Tam Hiệp đã làm hết sức, xin đừng tiếp tục chỉ trích nó nữa” (Ảnh từ internet).

Đập Tam Hiệp từ “chặn được lũ vạn năm mới gặp một lần” đến biến thành “không thể trông chờ”

Thực tế, tra lại các tư liệu có thể phát hiện, chính quyền Trung Quốc đã liên tiếp đổi giọng về vấn đề chất lượng của đập Tam Hiệp.

p2717021a79935955 ss
Chính quyền Trung Quốc đã liên tiếp đổi giọng về vấn đề chất lượng của đập Tam Hiệp. (Ảnh: Getty Images / ảnh chụp màn hình truyền thông Đại Lục).

Năm 2003 Tân Hoa Xã đưa tin về đập Tam Hiệp từng có bài viết với tiêu đề “Đập Tam Hiệp kiên cố như thành vàng, có thể chặn được lũ vạn năm mới gặp 1 lần”, khen ngợi chất lượng hoàn mỹ của đập Tam Hiệp, đồng thời nhấn mạnh công trình đập Tam Hiệp có tỷ lệ đạt tiêu chuẩn là 100%.

Đến năm 2007, Tân Hoa Xã lại có bài viết với tiêu đề “Đập Tam Hiệp từ năm nay có thể phòng được lũ nghìn năm mới gặp một lần”, bài viết trích dẫn lời của người phụ trách của Tổng công ty phát triển công trình Tam Hiệp Trường Giang, nhấn mạnh đập Tam Hiệp “có thể phòng được lũ nghìn năm mới gặp một lần”. 

Năm 2008, Tân Hoa Xã lại thay đổi cách nói với bài viết có tiêu đề “Đập Tam Hiệp có thể chống lũ đặc biệt lớn trăm năm mới gặp một lần”, bài viết trích dẫn lời của ông Lý Vĩnh An (Li Yongan) Giám đốc Tổng Công ty phát triển công trình Tam Hiệp Trường Giang Trung Quốc, nói rằng việc xây dựng hoàn thành đập Tam Hiệp là một cột mốc vô cùng quan trọng, “có thể ngăn được lũ đặc biệt lớn trăm năm mới gặp một lần”. 

Đến năm 2010, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) trích dẫn lời của ông Thai Kỳ Hoa (Cai Qihua) – Chủ nhiệm Ủy ban Thủy lợi Trường Giang, nhấn mạnh “không thể đặt toàn bộ hy vọng vào đập Tam Hiệp”. 

Chuyên gia: Đập Tam Hiệp chỉ có thể chứa 9% lượng nước lũ

Ban đầu, ĐCSTQ xây dựng đập Tam Hiệp để “thuần phục” sông Trường Giang, nhưng với trận lũ lụt gần đây ở lưu vực sông Trường Giang, các giới đã bắt đầu đặt câu hỏi liệu đập Tam Hiệp có thực hiện được chức năng của nó? Một số chuyên gia thẳng thắn nói, đập Tam Hiệp không thể thực hiện vai trò này.

Hãng tin Reuters dẫn lời nhà nghiên cứu lũ lụt Trung Quốc, giáo sư địa chất tại Đại học Alabama, Hoa Kỳ, ông David Shankman nhận xét, một trong những lý do chính của việc xây dựng đập Tam Hiệp là kiểm soát lũ, nhưng trên thực tế, đập Tam Hiệp không đủ khả năng để ngăn chặn một trận lụt nghiêm trọng như năm nay.

Nhà địa chất học Trung Quốc Phạm Hiểu (Fan Xiao) cũng chỉ ra, các hồ trữ nước của đập Tam Hiệp chỉ chứa được chưa đến 9% đỉnh lũ. “Hồ chứa Tam Hiệp chỉ có thể tạm thời ngăn chặn một phần lũ lụt ở thượng nguồn, nhưng nó bất lực trước lũ lụt do mưa lớn ở trung và hạ lưu sông Trường Giang.”

Ông tin rằng đập Tam Hiệp và các dự án đập lớn khác có thể khiến lũ lụt nghiêm trọng hơn do chúng đã thay đổi dòng chảy trầm tích ở hạ lưu sông Trường Giang, nhu cầu sản xuất điện của đập cũng ảnh hưởng đến việc kiểm soát lũ. “Khi người ta xem xét sử dụng các hồ chứa để kiểm soát lũ, họ thường bỏ qua hoặc làm ngơ khả năng điều tiết tự nhiên của sông hồ .“

Theo chuyên gia về vấn đề đập Tam Hiệp Vương Duy Lạc (hiện đang cư trú tại Đức) từng nói thẳng, năm nay Trường Giang sẽ xảy ra thảm họa lũ lụt, đều là do con người tạo thành, bởi vì mực nước, lưu lượng nước của tất cả các hồ nước, đập nước lưu vực Trường Giang đều do chính quyền Trung Quốc thống nhất điều độ, “đều là kết quả điều độ của Ủy ban Thủy lợi sông Trường Giang”.

Lê Tiểu Quỳ

Xem thêm: