Một cuộc phỏng vấn của phóng viên Shannon Tiezzi từ tờ Dilplomat với bà Elizabeth Economy, tác giả của cuốn sách: ‘Cuộc cách mạng thứ Ba: Tập Cận Bình và Nhà nước Trung Quốc mới.

Tap Can Binh va cuoc cach mang thu ba cua TrungQuoc
Bà Elizabeth Economy và cuốn sách viết về Tập Cận Bình. (Ảnh qua Asia Society)

Với việc ông Tập Cận Bình đã sẵn sàng để lãnh đạo Trung Quốc thêm 5 năm nữa, câu hỏi chính xác đặt ra là điều gì mà ông ta tìm kiếm để hoàn thành sẽ là quan trọng cho Trung Quốc và Thế giới. Mặc dù không khó để tiếp cận các bài phát biểu của ông Tập, nhưng để lý giải những lời hùng biện mâu thuẫn thường xuyên của ông ta lại khó khăn hơn.

Đó là nhiệm vụ mà Elizabeth Economy – Hội viên cao cấp của Cornelius Vander Starr và là Giám đốc Nghiên cứu Châu Á tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, đã giải quyết trong cuốn sách mới nhất của bà, ‘Cuộc cách mạng thứ Ba: Tập Cận Bình và Nhà nước Trung Quốc mới. Khi phân tích các mục tiêu của ông Tập cả ở trong và ngoài nước, bà Elizabeth chỉ ra rằng nền tảng của thời đại Đặng Tiểu Bình đang bị xói mòn và được thay thế bằng một Trung Quốc mới theo kiến tạo của riêng ông Tập. Thế giới cần chuẩn bị cho sức ảnh hưởng của cuộc cách mạng của Chủ tịch Trung Quốc đương nhiệm. Trong cuộc phỏng vấn này, bà Elizabeth thảo luận về các mục tiêu chính trị, kinh tế và ngoại giao của ông Tập, và cách thức mà phần còn lại của thế giới nên đáp trả.

Phóng viên: Hai “cuộc cách mạng” đầu tiên của Trung Quốc – một cuộc cách mạng đen tối do ông Mao Trạch Đông lãnh đạo, và cuộc cách mạng được gọi là “cải cách và mở cửa” dưới thời ông Đặng Tiểu Bình – mỗi cuộc cách mạng đó đều đã thay đổi Trung Quốc vượt quá sự thừa nhận trong một thế hệ. Nếu ông Tập đang bắt tay vào “cuộc cách mạng thứ ba”, điều đó có nghĩa là những thay đổi mạnh mẽ không kém đang ở phía trước?

Elizabeth Economy: Tôi không nghĩ rằng chúng ta cần phải chờ đợi để xem tác động sâu sắc của nhiệm kỳ của Tập Cận Bình đối với chính sách trong và ngoài nước của Trung Quốc. Như tôi đã trình bày trong cuốn sách, cuộc cách mạng thứ ba của ông Tập đã đang biến đổi rồi. Ông Tập đã tạo ra một Trung Quốc độc tài, biệt lập hơn ở trong nước, nhưng lại bành trướng, tham vọng hơn ở nước ngoài. Chẳng hạn, dưới sự lãnh đạo của ông Tập, mạng Internet của Trung Quốc bị kiểm soát nhiều hơn, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày càng can thiệp nhiều hơn vào đời sống kinh tế và xã hội; các hệ tư tưởng và các tổ chức phi chính phủ từ bên ngoài khó tiếp cận với người dân Trung Quốc hơn; và quân đội Trung Quốc quyết đoán hơn trong khu vực. Đây không phải là hình hài nước Trung Quốc thời Đặng Tiểu Bình.

Phóng viên: Làm cách nào đánh giá sự ủng hộ phổ biến đằng sau cuộc cách mạng của ông Tập? “Trung Quốc Mộng” có sức hút yêu nước mạnh mẽ, nhưng làm thế nào mà người Trung Quốc sẵn lòng chấp nhận ĐCSTQ lãnh đạo ngày càng nhiều trên mọi khía cạnh của đời sống người dân, đặc biệt là sau khi nhân dân Trung Quốc được tự do tương đối hồi đầu những năm 2000?

Elizabeth Economy: Rất khó để đánh giá về quan điểm ​​phổ biến ở một quốc gia mà không cho phép biểu đạt cởi mở các ý kiến bất đồng. Trong hầu hết các cuộc thăm dò, dường như ông Tập có uy tín lớn, và điều này cũng có thể phản ánh thực tế. Dưới sự lãnh đạo của ông, như ông lưu ý, Trung Quốc đã “vươn lên, phát triển giàu có và trở nên mạnh mẽ”. Tuy nhiên, sẽ thật xuẩn ngốc khi bỏ qua sự không hài lòng xung quanh các chính sách độc đoán hơn của ông, bao gồm cả các hạn chế mới về Internet, xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước và sự xâm nhập của ĐCSTQ vào đời sống kinh tế và xã hội Trung Quốc. Bất bình nổi lên ở khắp mọi nơi: Một số những nhà trí thức tự do, các quan chức Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) về hưu, và các doanh nhân nằm trong số những người bất mãn. Và cũng có những chuyển động sâu rộng, bao gồm phong trào nữ quyền, những người ủng hộ cộng đồng LGBT, và các nhà hoạt động môi trường không chấp nhận im lặng. Dưới bề mặt có vẻ bình lặng do giới lãnh đạo và phương tiện truyền thông Trung Quốc thông tin, có số lượng đáng kể những bất mãn xung quanh.

Phóng viên: lưu ý rằng Trung Quốc tự tách mình khỏi thế giới ngay cả khi Bắc Kinh đang tìm kiếm khả năng lãnh đạo toàn cầu hơn nữa – như nói, “Trong khi dần dần ít được cho phép ở trong nước, nhiều hơn nữa đi ra ngoài nước”. Liệu Trung Quốc có thể vừa tách người dân trong nước khỏi ảnh hưởng của nước ngoài, lại vừa tạo ảnh hưởng của họ với thế giới?

Elizabeth Economy: Ngay từ đầu nhiệm kỳ trong vai trò Tổng Bí thư ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình đã tìm cách kiểm soát hàng loạt các tư tưởng và tổ chức tiến nhập vào đất nước cộng sản này. Giáo sư đại học không được khuyến khích sử dụng sách giáo khoa nước ngoài; hơn 95% các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGO) có mặt tại Trung Quốc trong năm 2016 vẫn chưa thể đăng ký hoạt động tại đây vì Luật Quản lý NGO nước ngoài có hiệu lực vào tháng 1/2017; và chính sách công nghiệp của Trung Quốc, chiến lược ‘Made in China 2025’ – cố ý tạo ra một sân chơi không công bằng cho các công ty nước ngoài muốn tiếp cận thị trường nội địa Trung Quốc trong một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến. Đồng thời, ông Tập đã khuyến khích các nhóm tư vấn, phương tiện truyền thông, và các công ty Trung Quốc tận dụng lợi thế của sự cởi mở của các quốc gia khác để thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc. Chắc chắn sẽ là không khả thi cho ông Tập để cắt đứt tất cả trao đổi, giao lưu giữa công dân Trung Quốc với thế giới bên ngoài — hàng triệu chuyến du lịch và nghiên cứu ở nước ngoài, người dân Trung Quốc vẫn thực hiện mỗi năm và họ vẫn tiếp tục vượt ‘Tường lửa’ để truy cập vào các thông tin bên ngoài vốn bị Trung Quốc kiểm duyệt, phong tỏa. Tuy nhiên, điều mà ông Tập có thể làm là giới hạn phạm vi, cách thức phám phá các tư tưởng và thực tiễn phương tây đối với những công dân Trung Quốc – những người không có điều kiện đi ra nước ngoài hoặc không chủ động tìm kiếm thông tin từ bên ngoài Trung Quốc.

Phóng viên: Trong một mâu thuẫn khác, nhà nước độc đảng này đang đóng một vai trò lớn hơn trong nền kinh tế Trung Quốc dưới quyền ông Tập Cận bình. Đồng thời, ông Tập đang định vị Trung Quốc như một nhà vô địch của xu thế toàn cầu hóa và hứa hẹn sẽ mở cửa nền kinh tế Trung Quốc – điều không tương thích với động lực tăng cường kiểm soát nhà nước. Lời nói của Tập có phải là “mở cửa” tất cả cho chương trình hay không, hay ông ta có định nghĩa về toàn cầu hóa rất khác với những gì chúng ta hiểu ở nước Mỹ?

Elizabeth Economy: Toàn cầu hóa có một ý nghĩa rất cụ thể liên quan đến dòng chảy tự do của thương mại và vốn. Như tôi đã mô tả trong cuốn sách, Trung Quốc không cho phép tự do cả về thương mại và vốn. Cũng không thể có toàn cầu hóa “đặc sắc Trung Quốc”. Sẽ là khủng khiếp nếu Trung Quốc trở thành ngọn hải đăng của toàn cầu hóa dưới sự lãnh đạo của ông Tập, như ông ta đã gợi ý, nhưng các chính sách mà ông Tập áp dụng trong 5 năm cầm quyền đầu tiên không ủng hộ cho dự báo lạc quan về việc Bắc Kinh có thể trở thành đầu tầu của thế giới.

Phóng viên: Cuốn sách của đề cập đến nguy cơ Trung Quốc xuất khẩu các giá trị chính trị của nó – và sự đàn áp – ra nước ngoài bằng cách khai thác sự cởi mở của các nền dân chủ tự do. Làm thế nào các chính phủ có thể ứng phó với thách thức này mà không làm suy yếu các quyền tự do quan trọng ở trong nước?

Elizabeth Economy: Việc phản kháng các giá trị chính trị và đàn áp của Trung Quốc có nhiều hình thức, và làm thế nào để đáp trả một cách thích hợp đang là một thách thức gây ra nhiều vấn đề cho các nền dân chủ tự do. Một vấn đề là Trung Quốc đang nỗ lực định hình lại các chuẩn mực toàn cầu trong nhiều lĩnh vực như quyền con người và an ninh mạng theo những cách phản ánh chặt chẽ hơn lợi ích của Bắc Kinh; đây là một phần của khoảng lùi tiến trong các cuộc đàm phán quốc tế. Sự đáp trả ở đây rất đơn giản: tuyên bố rằng việc hỗ trợ các giá trị vốn có trong nền dân chủ thị trường tự do sẽ cần phải duy trì và bảo vệ các giá trị đó. Tương tự như vậy, các nền dân chủ cần chủ động hơn trong việc xây dựng năng lực chính trị xuyên suốt thế giới đang phát triển để đảm bảo rằng cách tiếp cận của Trung Quốc đối với các quyền tự do cá nhân và báo chí không được các nước khác áp dụng khi Trung Quốc đẩy mạnh sự cam kết thương hiệu chính trị của họ.

Phóng viên: Một kiểu thách thức thứ hai là nỗ lực của Trung Quốc nhằm sử dụng người Trung Quốc ở nước ngoài làm đại diện cho các lợi ích chính trị của Bắc Kinh. Bắc Kinh đang khuyến khích sinh viên báo cáo về các sinh viên khác, sinh viên tấn công các giáo viên giảng dạy một chủ đề tiêu cực về Trung Quốc, hoặc sinh viên phản đối chuyến viếng thăm của Đạt Lai Lạt Ma, đây là một yếu tố đặc biệt nguy hiểm của chiến lược ở nước ngoài của Bắc Kinh. Họ đặt mục tiêu hậu thuẫn tất cả các sinh viên Trung Quốc, và làm cho những người khác cho rằng tất cả họ đều phục vụ cho Bắc Kinh. Các trường đại học cần phải chống lại thực tiễn này. Và khi người Trung Quốc thỉnh thoảng nêu lên rằng đây là những sinh viên được trả tiền, câu hỏi đặt ra là liệu sinh viên nước ngoài ở Bắc Kinh có bao giờ được phép cư xử theo cách này không?

Bà Elizabeth Economy: Cuối cùng, khi giải quyết vấn đề về phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc hoặc các nhóm tư vấn ở nước ngoài đang cung cấp một câu chuyện tường thuật của chính phủ Trung Quốc – mà không tôn trọng sự thật – hoặc các Viện Khổng Tử khả năng sẽ hạn chế ai được dạy và dạy những gì. Tôi nghĩ có hai chiến lược cơ bản: soi sáng những thực tiễn và những giới hạn của nỗ lực tuyên truyền của Trung Quốc ở nước ngoài và thúc đẩy Trung Quốc tiếp cận bình đẳng đối với các phương tiện truyền thông và các thực thể văn hóa nước ngoài. Ngoài ra, vấn đề của Viện Khổng Tử xứng đáng được xem xét cẩn thận. Lý tưởng nhất, Viện Khổng Tử sẽ không được xây dựng trong các cơ sở giáo dục của Mỹ, và sẽ không có các lớp học của Viện Khổng Tử trong hệ thống K-12 của chúng ta; thay vào đó, các viện này sẽ đứng độc lập, nơi những người muốn học tiếng Trung Quốc sẽ tự do bước vào các viện này và họ nhận thức đầy đủ về những hạn chế chính trị của các viện đó. Một lựa chọn khác là để người Trung Quốc cho phép các trường đại học của nước sở tại được chọn giáo viên và nội dung giảng dạy ngôn ngữ. Nếu không, sinh viên Mỹ sẽ phải tiếp xúc với chỉ những giáo viên người Trung Quốc và nội dung giảng dạy ngôn ngữ chỉ do Bắc Kinh hỗ trợ khi muốn học tiếng Trung và văn hóa Trung Quốc. Dĩ nhiên, điều cốt lõi là chính phủ liên bang Mỹ cần phải tăng cường chi trả cho việc đào tạo tiếng Trung để tăng cường các giáo viên tiếng Trung mà không phải người Trung.

Tác giả: Shannon Tiezzi

Minh Khuê biên dịch

Xem thêm: