Ngày 25/1, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham gia Diễn đàn Kinh tế thế giới bằng phương thức truyền hình trực tuyến và có bài phát biểu. Cùng ngày, truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc là Tân Hoa Xã đăng bài trên trang đầu với tựa đề “Tập Cận Bình tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới – Hội nghị đối thoại Nghị trình Davos và đọc diễn văn đặc biệt”, đồng thời ghi chú thêm rằng “nhấn mạnh giải quyết vấn đề thời đại, cần phải duy hộ và thực hiện chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy xây dựng cộng đồng nhân loại chung vận mệnh”. Thực tế nội dung bài phát biểu của ông Tập Cận Bình chủ yếu là nhắm vào mối quan hệ Mỹ – Trung, công khai lớn tiếng với chính quyền ông Biden, hùng hổ dọa người. 

1024px Xi Jinping 2017 07 07
(Ảnh: Kramlin.ru)

Ngày 22/1, ông Tập Cận Bình có bài phát biểu đối nội tại Hội nghị toàn thể lần thứ 5 của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khóa 19. Ngày 23/1, Tân Hoa Xã đi sâu vào giải thích, nói rằng “hủ bại chính trị là hủ bại cao nhất. Một số phần tử hủ bại đã kết thành tập đoàn lợi ích, mưu toan giành lấy quyền lực của đảng và quốc gia, làm hoạt động phi tổ chức”, đồng thời gọi đây là “cuộc đấu tranh không được thua, cũng quyết không thể thua”. 

Ngày 11/1, ông Tập Cận Bình đột nhiên nói “Thời và thế ở bên chúng ta, đây là định lực và sức mạnh sở tại của chúng ta”, “cần tăng cường lực sinh tồn của chúng ta trong các cơn cuồng phong bão táp, sóng to gió lớn có thể dự báo trước và khó dự báo trước.”

Không rõ liệu ông Tập Cận Bình có phải thực sự cho rằng bản thân bình đã có “thời và thế” (thời cơ và sức mạnh), không chỉ triển khai đấu tranh kịch liệt trong đối nội, mà còn xuất kích không kiêng dè trong việc đối ngoại, đặc biệt là sự thay đổi lớn về thái độ đối với Mỹ. 

Ông Tập Cận Bình có ý thể hiện thực lực cho Mỹ thấy

Ngày 22/9, năm ngoái, tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, trước sự lên án trực tiếp từ ông Trump, phát biểu của ông Tập tương tối nhẹ giọng, chỉ nói rằng đưa ra kiến nghị về chủ nghĩa đa phương, thậm chí kể về “ủy khuất” đối với các nước, kiến nghị “chủ trì công đạo”, “không thể nắm tay của ai to thì nghe theo người đó”.

Hiện nay, ông Tập Cận Bình không cho rằng “nắm tay” của Mỹ to nữa, phát biểu của ông cũng không còn là tiếp tục kiến nghị nữa, mà giống như đưa ra yêu cầu hơn. Ông nói rằng “thúc đẩy xây dựng quan hệ quốc tế mô hình mới”, và còn tiếp tục mạnh miệng nói về “Cộng đồng nhân loại chung vận mệnh”, bắt đầu tự cho mình là lãnh tụ thế giới. 

Sau khi tân tổng thống Mỹ khóa này nhậm chức, thái độ của ĐCSTQ đối với chính quyền Mỹ đã rất nhanh chóng chuyển hướng. Khi ông Trump còn tại nhiệm, ĐCSTQ không dám chế tài thành viên của đội ngũ Trump. Nhưng đến ngày 20/1, khi ông Biden vừa nhậm chức, ngay trong đêm đó ĐCSTQ đã tuyên bố chế tài 28 người, bao gồm cả ông Pompeo. Hành động này là để ra oai phủ đầu đối với ông Biden. 

Trên thực tế, vừa mới bắt đầu năm 2021, ông Tập Cận Bình đã liên tiếp có các động thái như:

Ngày 4/1, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh “chuẩn bị chiến đấu”.

Ngày 5/1, ĐCSTQ bắt giữ nhiều người tại Hồng Kông, bao gồm ít nhất 53 nhân sĩ phe dân chủ và 1 luật sư người Mỹ. 

Ngày 22/1, trang mạng của Tân Hoa Xã đăng bài “Luận về sự sụp đổ của ‘ngọn hải đăng’ Mỹ: Đáng đời!”. Bài viết nói rằng “‘Ngọn hải đăng’ Mỹ khoác lác là kiểu mẫu cho nền dân chủ phương Tây đã sụp đổ”, nước Mỹ “đã biến thành một ‘quốc gia thất bại’”, “nước Mỹ đang thất bại”, “nước Mỹ đã không thể lãnh đạo thế giới”, “đáng đời!”.

Ngày 14/1, truyền thông của ĐCSTQ là tờ Nhân dân Nhật báo đưa tin về phát biểu của Ngoại trưởng ĐCSTQ Vương Nghị, nói rằng “mong đợi chính quyền mới của Mỹ có thể quay trở lại chủ nghĩa đa phương”, và “phản đối lấy cờ hiệu chủ nghĩa đa phương, để làm tập đoàn chính trị khép kín”.

Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ ngày 21/1, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh cho biết, “Tổng thống Biden nhiều lần nhắc đến từ ‘đoàn kết’ trong phát biểu nhậm chức, đây cũng đúng là điều mà mối quan hệ Mỹ – Trung hiện nay cần”, “mấy năm qua, chính quyền Trump, đặc biệt là ông Mike Pompeo đã chôn quá nhiều bom trong quan hệ Mỹ – Trung, cần phải loại bỏ [những quả bom này]; đã đốt cháy quá nhiều cầu [nối], nên cần phải xây dựng lại; đã hủy quá nhiều con đường, nên cần phải tu sửa lại”, “hy vọng chính quyền Mỹ khóa mới … lo liệu để không xung đột, không đối đầu”. 

Ngày 23 và 24/1, ĐCSTQ đột nhiên điều động nhiều oanh tạc cơ và chiến đấu cơ, liên tiếp khiêu khích trên eo biển Đài Loan trong 2 ngày. 

Gần đây, có kênh truyền thông đã truyền tin ông Tập Cận Bình có ý thúc đẩy một cuộc hội nghị cấp cao với ông Biden, sau đó lại tung tin ông Dương Khiết Trì muốn thăm Mỹ. Bề mặt, ĐCSTQ phủ nhận, nhưng e là những tin đồn đó không phải là không có căn cứ, chỉ là rất có thể không có được sự hồi đáp của chính quyền Mỹ mới. Ông Biden hiện vẫn chưa hoàn thành tổ chức nội các, cũng đang bận với chính sách đối nội, nên có lẽ vẫn chưa có thời gian để thảo luận một cách hệ thống về chính sách đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình hiển nhiên đợi không được, ông ta nóng lòng cần sự hồi đáp của ông Biden.

Trong lúc ông Tập Cận Bình cố gắng thúc đẩy Trung – Mỹ tiếp xúc nhanh nhất có thể, có lẽ cũng đồng thời đưa ra giá cao, nên chính quyền Biden tạm thời không muốn hồi đáp. Do đó, ông Tập Cận Bình chỉ có thể mượn Diễn đàn Davos để công khai mạnh mẽ hô hào với ông Biden.

Ông Tập trực tiếp ra giá

1. Quay trở lại chuỗi cung ứng toàn cầu hóa

Ông Tập Cận Bình nói rằng, “Trước sau luôn ủng hộ toàn cầu hóa kinh tế”, phản đối “lợi dụng dịch bệnh để ‘loại bỏ toàn cầu hóa’, khép kín tách rời”, đồng thời hy vọng “duy hộ chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu thuận lợi và ổn định”. Ông Tập Còn một lần nữa đề xuất “thúc đẩy cùng xây dựng ‘một vành đai một con đường’ chất lượng cao”.

Ông Tập Cận Bình nóng lòng quay trở lại vị thế “công xưởng thế giới”, đương nhiên điều mong muốn nhất là chuỗi cung ứng của Mỹ, tiếp đó là chuỗi cung ứng châu Âu, còn cái gọi là hiệp định tự do thương mại RCEP ở châu Á, chính là thuật che mắt và kế tạm thời, kinh tế nội tuần hoàn của Trung Quốc lại càng là chuyện vu vơ. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2020 cũng là con số biên tạo ra, quay trở lại toàn cầu hóa mới có khả năng mang đến cho Trung Quốc sự tăng trưởng kinh tế thực sự.

Thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc mà ông Trump thực thi vẫn còn, ông Tập đương nhiên hy vọng ông Biden hủy bỏ nó nhanh nhất có thể. ĐCSTQ không hề chấp hành thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, ông Tập Cận Bình rất có khả năng cũng muốn xé bỏ. Đối diện với ông Trump, ông Tập từng nhiều lần giả ý cầu hòa; đối mặt với ông Biden, ông Tập dường như ngay cả giả cũng không muốn giả nữa [chứ chưa nói đến cầu hòa].

2. Muốn Mỹ hủy bỏ chế tài, ít nhất là địa vị ngang nhau

Ông Tập Cận Bình nói, “Nội dung quan trọng của chủ nghĩa đa phương là chuyện trên quốc tế do mọi người cùng nhau thương lượng để làm, tiền đồ vận mệnh của thế giới do mọi người cùng nắm trong tay”, “không coi mình là lớn nhất, duy nhất”, “không thể do một hoặc vài quốc ra đưa ra và thực thi hiệu lệnh”, “cải cách và hoàn thiện hệ thống quản trị toàn cầu”. 

Thực tế là ông Tập Cận Bình đang hô hào ông Biden, ông ta không thừa nhận địa vị người lãnh đạo thế giới của Mỹ. Ông Tập không ngó ngàng tới hiện thực bị cô lập trên quốc tế, một lần nữa muốn tranh đoạt bá quyền với Mỹ.

Ông Tập nói rằng, phản đối “kết bè kéo cánh và chiến tranh lạnh mới”, nhưng lại nói “khắc phục khoảng cách giữa quốc gia phát triển và quốc gia đang trong phát triển … Xã hội quốc tế cần thực hiện cam kết, cung cấp sự ủng hộ cần thiết cho sự phát triển của quốc gia đang trong phát triển … để người dân các nước chia sẻ thời cơ và thành quả phát triển.”

Ông Tập Cận Bình tự coi mình là “minh chủ” của các nước đang trong phát triển, công khai khiêu khích Mỹ, yêu cầu Mỹ và nước nước phương Tây ủng hộ và chia sẻ thành quả. Đối với logic cường đạo như thế này, ông Tập còn giải thích rằng, “Thành quả khoa học công nghệ nên tạo phúc cho nhân loại, chứ không nên trở thành thủ đoạn hạn chế, ngăn chặn sự phát triển của các quốc gia khác”, “sẽ dùng tư duy cởi mở hơn và biện pháp cởi mở hơn để thúc đẩy hợp tác giao lưu khoa học công nghệ quốc tế”.

Những lời này của ông Tập Cận Bình, bằng như trực tiếp phủ định cái gọi là “sáng tạo mới về khoa học kỹ thuật” của chính bản thân ông đưa ra, công khai muốn tiếp tục đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ và phương Tây, và còn rất có lý. Mục đích thực sự của đoạn phát biểu này là yêu cầu ông Biden hủy bỏ một loạt biện pháp chế tài của chính quyền Trump, ông Tập nói rằng không thể “động một chút là tách rời, cắt đứt nguồn cung, chế tài” và “chiến tranh thương mại, chiến tranh khoa học công nghệ”.

Ông Tập Cận Bình đang yêu cầu ông Biden quay trở lại các chính sách thời ông Obama, tiếp tục mặc cho ĐCSTQ thâm nhập, khuếch trương, bán phá giá, đánh cắp, ….

3. Yêu cầu tiếp tục thừa nhận chính quyền ĐCSTQ

Ông Tập Cận Bình nói, cần từ bỏ “thiên kiến về hình thái ý thức (ý thức hệ)”, “ngạo mạn”, “coi là thù địch”, “gán ép chế độ xã hội cho người khác”, “không can thiệp vào nội chính nước khác”, “không đối kháng xung đột”, “chiến tranh lạnh, chiến tranh nóng” …

Chính quyền Tổng thống Trump tách rời chính quyền ĐCSTQ, phân tách rõ ràng ĐCSTQ và người dân Trung Quốc, cơ bản đã dừng các hoạt động ngoại giao với chính quyền ĐCSTQ, trực tiếp phơi bày vấn đề về tính hợp pháp của chính quyền ĐCSTQ, khiến cho cao tầng của ĐCSTQ vô cùng lo sợ. Hiện tại, ông Tập Cận Bình yêu cầu ông Biden dứt khoát thừa nhận chính quyền ĐCSTQ, cũng yêu cầu ông Biden từ bỏ chính sách đối kháng ĐCSTQ. 

ĐCSTQ vẫn luôn coi Mỹ và phương Tây là kẻ địch, tuyên truyền chống Mỹ chưa bao giờ dừng lại. Tháng 10 năm ngoái, ông Tập Cận Bình còn 2 lần kỷ niệm chiến tranh Triều Tiên “chống Mỹ viện trợ Triều Tiên”. Đầu năm nay lại tiếp tục nhắc đến chuẩn bị chiến tranh, vừa mới lại khiêu khích trên vùng biển Đài Loan, hiện giờ lại công nhiên yêu cầu Mỹ nhượng bộ, đầu hàng. Cái giá mà ông Tập đưa ra đúng là rất lớn.

Ông Tập biết rõ có quá ít các chương trình hợp tác

Ông Tập Cận Bình gây áp lực mạnh mẽ với ông Biden, nhưng cũng biết rằng lĩnh vực có thể thực sự hợp tác với Mỹ hiện nay là vô cùng có hạn. Ông nhắc đến việc ông Biden chuẩn bị trở lại “Hiệp định Khí hậu Paris”, cố gắng cam kết thực hiện lượng phát thải khí carbon dioxide đạt đỉnh năm 2030, và mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060. Đây e là một trong số ít chương trình mà Trung – Mỹ có thể thảo luận.

Ông Tập Cận Bình không dám đề cập đến vấn đề hạt nhân Iran và Bắc Triều Tiên. Bởi nếu trong trường hợp quốc tế như thế này mà lại công khai con át chủ bài đằng sau, có lẽ sẽ dẫn đến sự chỉ trích cực lớn của các nước. Mặc dù ông Tập Cận Bình không cách nào nói đến vấn đề này, nhưng hiển nhiên sẽ cho rằng, đây cũng là lĩnh vực mà chính quyền Biden cần hợp tác với ĐCSTQ.

Ông Tập Cận Bình cũng nói đến hợp tác chống dịch, đây là phần chủ yếu trong các phát biểu quốc tế trước đó của ông, nhưng hiện tại tình hình dịch bệnh tại các nước nghiêm trọng, dịch bệnh tại Trung Quốc cũng không che giấu được, nên nội dung chống dịch đã co lại rõ ràng. Nhìn thấy ông Biden muốn quay trở lại Tổ chức Y tế Thế giới, ông Tập Cận Bình cũng một lần lữa nói “phát huy tác dụng của WHO”, đồng thời lại yêu cầu “tăng cường hợp tác về vắc-xin”. Nhưng ĐCSTQ vẫn dựa vào che giấu dịch bệnh và đổ trách nhiệm khắp nơi, dự đoán khó có quốc gia phương Tây nào nguyện ý hợp tác, càng chưa nhắc đến việc có được công nghệ vắc-xin.

Ông Tập Cận Bình nói rằng, “sự kiện y tế cộng đồng đột phát tương tự như dịch viêm phổi virus corona mới tuyệt đối sẽ không phải là lần cuối cùng”. Câu như thế này được nói ra từ lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ, hiển nhiên có sự kỳ lạ, dường như là điềm báo không lành.

Ông Tập Cận Bình còn muốn “nghiên cứu thảo luận chế định quy tắc quản trị kỹ thuật số toàn cầu”, có thể tưởng tượng được rằng cũng khó có được nhiều phản hồi.

Ông Biden tạm thời né tránh nói về chính sách đối với Trung Quốc, hiển nhiên khiến cao tầng của ĐCSTQ nóng lòng không thể đợi, không ngừng đưa ra các tín hiệu, các động thái khác nhau, ông Tập Cận Bình lại ngồi không yên, nên vội vã công khai hô hào ông Biden. Ông Tập Cận Bình có lẽ lại một lần nữa phán đoán sai, đưa ra cái giá quá cao, lại thể hiện tư thế tấn công cứng rắn, e là sẽ một lần nữa đạp hụt, khó được như ý muốn.

Các hành vi thể hiện sự lo lắng của cao tầng ĐCSTQ, khiến cho mở đầu của vòng tròn quan hệ Mỹ – Trung xem ra vẫn rất khó xuôi, việc này e là cũng trực tiếp ảnh hưởng đến cục diện đấu đá ở cao tầng của nội bộ ĐCSTQ, câu chuyện của năm 2021 có lẽ sẽ không phải là ít. 

Bài viết của Chung Nguyên, đăng trên Epoch Times

Xem thêm: