Kể từ khi phong tỏa, thành phố Tây An, Trung Quốc với dân số gần 13 triệu người, gần như tê liệt. Không chỉ thiếu thốn đồ dùng sinh hoạt, mà người dân địa phương cũng cạn kiệt lương thực. Đồng thời, liên tiếp xảy ra các vụ thảm họa nhân đạo.

Người dân nhận thực phẩm phải “cảm ơn chính phủ”

Gần đây, một đoạn video ghi lại cảnh nhân viên phân phát đồ dùng thực phẩm cho người dân Tây An bị cách ly ở nhà ám thị người nhận đồ phải nói “cảm ơn chính phủ” được lan truyền trên mạng, đã khiến cư dân mạng Trung Quốc Đại Lục phẫn nộ.

Đoạn video ngắn này quay cảnh hai nhân viên mặc quần áo bảo hộ giao thực phẩm ở Tây An. Trong đó một người xách túi rau phát cho người dân, khi người dân chuẩn bị nhận thì người này giữ túi thực phẩm không đưa, một người khác thì ghi lại quá trình giao thực phẩm, và nói rằng “hãy nói gì đi”. Cư dân này hỏi “nói gì đây?”, đối phương liền nói “cần nói lời kia”, người dân lúc này mới phản ứng lại, liên tiếp nói “cảm ơn chính phủ, cảm ơn chính phủ”.

Đoạn video dài khoảng 8 giây này được lan truyền nóng trên Weibo ở Đại Lục và khiến cư dân mạng phẫn nộ.

Cư dân mạng Đại Lục nói: “Thật là kinh tởm”; “Bầu không khí này quá quan liêu”; “Những vấn đề nảy sinh trong trận dịch này thật sự rất kỳ lạ… Loại cảm giác máy móc tuân theo các quy tắc và quy định khiến người ta phản cảm”, v.v.

Ngoài ra, ngày 6/1 còn có một video cho thấy, có 8 người lớn tuổi ở Tây An đã đặt ngay ngắn những thực phẩm mà họ nhận được trên mặt đất, có 4 người quỳ xuống đất và 4 người đứng, trong đó có 4 người hô lớn “cảm ơn đảng cộng sản, cảm ơn chính phủ, cảm ơn tình nguyện viên, đã làm vì chúng tôi”.

(Tweet: Anh rể của chính quyền đã độc quyền sạp rau, lại còn bán với giá cao cho bạn, bạn còn cảm ơn chính phủ?)

Sản phụ ở Tây An bị nhiều bệnh viện từ chối dẫn đến sảy thai

Ngày 5/1, một cư dân mạng Tây An đã đăng trên Weibo cho biết, vào ngày 29/12, do bị nhiều bệnh viện từ chối nên dẫn đến sảy thai, hiện cô đã hoàn thành thủ thuật làm sạch tử cung.

id13487160 b38159a5dd3180ab5758e4ce11b79838 e1641509015328 600x663 1
Thai phụ kể về quá trình đến bệnh viện điều trị nhưng bị bệnh viện từ chối, cuối cùng cô đã sảy thai. (Ảnh chụp màn hình Weibo).

Người dùng Weibo này miêu tả lại sự việc, khoảng 10h ngày 29/12, cô thấy có vết máu, chồng cô liền bấm số cấp cứu 120 nhưng không kết nối được. Sau đó, anh liên hệ với nhân viên phòng chống dịch thì đối phương nói sẽ liên hệ xe đưa cô đi bệnh viện.

Sau đó, cộng đồng đã liên hệ với cảnh sát khu vực để đưa cô đến Bệnh viện Nhân dân tỉnh Thiểm Tây, nhưng bệnh viện cho biết do thuộc khu vực kiểm soát khép kín nên họ không được điều trị và khuyên họ đến Bệnh viện Năng Khang. Khi đến bệnh viện Năng Khang, họ cũng nhận được câu trả lời là không nhận bệnh nhân, bệnh viện cho biết mã sức khỏe của họ là mã xanh, còn bệnh viện chỉ tiếp nhận bệnh nhân có mã đỏ và vàng.

Sau đó, chồng cô gọi điện đến một số bệnh viện công, nhưng câu trả lời nhận được là không thể tiếp nhận điều trị. Cô và chồng chỉ có thể tiếp tục chờ đợi ở cổng Bệnh viện Năng Khang. Vài giờ sau, công an cũng đưa một thai phụ khác đến hiện trường, đồng thời tìm giám đốc bệnh viện nhưng vẫn vô ích.

Cô cho biết khoảng 3 giờ chiều, khi bước lên xe ô tô ở cổng bệnh viện trở về nhà, lại có triệu chứng ra máu. Cô lập tức được đưa đến Bệnh viện Phụ sản Tân Trường An. Sau khi đến bệnh viện, cô chỉ cảm thấy mình đang chảy máu không ngừng, y tá ở cửa vội vàng lấy xe lăn, yêu cầu cô làm xét nghiệm axit nucleic trước khi vào bệnh viện.

Sau đó, cô trả lời trên Weibo rằng: Đến bệnh viện thì đã muộn rồi, con đã không còn. Ngày hôm sau cô làm thủ thuật làm sạch tử cung.

Nhiều kênh truyền thông tại Trung Quốc Đại Lục đã đưa tin về vụ việc này, có kênh truyền thông còn gọi điện đến Ủy ban Y tế Sức khỏe thành phố Tây An, nhưng đối phương cho biết “không rõ tình hình”.

Bố qua đời vì nhiều bệnh viện từ chối điều trị

Ngày 5/1, một cư dân mạng Tây An đã đăng bài viết trên Weibo nói rằng sau bữa trưa ngày 2/1, bố cô bất ngờ lên cơn đau thắt ngực nhưng nhiều bệnh viện địa phương ngừng tiếp nhận bệnh nhân do dịch. Cô gọi số 120 và 110 liên tiếp để cầu cứu, một người nói rằng cần thời gian đợi xe cứu hộ, một người nói không nằm trong tầm kiểm soát của họ. Cô nói, trong lúc không biết làm thế nào, “tôi đã ra đường chặn xe cảnh sát, và cảnh sát nói rằng đó không phải là việc họ quản”.

Vào lúc 2h chiều ngày 2/1, cô đưa bố đến Trung tâm Y tế Quốc tế Kỹ thuật cao Tây An, nhưng nhân viên bảo vệ không cho họ vào bệnh viện vì họ đến từ khu vực có nguy cơ trung bình. Sau đó, cô và những người khác đã liên hệ với một số bệnh viện và nhận được câu trả lời là không nhận.

Cho đến 10:11 tối cùng ngày, tức gần 8 giờ sau, bố cô mới được đưa vào Trung tâm Y tế Quốc tế Kỹ thuật cao để phẫu thuật. Tuy nhiên, do chậm trễ là lỡ thời gian điều trị, nên việc cứu chữa không có hiệu quả và bố cô đã qua đời.

Trí Đạt (t/h)

Xem thêm: