Theo thống kê chưa đầy đủ từ trang Minghui.org, tháng 1/2023, 15 học viên Pháp Luân Công đã chết oan uổng trong cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), gồm cả những trường hợp bức hại chưa được công bố trong những tháng trước.

id13784371 DSC03291ab 600x400 1
Tối ngày 18/7/2022, hàng trăm học viên Pháp Luân Công tại vùng Đại Los Angeles tổ chức thắp nến tưởng niệm những người bị bức hại đến chết trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Los Angeles. (Ảnh: Quý Viên / Epoch Times)

Bà Chu Tú Mẫn, học viên Pháp Luân Công ở thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang, đã bị bắt cóc 5 lần và bị kết án 7 năm tù. Sau khi trải qua đủ mọi hình thức tra tấn, thể xác và tinh thần của bà đã phải chịu đựng đến cùng cực. Bà qua đời một cách oan uổng vào tháng 7/2022.

Ông Lại Chí Cường, học viên Pháp Luân Công ở thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, bị kết án oan gần 7 năm tù. Khi ông chuẩn bị ra tù, người nhà nhận được tin buồn về cái chết của ông vào lúc 8:00 sáng ngày 3/1/2023.

Bà Tưởng Lâm Anh, học viên Pháp Luân Công ở quận Bảo Sơn, Thượng Hải, gần 70 tuổi, bị cảnh sát bắt cóc vào ngày 3/2/2021. Bà bị kết án oan 4 năm và bị tra tấn đến chết tại Nhà tù Bảo Sơn vào ngày 24/12/2022.

Theo số liệu thống kê của Minghui.org, tháng 1/2023, 117 học viên Pháp Luân Công đã bị kết án phi pháp, bao gồm các trường hợp bị bức hại chưa được công bố vào năm ngoái. Những người bị bức hại liên quan đến 15 tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc Trung ương, như 24 người tại tỉnh Sơn Đông, 20 người tại tỉnh Liêu Ninh, 18 người tại tỉnh Cát Lâm, 14 người tại tỉnh Quảng Đông và 10 người tại tỉnh Bắc Kinh. 35 học viên Pháp Luân Công cao tuổi trên 60 tuổi đã bị kết án oan, người lớn tuổi nhất là 90 tuổi. ĐCSTQ còn tống tiền các học viên Pháp Luân Công 640.000 nhân dân tệ (khoảng 94.218 USD).

Pháp Luân Công dạy con người tu tâm hướng thiện, có tác dụng trừ bệnh khỏe người. Từ năm 1999, các học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại dã man. Tính đến nay, 4.904 học viên Pháp Luân Công được xác nhận đã bị bức hại đến chết. Số người tử vong thực tế cao hơn nhiều, và số người bị thu hoạch nội tạng vẫn còn là một ẩn số.

Bà Chu Tú Mẫn tại Hắc Long Giang qua đời oan khuất sau khi bị bức hại tàn khốc

Bà Chu Tú Mẫn, sinh năm 1972, sống tại quận Sartu (Tát Nhĩ Đồ), thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang, từng là công nhân tại Nhà máy chăn ga Đại Khánh. Tháng 10/1998, bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công và làm người tốt theo tiêu chuẩn “Chân-Thiện-Nhẫn”.

Để cho mọi người biết sự thật, Bà Chu Tú Mẫn đã tham gia chương trình chèn sóng truyền hình, nói sự thật về Pháp Luân Công. Ngày 8/5/2002, khi đó bà 30 tuổi, bà bị 4 cảnh sát bắt cóc tại nhà ga xe lửa thành phố Mẫu Đơn Giang. Sau đó họ còng tay bà vào một chiếc ghế sắt để thẩm vấn.

Một viên cảnh sát nhỏ người xoắn một ống da dày bằng dây nồi cơm điện thành 3 khúc, điên cuồng đánh vào mu bàn chân của bà, đồng thời hét lên: “Nhắm vào chân bà mà đánh, đánh cho móng chân bầm tím, sau đó bong ra.” Cơn đau khiến bà choáng váng.

Viên cảnh sát này còn đổ dầu mù tạt lên một miếng giẻ, rồi bịt vào mũi bà, và nhanh chóng trùm 2 lớp túi ni lông lên đầu khiến bà ngạt thở. Nhưng chiêu này không có tác dụng với bà, nên cảnh sát đành bỏ cuộc. Bà bị đưa đến một trại tạm giam.

Tháng 10/2002, bà Chu Tú Mẫn bị Tòa án quận Dương Minh của thành phố Mẫu Đơn Giang kết án phi pháp 7 năm tù. Vài tháng sau, bà bị đưa đến Nhà tù nữ tỉnh Hắc Long Giang.

Để làm nhục và bôi nhọ hình ảnh của bà, cai ngục Đào Thục Bình đã xúi giục các tù nhân cắt tóc của bà thành hình một cái nắp nồi, giống như cái nắp nồi đội trên đầu, phần tóc phía sau cũng bị cắt lộn xộn.

Một tù nhân dùng thanh tre đánh vào hai tay đang bị trói quặt ra sau lưng của bà Chu Tú Mẫn một cách vô nhân đạo. Họ đánh vào lòng bàn tay, đến mu bàn tay, khiến đôi tay bà sưng tấy, đau đớn tột cùng.

Bà bị bắt ngồi dưới sàn sân sau lạnh lẽo 2, 3 ngày, và bị một tội phạm giết người đá vào ngực trái, mãi hơn một tháng sau bà mới thở được bình thường và trở mình. Bà còn bị lột áo bông, lôi ra ngoài trời lạnh “đóng băng”.

Ngày 9/5/2009, sau 7 năm bị dày vò trong đêm dài tăm tối, cuối cùng bà Chu Tú Mẫn cũng bước ra khỏi động quỷ. Người thân thấy bà trở nên suy nhược và đờ đẫn.

Sáng ngày 21/3/2017, khi bà Chu Tú mẫn và chồng đến thăm một người bạn là bà Lưu Minh Anh, họ đã bị cảnh sát đang nằm vùng bắt cóc, đưa vào trại giam và sau đó bị bắt.

id13922616 2023 1 17 zhu xiumin baby
Bà Chu Tú Mẫn qua đời trong oan khuất, đứa con vĩnh viễn mất mẹ. (Ảnh: Epoch Times)

Tại đó, bà Chu Tú mẫn lại bị tra tấn. Bà đã tuyệt thực để phản đối, nhưng lại bị bức thực dã man, và cho uống thuốc của bệnh nhân tâm thần, khiến lưỡi của bà bị tê liệt, miệng khô khốc và khuôn mặt bị biến dạng nghiêm trọng.

Sau khi tuyệt thực trong 5 tháng, bà vô cùng yếu ớt và được phát hiện có thai khi đến bệnh viện kiểm tra. Bà về nhà 2 ngày sau đó.

Sau 5 tháng không ăn, không uống, bị đánh đập, và suy sụp tinh thần, dù không có nguồn thu nhập nào, bà vẫn sinh con một cách kỳ diệu.

17 ngày sau khi đứa trẻ chào đời, chồng bà bị kết án phi pháp 3 năm tù. Bà vượt qua khó khăn vất vả nuôi con suốt 3 năm.

Tháng 3/2020, chồng bà mãn hạn tù oan, đến tháng 7/2022, bà Chu Tú Mẫn qua đời trong oan khuất, đứa con vĩnh viễn mất mẹ.

Bị tù oan 7 năm, ông Lại Chí Cường bị bức hại đến chết trước khi ra tù

Ông Lại Chí Cường bị kết án 7 năm tù oan. Khi ông chuẩn bị ra tù, sáng ngày 3/1/2023, vợ ông nhận được thông báo từ Nhà tù Ký Đông rằng ông đã qua đời.

Ngày hôm sau, người nhà nhìn thấy thi thể ông dài chưa đầy một mét trong quan tài, khuôn mặt biến dạng. 4 – 5 công an kéo vợ ông ra, không cho bà lại gần thi thể, chứ đừng nói là để gia đình thi thể về nhà. Thậm chí, các quan chức nhà tù còn lừa con gái ông ký tên và vội vàng hỏa táng thi thể.

Ông Lại Chí Cường ngoài 50 tuổi, từng là lái xe, tốt bụng và hay giúp đỡ mọi người. Ngày 31/3/2016, khi đến thăm một học viên Pháp Luân Công, ông bị cảnh sát nằm vùng bắt, và bị kết án phi pháp 7 năm tù. Người mẹ già của ông đã qua đời oan khuất sau cú sốc nặng nề này.

Ông bị bắt cóc đến Nhà tù số 4 thuộc Chi nhánh Ký Đông, Cục Quản lý Nhà tù Hà Bắc. Trong giai đoạn này, ông bị “quản lý nghiêm ngặt”, đến năm 2019, ông mắc phải triệu chứng tắc nghẽn mạch máu não. Người nhà của ông nhiều lần đến nhà tù xin gặp mặt, nhưng đều bị từ chối.

Tháng 1/2020, vợ của ông Lại Chí Cường cuối cùng cũng gặp được ông. Bà chỉ thấy ông được khiêng ra ngoài, không thể cử động, và dường như không quen biết ai.

Ông đã bị bức thực khoảng nửa năm, bị đặt ống thông dạ dày trong một thời gian dài, không được uống nước và bị khô miệng. Miệng ông mấp máy, nhưng không nói được, lúc đó ông đã rơi nước mắt.

Người nhà yêu cầu trả tự do cho ông, để “điều trị tại ngoại”, nhưng các quan chức nhà tù nói cần được chính quyền tỉnh chấp thuận. Họ còn đòi gia đình ông vài nghìn nhân dân tệ (1.000 NDT =147 USD) tiền điều trị và mua thuốc cho ông.

Tháng 8/2020, ông Lại Chí Cường có các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh nhiễm trùng phổi, huyết khối não, và rơi vào tình trạng thực vật. Trong bệnh viện ông vẫn bị cùm chân.

Các bác sĩ cho biết dù điều trị bằng cách nào, tình trạng của ông cũng không thể khá hơn. Hơn một tháng sau, ông bị bắt cóc trở lại nhà tù. Cho đến khi ông qua đời, chính quyền tỉnh vẫn không chấp thuận cho ông được bảo lãnh tại ngoại để chữa trị.

Bà Tưởng Lâm Anh ở Thượng Hải bị bức hại đến chết vào đêm Giáng sinh

Bà Tưởng Lâm Anh khi đó đã gần 70 tuổi, sống ở làng Tứ Đường 1, quận Bảo Sơn, Thượng Hải. Bà từng là công nhân của Nhà máy dệt Hoa Dương ở quận Võ Tiến, thành phố Thường Châu.

Bà bị bệnh hen suyễn nặng, phải ở nhà trong một thời gian dài. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, bệnh hen suyễn của bà đã biến mất mà không cần dùng thuốc.

Vì kiên định tu luyện Pháp Luân Công, bà đã bị đưa đến trại lao động cưỡng bức và bị kết án tù. Bà bị cầm tù phi pháp tổng cộng 10 năm. Trong tù, bà bị bức hại bằng những mũi tiêm thuốc độc (phá hủy thần kinh não bộ), bị đánh đập, phạt đứng, phạt ngồi và bị bỏ đói.

Ngày 25/10/2018, 5 người, bao gồm cảnh sát hộ tịch tại địa phương và ủy ban khu phố, đã xông vào nhà bà và đe dọa bà phải ở nhà trong thời gian diễn ra Triển lãm Nhập khẩu Thượng Hải, nếu không bà sẽ bị tống vào tù.

Ngày 3/2/2021, cảnh sát lại đột nhập vào nhà của bà Tưởng Lâm Anh, buộc bà phải ký tên từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, nhưng bà từ chối. Họ đưa bà đi, không lâu sau, mẹ bà qua đời.

Ngày 9/3 cùng năm, bà bị bắt và bị đưa đến Nhà tù Bảo Sơn. Ở đó, bà bị bức hại đến mức bệnh hen suyễn của bà đã tái phát, sau này dẫn đến viêm phổi, và phải truyền dịch mỗi ngày.

Ngày 8/9/2022, bà Tưởng Lâm Anh bị Tòa án quận Tịnh An, Thượng Hải kết án phi pháp 4 năm tù.

Chiều ngày 24/12/2022, chồng bà nhận được điện thoại từ Trại giam quận Bảo Sơn, nói rằng bà bị ốm nặng và được đưa đến bệnh viện, nhưng không cho biết đó là bệnh viện nào và không cho người nhà vào thăm.

Khoảng 10h tối hôm đó, trại tạm giam gọi điện cho người nhà bà một lần nữa, nói rằng bà đã qua đời.

Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, tu luyện tâm tính dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe.

Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và được người dân đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người.

Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.

Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.

Bình Minh (t/h)