Từ ngày mồng 01/10 tới nay, cục diện tại Hồng Kông ngày càng leo thang, từ việc cảnh sát Hồng Kông bắn đạn thật, cho tới việc Chính phủ Hồng Kông thực thi “Luật Cấm che mặt” và quy chụp tội bạo động cho lượng lớn học sinh, sinh viên. Về việc chính quyền đương nhiệm luôn đàn áp dân chúng, thế hệ những người trẻ Hồng Kông phải đứng ra chống lại bạo lực của chế độ, đây là trách nhiệm mà thế hệ trẻ phải gồng gánh trên vai.

Vào lúc 3h chiều ngày 04/10, Trưởng đặc khu Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố thông qua việc trích dẫn “Luật Khẩn cấp” mà định ra “Luật Cấm che mặt”, luật này bắt đầu có hiệu lực từ sáng sớm thứ Sáu, tức ngày 05/10. Theo quy định mới, bất kỳ ai ở nơi tụ tập công cộng bị quản hạt hoặc biểu tình đông người, hoặc tập kết nhưng chưa được phê duyệt, mà sử dụng những vật che mặt có thể che giấu thân phận, đều phạm tội.

Mặc dù bà Lâm nhấn mạnh, việc trích dẫn “Luật Khẩn cấp” không đồng nghĩa với việc Hồng Kông rơi vào tình trạng khẩn cấp. Nhưng Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền cho rằng “Nền thống trị độc tài đã chính thức khởi động”.

Toàn dân kháng nghị “Luật Cấm che mặt”

Việc bà Lâm dùng quyền “Luật Khẩn cấp” để thiết lập “Luật Cấm che mặt”, đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền. Mặt trận này chỉ ra rằng “Quy định Cấm che mặt” là đàn áp quyền biểu tình ôn hòa hợp pháp của quần chúng bị xã hội áp bức. Người Hồng Kông sẽ không sợ hãi, dân chúng sẽ dẫm đạp lên khó khăn mà tiến bước!

Ngày 04/10, Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền phát động buổi “Diễu hành phản đối Luật Khẩn cấp” bắt đầu từ công viên Chater. Từ chiều ngày 04, nhiều nơi bắt đầu bùng phát việc dân chúng kháng nghị, tới đêm thì xuất hiện cảnh tượng tráng quan tại toàn bộ 18 khu của Hồng Kông, dân chúng đều đổ ra đường biểu tình.

Một nam sinh viên tham gia biểu tình tại Central chia sẻ với Epoch Times rằng: “Kỳ thực che mặt là vô tội, cũng như việc xuất hiện mà không che mặt một cách hòa bình lý tính, chỉ là không muốn truyền thông đưa tin về khuôn mặt của mình mà thôi. “Luật Cấm che mặt” này được mở rộng từ “Luật Khẩn cấp”, là vô cùng vội vàng. Hơn nữa hôm nay đột nhiên lại công bố, là không hợp lý. Thậm chí dẫu đã thông báo cho Bộ Giáo dục và tất cả các trường học rằng: “Không được phép che mặt trong khuôn viên trường, thì điều này là một hành vi rất vô lý đối với yêu cầu muốn biểu đạt ý kiến cá nhân”.

Một nữ sinh viên có mặt tại hiện trường nói: “Luật Cấm che mặt” này kỳ thực căn bản chính là đang đàn áp học sinh Hồng Kông. Bởi vì đa phần những người bước ra biểu tình đều là sinh viên, thậm chí là thanh thiếu niên, cũng có học sinh trung học, chính là muốn áp bức tiếng nói của họ. Nhưng việc làm này của Chính phủ là sai lầm nghiêm trọng, bởi vì dẫu có “Luật Cấm che mặt” thì người Hồng Kông vẫn sẽ kiên trì tới cùng, rất nhiều học sinh, sinh viên Hồng Kông đều sẽ tiếp tục đòi quyền dân chủ cho tương lai của Hồng Kông.

ae2dd332ebcb6023d72fd2f7a0a4f7e4
Cuộc phỏng vấn hai sinh viên tham gia phản đối “Luật Cấm che mặt” (Lạc Á/ Epoch Times)

Một nữ sinh viên khác tham gia diễu hành cho biết: “Kỳ thực Hồng Kông là nhà của chúng tôi, chúng tôi chỉ đang bảo vệ quyền tự do, bình đẳng. Vì truyền thông bôi nhọ, khiến rất nhiều người hiểu lầm yêu cầu của chúng tôi. Học sinh chúng tôi rất đơn giản, chỉ muốn đòi lại một quyền lợi căn bản nhất, hoàn toàn không phải vì tiền. Một nhóm người tại tầng thấp nhất như chúng tôi bị chính phủ đàn áp, nên chúng tôi phản đối cường quyền theo cách này.

“Chúng tôi hy vọng mọi người ủng hộ chúng tôi, điều chúng tôi đòi hỏi là yêu cầu của một thời đại. Khẩu hiệu “Cách mạng thời đại” mà mọi người hô vang, kỳ thực đúng là cách mạng của một thời đại. Mỗi thời đại đều có người đứng ra làm việc này. Cho nên chúng tôi gánh vác trách nhiệm này trên vai, đây là trách nhiệm mà thế hệ trẻ cần đảm đương.” Cô nói.

Hàng ngàn người ủng hộ bị bắt giữ, học sinh chi viện bị cảnh sát khống chế

Ngày 01/10, cảnh sát đã bắn 6 viên đạn thật nhằm trấn áp dân chúng. Tằng Chí Kiện, một học sinh trung học tại Tsuen Wan đã bị bắn vào ngực tại cự ly gần. Theo “Kênh thông tin đã xác thực về phản đối chống Luật Dẫn độ”, học sinh này bị quy kết tham gia bạo động và hai tội danh tấn công cảnh sát khác, sẽ phải hầu tòa tại Tòa án Sha Tin cùng với 6 bị cáo khác vào ngày mồng 03/10. Ba người, bao gồm cả Tăng Chí Kiện hiện vẫn đang nằm viện chưa thể tham dự phiên toà nghe điều trần.

Trong cuộc vận động Hồng Kông chống “Luật Dẫn độ” từ ngày 09/6 tới nay, đã có hơn 1000 nhân sỹ chính nghĩa bị bắt. Ngày 02/10, 6 trường trung học bãi khóa khẩn cấp, vài trăm học sinh tới tòa án Kowloon tụ tập tĩnh tọa, ủng hộ học sinh bị bắt và học sinh bị bắn. Tại tòa án Kowloon, do “Cuộc biểu tình toàn cầu chống độc tài” ngày 29/9 có 96 người (80 nam, 16 nữ, độ tuổi từ 14 đến 46 tuổi) bị buộc tội bạo động, ngày hôm đó đã có gần 1000 người tới ủng hộ những người bị buộc tội.

Một học sinh trung học tay cầm ô tụ tập bên ngoài toà án Kowloon nói với Epoch Times rằng cuộc biểu tình đã xảy ra hơn 3 tháng, điều rõ ràng là Chính phủ đã dùng biện pháp độc tài, áp chế tiếng nói của người dân, nhưng cảnh sát lại không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì. Ngược lại những người bước ra vì chính nghĩa, phải chịu bạo lực của chế độ, lại đang phải đối mặt với án tù tính bằng vài năm, đây quả là một việc vô cùng bất công.

photo 2019 10 02 15 08 59 2
Học sinh 6 trường đại học tập trung bên ngoài toà án, trong đó một học sinh nam cầm ô đứng tại cổng ủng hộ đồng đội của mình đang bị cáo buộc tội bạo động trong phiên tòa.

Học sinh này biểu thị, bản thân không còn niềm tin vào hệ thống tư pháp của Hồng Kông nữa. “Đây là vấn đề chế độ mà chúng tôi muốn nói. Nếu cảnh sát không sai, có thể ra hầu tòa. Tôi tin rằng tòa án, thậm chí là ủy viên độc lập sẽ trả lại công bằng cho bạn. Bây giờ thì rõ ràng là chuyện này không thể xảy ra.”

Một thanh niên tham gia biểu tình chống “Luật Cấm che mặt” tại khu Central nói: “Người anh em không may bị trúng đạn đó, cậu ta chỉ cầm gậy cao su, sau đó cảnh sát lại đổi cây gậy cao su của cậu thành ống sắt rồi vu khống cậu ấy, tố cáo cậu ấy bạo động, điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được.”

Một học sinh khác tại hiện trường tòa án biểu thị: “Tôi cảm thấy hiện giờ rất khó nói thứ gì là luật, thứ gì là luật đã được nhận định. Mấy tháng nay, nhóm người chúng tôi bị nói là những kẻ bạo động. Kỳ thực tháo bỏ mặt nạ của những người biểu tình ra, thì họ chỉ là những học sinh hơn 10 tuổi, cùng lắm là 20 tuổi. Những khuôn mặt như trẻ thơ của họ sao có thể nhẫn tâm nói họ là kẻ bạo động, mà tuyên phạt 10 năm, 8 năm tù, hoặc bắt họ phải đối diện với án phạt trường kỳ, hay áp lực trong thời gian bị thẩm tra, phán quyết.

“Họ chỉ cất lên tiếng nói về bản thân mình, về những việc chính đáng. Kỳ thực hơn 10 năm, 20 năm trước, cơ hội được nói ngày càng ít đi, nên cái giá phải trả thực sự quá lớn, điều này khiến tôi rất đau lòng.” Cậu nói.

Người Hồng Kông yêu cầu hủy bỏ tội danh bạo động

Theo báo cáo của hãng Reuters, trước khi cuộc biểu tình quy mô lớn ở Hồng Kông bùng phát, cảnh sát Hồng Kông đã sửa đổi quy định hữu quan về việc sử dụng vũ lực của cảnh sát, khiến phía cảnh sát được nới rộng quyền hạn khi trấn áp người biểu tình.

Một thanh niên tham gia biểu tình chống “Luật Cấm che mặt” bày tỏ, vũ lực từ phía cảnh sát leo thang, dân chúng xin cấp phép diễu hành trên phố thì không phê chuẩn, tất cả đều chỉ là thông báo phản đối. Tôi cảm thấy về căn bản không còn kênh nào khác có thể biểu đạt tiếng nói của mình.

Học sinh tụ tập bên ngoài tòa án khu Kowloon được nhắc tới phía trên biểu thị, hiện giờ Hồng Kông là khủng bố trắng. “Áp lực ngày càng lớn, ngay bản thân tôi cũng cảm thấy bất cứ lúc nào đây cũng sẽ là lần cuối cùng được bước ra biểu tình.” Cậu nói: “Nhưng quan trọng nhất là chúng tôi đã bước ra, hiện giờ chúng tôi đang bước ra, chúng tôi “Nói không”, chứ không nhẫn nhịn nuốt cục tức này xuống. Tôi cảm thấy đây mới là điều quan trọng nhất. Thành sự tại Thiên, chí ít chúng tôi cũng không chịu nhẫn nhịn điều bất công này. Đối với tôi mà nói, đây là điều quan trọng nhất.”

Một thanh niên khác khi trả lời phỏng vấn cũng biểu thị rằng: “Như nói về 5 yêu cầu lớn, chúng tôi phải xóa bỏ việc định tội bạo động, rốt cuộc bạo động là gì? Toàn bộ cuộc biểu tình ngày càng căng thẳng, nếu có những sự việc quá đà xảy ra, như đốt xe ngoại quốc, phá hoại bất cứ cửa hiệu nào, phá hoại quá mức thì mới có thể định tội. Nhìn lại quá khứ, ban đầu căn bản là không hề xảy ra những chuyện phá hoại. Mãi cho tới khi nhà ga tàu điện ngầm Hồng Kông đóng cửa để cảnh sát bắt bớ thị dân, thì mới xuất hiện việc phá hoại.”

Một thanh niên trả lời phỏng vấn cho biết: “Ban đầu bà Lâm đã dùng tội danh bạo động mà khiển trách, bà ta luôn coi thường dân ý.”

e1c4fb36a48fb3b74960e8a2efd656a3
“Ban đầu bà Lâm đã dùng tội danh bạo động mà khiển trách, bà ta luôn coi thường dân ý”. Cậu thanh niên nói: “Tôi cảm thấy khi đưa ra 5 yêu cầu lớn, duy chỉ có thành lập ủy ban điều tra độc lập mới có thể ngăn chặn tất cả những điều này, mới có thể thực sự giám sát cảnh sát, mới có được sự đảm bảo cho những người trẻ chúng tôi.”

Cậu chỉ ra, trong cuộc biểu tình chống “Luật Dẫn độ” từ tháng 6 tới giờ, suy nghĩ của người dân cũng đã thay đổi rất nhiều. Từ lúc ban đầu chỉ là hy vọng có thể ngăn chặn luật pháp độc ác, tới sau này trở thành 5 yêu cầu lớn. Tính tới ngày hôm nay, ngày 01/10 đã xảy ra vụ án công an bắn người bằng đạn thật. Dân chúng từ suy nghĩ ban đầu tới 5 yêu cầu lớn, tới việc thành lập ủy ban điều tra độc lập, tới việc ngăn chặn bạo động của cảnh sát, tới nay là muốn giải tán lực lượng cảnh sát. Bởi vì nội bộ cảnh sát hủ bại, khiến người dân không còn tin tưởng họ nữa, cũng không còn tin vào chính phủ này nữa.

Diệp Tử Minh (Theo Epoch Times)

Xem thêm: