Mạng xã hội Trung Quốc lan truyền thông tin 3 thanh niên tự tử bằng thuốc độc tại trang trại rừng thiên nga Thập Phương ở Đức Dương, tỉnh Tứ Xuyên, cảnh sát từ chối tiết lộ thông tin chi tiết, theo Sohu Netease News đưa tin hôm 23/4.

p3317701a392521611
Vài ngày trước, có thông tin 3 thanh niên 9X đã uống thuốc độc tự tử trong trang trại rừng thiên nga Thập Phương ở Đức Dương, Tứ Xuyên. (Ảnh: Weibo)

Theo tin tức được xác nhận bởi những người kinh doanh gần lâm trường, 3 thanh niên uống thuốc độc tự tử sinh năm 1992, 1995 và 1997. Ngày 22/4, nhân sự của các bộ phận liên quan đã đến lâm trường, nhưng 3 thanh niên này đã qua đời. Các cơ sở kinh doanh xung quanh vẫn hoạt động bình thường. Văn phòng Công an thành phố Thập Phương từ chối tiết lộ chi tiết.

Tin tức liên quan lập tức xuất hiện trong danh sách tìm kiếm nóng trên Weibo, làm dấy lên các cuộc thảo luận sôi nổi của cư dân mạng Trung Quốc.

p3317721a680682422
Tin tức liên quan xuất hiện trong danh sách tìm kiếm nóng trên Weibo. (Ảnh: Weibo)

Một số người chất vấn, ở Trung Quốc Đại Lục có nhiều kênh truyền thông nhưng không một kênh nào cửa phóng viên đến hiện trường đưa tin. “Không phỏng vấn, không điều tra, chỉ dùng mấy từ ‘Internet lan truyền’ để đưa tin?”

Một số cư dân mạng còn cho rằng vụ này giống với vụ 4 thanh niên tự tử tại Thiên Môn Sơn ở Trương Gia Giới mới đây. “Đối với những người trẻ tuổi, mệt mỏi một chút cũng không sao, điều khủng khiếp nhất là không thấy hy vọng. Những người trẻ không có tài nguyên và một người cha tốt sẽ khó tiến lên trong xã hội này.

Tất cả các nguồn thông tin đều tạo ra sự lo lắng, tất cả đều đang định nghĩa thế nào là thành công và phải làm gì ở độ tuổi nào… Nếu không minh bạch một số việc càng sớm càng tốt, suy nghĩ của con người sẽ dễ đi vào ngõ cụt. Đây là một vấn đề xã hội đáng quan tâm.”

Nhiều người lo lắng cho rằng: “Lại hẹn nhau tập thể vậy sao? Đáng sợ quá”; “Sẽ có người hùa theo…”; “Hài, chết còn không sợ thì sợ gì?!”; “Mọi người đang chịu quá nhiều áp lực”…

Tính đến 9h tối ngày 23/4, chủ đề “3 người ở trang trại thiên nga Tứ Xuyên uống thuốc độc tự tử” đã thu hút 14,88 triệu lượt người quan tâm và 460 lượt thảo luận liên quan.

p3317731a521241039
Tính đến 9h tối ngày 23/4, chủ đề “3 người ở trang trại thiên nga Tứ Xuyên uống thuốc độc tự tử” đã thu hút 14,88 triệu lượt người quan tâm. (Ảnh: Weibo)
p3317711a122516960
Bình luận về vụ “3 người ở trang trại thiên nga Tứ Xuyên uống thuốc độc tự tử”. (Ảnh: Weibo)

Trên thực tế, thời gian gần đây thường xuyên có báo cáo về các vụ tự tử của giới trẻ Trung Quốc.

Vụ tự tử của 4 người ở Trương Gia Giới vẫn chưa lắng xuống, lại có thông tin cho rằng trong 5 ngày liên tiếp, ít nhất có 7 vụ học sinh nhảy lầu ở Thiên Tân. Những vụ tự tử dồn dập này cuối cùng đều được nhà trường kết luận là “có liên quan đến mùa thi”, nhưng không nói rõ bất kỳ yếu tố nào liên quan đến mùa thi. Một số cư dân mạng nói rằng nguyên nhân gốc rễ thực sự của căn bệnh này là môi trường do trường học và xã hội biến dạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tạo ra.

Ông Chung Kiếm Hoa (Chung Kim-wah), Giám đốc danh dự nghiên cứu chính sách xã hội tại Viện Dư luận Hồng Kông, viết bài chỉ ra rằng trong nhiều năm, chính quyền ĐCSTQ đã không giải thích đầy đủ về vấn nạn tự tử và những dữ liệu liên quan ở Trung Quốc Đại Lục, nhưng một số tổ chức học thuật đã tổng hợp những dữ liệu cách đây 20 năm. “Kết luận là mỗi năm có khoảng 3 triệu người ở Trung Quốc Đại Lục có ý định tự tử. 300.000 người trong số họ đã chết, 90% số người tự tử đến từ các vùng nông thôn,” ông Chung nói.

Đối với thanh niên nông thôn ở Trung Quốc, không nên nhìn vào khả năng lao động và thu nhập cá nhân của họ, mà nên đặt họ trong hoàn cảnh của một gia đình và môi trường nông thôn. Đằng sau họ chắc còn nhiều người thân già yếu bệnh tật, nợ nần từ đời cha ông để lại, áp lực kết hôn và xây dựng nhà cửa…

Vấn đề tự sát dường như đã trở thành điều cấm kỵ trong xã hội và giới học thuật Trung Quốc.

“Hiển nhiên cũng là do hễ nghiên cứu sâu về hiện tượng tự sát, chắc chắn sẽ tiết lộ một lượng lớn các yếu tố xã hội dẫn đến tự sát. Điều này rõ ràng là không phù hợp với những luận điệu chính của ĐCSTQ, rằng Trung Quốc có ưu thế về thể chế và triển vọng phát triển lạc quan,” ông Chung bình luận thêm.

Trong một video do ông Đường Hạo, nhà báo kỳ cựu của chương trình “Ngã tư thế giới” đăng tải, một thanh niên tự nhận mình là “thanh niên 4 không”: không mua nhà, không kết hôn, không sinh con và không tiêu xài hoang phí. Những thanh niên này cảm thấy dù có làm việc chăm chỉ thế nào họ cũng không mua được nhà.

Sau 3 năm ĐCSTQ thực thi chính sách zero-COVID, đã xuất hiện làn sóng các doanh nghiệp nước ngoài rút khỏi thị trường Trung Quốc, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, vấn nạn thất nghiệp gia tăng, ngày càng nhiều người hơn sống trong áp lực và tuyệt vọng. Theo dữ liệu kinh tế quý đầu tiên chính thức của Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 16 đến 24 tuổi đã tăng lên 19,6% trong tháng 3. Tuy vậy lại có tới 11,85 triệu người tốt nghiệp đại học năm nay, một con số kỷ lục về người cần việc làm.

Sau khi “co lại” và “nằm ngửa”, giới trẻ Trung Quốc lại rộ lên phong trào “Nhân vật văn học Khổng Ất Kỷ”. Họ bắt chước những câu danh ngôn của Khổng Ất Kỷ do Lỗ Tấn viết, để cười nhạo bản thân vì nhiều năm khổ học nhưng lại không thể tìm được một công việc tốt. Một cách nhằm bày tỏ sự bất mãn với thực trạng xã hội. Một nữ sinh đại học ở tỉnh Hồ Nam đã đăng video than thở: Tôi học đại học để làm gì? sau khi tham dự hơn 30 cuộc phỏng vấn, nhưng không được tuyển dụng.

Từ đây, dư luận chú ý đến hiện tượng giới trẻ Trung Quốc đổ xô đi thắp hương cầu Phậttại các chùa chiền đông đúc. Theo phân tích, các bạn trẻ đến chùa dâng hương không phải vì tín ngưỡng, mà để tìm sự an ủi về tinh thần, bởi họ đang gặp áp lực trong cuộc sống, mất phương hướng và không tìm được lối thoát.

Tháng 2/2019, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Huang Yueqin – Bệnh viện số 6 Đại học Bắc Kinh, đã công bố nghiên cứu trên tạp chí y khoa The Lancet, báo cáo về Khảo sát Sức khỏe Tâm thần (CMHS) Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc có khảo sát điều tra toàn quốc về bệnh xã hội rối loạn tâm thần. Nghiên cứu chỉ ra ở Trung Quốc, đến nay số người từng mắc chứng trầm cảm trong đời đã vượt quá 95 triệu người, tức là cứ 14 người thì có 1 người từng bị trầm cảm.

Bình Minh (t/h)