Mới đây, giới khoa học Trung Quốc không chỉ đang chỉnh sửa gen để tạo ra “siêu lợn” nhằm giải bài toán thiệt hại do dịch bệnh sốt lợn châu Phi, mà còn dùng phương pháp sửa gen để nuôi dưỡng “bộ phận cơ thể người” trên cơ thể động vật, phục vụ hoạt động cấy ghép. Cách làm đánh thẳng vào thành trì đạo đức trong khoa học y khoa này đang hứng chịu xu thế chỉ trích rằng chỉ vì phát triển khoa học công nghệ mà ĐCSTQ bất chấp giá trị đạo đức, là cách làm phi nước đại vào địa ngục.

Embed from Getty Images

Lên án giới khoa học Trung Quốc muốn tạo ra giống “siêu lợn” thông qua phương pháp chỉnh sửa gen, nhằm giải bái toán thiệt hại nghiêm trọng của dịch bệnh lợn châu Phi (Ảnh: Getty Images)

Nghiên cứu mở đường cho nghiên cứu nuôi trồng nội tạng người trên cơ thể động vật?

Những nguồn tin phổ biến cho thấy, mới đây các nhà khoa học từ Phòng thí nghiệm Tế bào gốc và Sinh học Sinh sản của Viện Động vật học Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã công bố một nghiên cứu “Protein và Tế bào” (Protein&Cell), cho biết lần đầu tiên họ đã tạo ra được “lợn lai khỉ” trong phòng thí nghiệm.  

Theo thông tin, họ đã chỉnh sửa gen tế bào khỉ macaca (còn được gọi là khỉ đuôi dài) để tạo ra một loại protein huỳnh quang gọi là GFP cho phép các nhà nghiên cứu theo dõi các tế bào và thế hệ sau của chúng. Sau đó họ đã lấy tế bào gốc phôi (ESCs) từ các tế bào đã được sửa đổi và tiêm vào phôi thai khỉ được thụ tinh sau 5 ngày.

Nhóm nghiên cứu đã tạo ra tổng cộng hơn 4.000 phôi thai khỉ lợn và cấy chúng vào cơ thể lợn nái, cuối cùng sinh ra được 10 lợn con có hình dạng cơ bản tương tự lợn thông thường, nhưng trong số đó có 2 con là hỗn hợp khỉ và lợn; trong đó các cơ quan nội tạng như tim, gan, lá lách, phổi và da đều có phần do tế bào khỉ tạo thành. Nhưng hai con lợn này đã chết trong vòng một tuần sau khi sinh, hiện chưa xác định được nguyên nhân vì sao chết.

Kết quả thí nghiệm này  đã kéo theo làn sóng chỉ trích của giới khoa học từ nhiều quốc gia, cho rằng nghiên cứu này gây sốc về mặt đạo đức.

Trên tờ Epoch Times, nhà khoa học Trần Lực tại Trung tâm y tế Cedars-Sinai ở Mỹ cho biết, cách tiếp cận của nhóm nghiên cứu này khiến người ta không thể không cảm thấy nổi da gà, vì họ đang cố gắng tạo ra một con quái vật, loại nghiên cứu này có vấn đề về mặt đạo đức.

Ông cho biết, trong công bố nghiên cứu trên tạp chí khoa học New Scientist, nhóm nghiên cứu này đã viết mục đích nghiên cứu của họ là “chỉ nhằm thử nghiệm nuôi cấy nội tạng khỉ trên cơ thể lợn, nếu thành công thì họ có thể sử dụng tế bào gốc của người để nuôi cấy nội tạng người trên cơ thể lợn hoặc một loài động vật khác nào đó, qua đó để phục vụ hoạt động cấy ghép cho người.”

“Lợn và khỉ có số lượng nhiễm sắc thể khác nhau, không thể lai với nhau thành công được… Thêm tế bào linh trưởng vào phôi lợn là rất khó. Cá nhân tôi không nghĩ nó có thể thành công.” Trần Lực chỉ ra, “Có lẽ đó chỉ là một dự án nhằm tìm kiếm thêm kinh phí nghiên cứu mà thôi.”

Theo quan sát của Trần Lực, có hai mục đích để các nhà nghiên cứu Trung Quốc và nước ngoài tham gia vào loại nghiên cứu này: một là để có bài báo xuất bản, và thứ hai là để kiếm tiền. “Nhiều nhà nghiên cứu khoa học chỉ muốn có bài báo xuất bản, những nghiên cứu kiểu này thuận tiện cho việc xuất bản bài báo nên họ làm, còn nghiên cứu có công dụng gì thì họ không quan tâm, đây cũng là một trong những phương tiện kiếm sống của nhiều nhà khoa học Trung Quốc hiện nay.”

“Ngoài ra, về mặt kinh phí nghiên cứu khoa học ở Trung Quốc, đơn xin kinh phí nghiên cứu do những người trong nội bộ đánh giá nhau, nể mặt nhau là cho thông qua, thường là dự án mà giáo sư hoặc nhà nghiên cứu đã đưa ra, và sau đó làm thử nghiệm. Bây giờ cộng đồng nghiên cứu khoa học cũng hỗn loạn.”

Liên quan đến việc hai con lợn chết trong một tuần sau khi sinh, nhà khoa học Trần Lực cho biết ông không hiểu sâu về nghiên cứu này, “cảm giác rằng nội tạng của lợn và khỉ không tương thích nhau nên con vật không thể tồn tại được.”

Paul Knoepfler, nhà sinh vật học tế bào gốc tại Đại học California là người có ảnh hưởng trong lĩnh vực này, chia sẻ rằng ông không tin bằng cách tạo ra hỗn hợp động vật và con người mà có thể giúp gieo trồng nuôi dưỡng được nội tạng thích hợp cho cấy ghép. “Do kết quả pha trộn cực kỳ thấp nên tất cả các con vật đều chết.”

Hoài Hải Anh, phó tổng giám đốc Công ty Công nghệ sinh học Mỹ thì cho biết, giới khoa học phương tây vẫn tuân thủ một số tinh thần nhân văn trong nghiên cứu khoa học, “biết tuân thủ luật pháp, các thỏa thuận, nguyên tắc”, trong khi nghiên cứu khoa học như trên chỉ thuần túy theo chuyên môn riêng mà bỏ qua tinh thần nhân văn, những loại nghiên cứu như vậy là lao vào địa ngục.

 “Loài người cảm thấy mình quá thông minh, phá vỡ ranh giới giữa các sinh vật, phá vỡ các quy tắc của không gian tự nhiên, chọn gen trên động vật, pha trộn các loài, cố gắng tạo ra những thứ mới mẻ, những điều này đã phá hủy nhiều nền văn minh tiền sử.” ông Hoài Hải Anh chia sẻ.

Theo thông tin hồi tháng Bẩy được tờ El País của Tây Ban Nha đăng tải, ở Trung Quốc Đại Lục còn có một nhóm nghiên cứu của nhà khoa học người Tây Ban Nha Belmont thuộc Viện Salk ở California Mỹ đã thực hiện nghiên cứu về con lai giữa người và khỉ, hiện chưa thấy công bố kết quả.

ĐCSTQ không sợ mở cổng địa ngục

Theo một nguồn tin khác, các nhà khoa học thuộc Viện Động vật học Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã chỉnh sửa gen lợn để giải bài toán thiệt hại do dịch bệnh sốt lợn châu Phi gây ra, mục đích để tạo ra loài “siêu lợn” có khả năng tự kháng bệnh và cho thịt thơm ngon.

Thông tin cho biết khoản đầu tư khổng lồ của ĐCSTQ vào khoa học y học sinh vật (Biomedical sciences or Biomedicine) đã biến Trung Quốc thành đầu tàu trong lĩnh vực này. Trong hàng chục phòng thí nghiệm trên khắp đất nước, các nhà khoa học Trung Quốc đang chạy đua với các đối tác của họ ở châu Âu và Mỹ, hy vọng sẽ nghiên cứu phát triển thành công “ngũ cốc chất xơ và thực phẩm chất lượng cao hơn”, có một số theo đuổi nghiên cứu chỉnh sửa gen người gây chấn động giới khoa học y tế.

Trần Lực cho biết, nguyên lý của việc tạo ra giống “siêu lợn” tương tự tạo ra những đứa trẻ kháng AIDS, nghĩa là chỉ cần loại bỏ protein gắn liền với virus gây sốt lợn là được. “Tuy nhiên, kiến ​​thức về gen mà đến nay loài người có được còn rất hạn chế, không biết vấn đề gì sẽ xảy ra nếu thiếu một gen, còn vấn đề vị ngon thì tác động vào loại gen riêng khác, điều này đã được thực hiện trong nông nghiệp, nhưng đối với động vật nếu tạo ra loài quái vật thì thật khó chấp nhận”.

Hồi tháng 11 năm ngoái cũng từng bùng nổ vụ việc liên quan vấn đề chỉnh sửa gen trong giới khoa học Trung Quốc, làm dấy lên các cuộc thảo luận sôi nổi trên toàn cầu về công nghệ chỉnh sửa gen và hậu quả của nó.

“Muốn tạo ra một loại lợn vạn năng có thể chống lại mọi thứ, bây giờ thí nghiệm đối với lợn, mai mốt sẽ thực hiện trên cơ thể người, đây là cách làm lợi bất cập hại; trước đây tìm kiếm được thành công nhanh chóng về vật chất dựa vào ưu thế xây dựng xã hội nhân quyền thấp kém, được gọi là công xưởng của thế giới, bây giờ vẫn tận dụng tối đa xây dựng xã hội nhân quyền thấp kém nhằm tìm cách đuổi kịp Mỹ.”

“Trong tình trạng này, cách duy nhất còn lại là con đường thú vật với luật rừng, chỉ cần có thể theo kịp Anh và Mỹ là ĐCSTQ sẵn sàng lừa đảo và đi đường vòng, sẵn sàng mở cổng địa ngục. Vì mục đích mà bất chấp thủ đoạn.” ông Hoài Hải Anh nhận định.

Tuyết Mai

Xem thêm: