Dưới tác động của dịch bệnh và các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, Trung Quốc đang thiếu hụt chip nghiêm trọng và thị trường chợ đen cho chip đang mở rộng. Các chuyên gia cho rằng thị trường chợ đen này có lịch sử từ lâu, và lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc lần này tương đương với chính sách “zero công nghệ” của ĐCSTQ.

shutterstock 642345784
Xưởng nghiên cứu Jiangxi Shanshui Photo Electrical Co., Ltd., kỹ sư thông tin đang phát triển chip máy tính, công nhân điện tử đưa chip lên bảng mạch. (Nguồn: humphery/ Shutterstock)

Sự thiếu hụt chip trên toàn cầu đã dẫn đến sự phát triển của thị trường chợ đen (chợ xám) chip ở Trung Quốc, gây ra những lo ngại nghiêm trọng về an ninh. Theo báo cáo của Bloomberg ngày 18/10, những con chip không đạt tiêu chuẩn đã thâm nhập vào chuỗi cung ứng, và ngành công nghiệp ô tô thậm chí còn tồi tệ hơn, và các sản phẩm liên quan đến an toàn đang gặp rủi ro.

Báo cáo cho biết 3 công ty xe điện mới nổi hàng đầu của Trung Quốc được niêm yết ở Mỹ – NIO, Xpeng và Li Auto – đều cố gắng mua chip thông qua các đại lý chưa được trao quyền, được phân loại là những nhà thương mại trung gian không được Chính phủ Mỹ cấp phép.

Những tác nhân này ngày càng trở nên quan trọng vào cuối năm 2020, khi tình trạng thiếu chip toàn cầu bắt đầu làm gián đoạn nguồn cung của mọi thứ, từ điện thoại thông minh đến ô tô. Giờ đây, họ đã hình thành một thị trường xám khổng lồ.

Do tình trạng thiếu chip, nên chi phí cho các thành phần mạch quan trọng đã bị đẩy lên cao. Báo cáo chỉ ra rằng thị trường chip thứ cấp của Trung Quốc không phải xuất hiện sau một đêm. Nó tồn tại trước cuộc khủng hoảng chip bán dẫn, nhưng nó phình to vì có quá nhiều người cảm thấy có cơ hội kiếm lời.

Các giao dịch trên thị trường xám chủ yếu diễn ra trực tuyến, trong các nhóm WeChat và email, nhưng đôi khi ở các thị trường truyền thống như Hoa Cường Bắc (Huaqiangbei) Trung tâm Chợ Điện tử SEG của Thâm Quyến.

Trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times, chuyên gia tài chính Đài Loan (Edward Huang) nói rằng Trung Quốc đã phát triển rất nhiều công ty chip, và đơn giản là họ không có thời gian để chờ làm chứng nhận, vì thời gian chứng nhận sẽ mất từ ​​3 đến 5 năm, vấn đề là nhà máy của họ đã được xây dựng, và họ cứ cố lao vào sản xuất, cuối cùng là sản phẩm chảy ra thị trường chợ đen và trở thành nguồn cung cấp các sản phẩm đen không có nguồn gốc.

“Loại chip này không có chứng nhận chính thức, không rõ nguồn gốc xuất xứ và được sử dụng trong lĩnh vực nào. Nếu sử dụng trong thị trường ô tô thì điều này rất nguy hiểm, vì chip ô tô nói chung phải trải qua thời gian dài chứng nhận an toàn. Nếu không rõ nguồn gốc con chip được lắp đặt vào, nó sẽ ảnh hưởng đến tính an toàn của toàn bộ thiết bị đầu cuối,” ông Hoàng Thế Thông nói.

Phân tích: Hoa Kỳ thực hiện “zero công nghệ” đối với ĐCSTQ

Chợ xám (Gray Market) là kênh thị trường mà thông qua đó các sản phẩm của thương hiệu được bán mà không có sự cho phép của chủ sở hữu thương hiệu. Tại Đài Loan, thông thường nó được gọi là chợ đen.

Trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times, ông Tô Tử Vân (Su Tzu-Yun), Giám đốc Viện Chiến lược và Công nghiệp Quân sự thuộc Viện Nghiên cứu An ninh Quốc phòng Quốc gia Đài Loan, nói rằng thị trường chip đen của Trung Quốc đã tồn tại từ trước, và có khoảng 3 dạng. Khi các kênh này bị cắt trong tương lai, ĐCSTQ sẽ phải đối mặt với chính sách “zero công nghệ” của Mỹ đối với ĐCSTQ.

Nói về thị trường chip chợ đen của ĐCSTQ, ông Tô Tử Vân nói rằng ngay từ những năm 2010, ĐCSTQ đã tái chế chip từ các nhà máy rác thải điện tử ở Thâm Quyến, và sau đó bán chúng theo một nhãn hiệu mới. Ông đã đề cập đến một trường hợp thời kỳ đầu: “Điều này cũng dẫn đến vụ rơi máy bay chiến đấu F15 của Không quân Mỹ, sau đó đã được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ truy tìm và phát hiện rằng đó là một con chip do một số nhà sản xuất ở Trung Quốc thiết lập lại (reset).

“Thung lũng Silicon còn được gọi là Đông Berlin của Trung Quốc vào thời điểm đó, là nơi có các gián điệp công nghệ của Trung Quốc. Sau khi ông Trump bắt đầu cuộc chiến thương mại và chiến tranh công nghệ vào năm 2017, một vấn đề khác đã xuất hiện trên thị trường chợ đen này, chính là trong tình huống chính quyền Biden tăng cường ngăn chặn công nghệ, nhiều con chip của họ (nhà sản xuất Trung Quốc) không còn được sản xuất nữa.”

“Loại giao dịch chợ đen thứ hai thì ngược lại. Nó mua một số chip từ nơi thứ ba để cung cấp cho việc sử dụng”, ông nói.

Ông Tô Tử Vân nói thêm rằng có một loại thị trường chợ đen thứ ba: “Trước khi Mỹ chưa hoàn toàn ngăn chặn công nghệ và chip của Trung Quốc, Quân đội Giải phóng Nhân dân của ĐCSTQ đã thông qua nhà sản xuất tư nhân để đóng gói, và đặt hàng cho TSMC, tức là các chip do họ thiết kế được sản xuất bởi TSMC. Như thế này, ít nhất hiệu suất chip của quân đội Trung Quốc là ổn định. Tất nhiên, đây là một dạng chợ đen khác, tức là khách hàng giả.”

Ông chỉ ra rằng: “Trong tương lai, sau khi những cánh cửa này bị chặn, sẽ không có cái gọi là vấn đề chợ đen trong ĐCSTQ, mà là một vấn đề mang tính thực chất hơn. Đối với ĐCSTQ, điều đó có nghĩa là Mỹ đã xóa sổ các con chip của ĐCSTQ về 0.”

Vào ngày 7/10, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố “các quy định kiểm soát xuất khẩu mới đối với sản xuất máy tính và chất bán dẫn tiên tiến sang Trung Quốc”, nhằm hạn chế khả năng Trung Quốc mua và sản xuất một số chip cao cấp cho mục đích quân sự. Lần đầu tiên, việc kiểm soát xuất khẩu sang Trung Quốc đã được mở rộng đối với “nhân tài”.

Ông Tô Tử Vân cho rằng trong thế giới nano, do đặc tính của các con chip, ĐCSTQ khó có thể sử dụng phương pháp ‘đại nhảy vọt’ thúc đẩy lĩnh vực sản xuất chip, ước tính thông thường trong 20 – 30 năm nữa, ĐCSTQ cũng rất khó có được cỗ máy chip tiên tiến do họ tự chủ sản xuất.

Ông nói: “Có lẽ họ có thể săn trộm một số kỹ sư bán dẫn từ Đài Loan, nhưng họ không thể có được máy chip của phương Tây. Nó giống như một đầu bếp Michelin, bạn có một kỹ năng tốt, nhưng không có nguyên liệu, bạn không thể nấu ăn mà không có gạo. Và bây giờ với việc kiểm soát tài năng, có tương đối ít người ở Đài Loan có thể bị họ săn trộm, vì vậy đối với ĐCSTQ, đó có thể nói là một chính sách khác của ‘zero công nghệ’.”

Ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc bị thắt cổ chai

Ông Tô Tử Vân dự đoán rằng do thiếu chip, chừng nào còn là thời đại mới của trang bị quân sự, thì nó sẽ bị ngăn chặn, đình trệ không tiến mà ngược lại sẽ đi lùi. Do không có linh kiện điện tử quan trọng nào có thể thay thế được, các ứng dụng này bao gồm vệ tinh trinh sát hình ảnh không gian, vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu (Beidou), tên lửa siêu thanh, máy bay chiến đấu điện, siêu máy tính, v.v.

Trong khu vực tư nhân cơ quan kinh tế, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, bao gồm cả hệ thống giám sát xã hội sử dụng nhận dạng hình ảnh, v.v., sẽ dần bị thu hẹp trong tương lai. Trong lĩnh vực ô tô, những chiếc ô tô đời mới và ô tô tự lái trong tương lai sẽ sử dụng nhận dạng hình ảnh và trí tuệ nhân tạo sẽ bị ảnh hưởng hoàn toàn.

“Các chip quy trình thông thường mà họ còn lại, như những chip trên 28 nanomet, cũng có thể được sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên, do quy trình sản xuất khác nhau, chất lượng và tỷ lệ năng suất không đủ nên giá thành tương đối cao. Hiệu suất của sản phẩm thứ hai cũng không ổn định. Nó có thể bị hỏng trong điều kiện nhiệt độ cao, vì vậy Nga đã phàn nàn rất nhiều sau khi nhập khẩu chip từ Trung Quốc.”

Theo một nguồn tin giấu tên được “Nhật báo Thương mại quốc gia” (RBK Daily) của Nga trích dẫn, trước cuộc chiến Nga – Ukraine, tỷ lệ hỏng hóc của chip nhập khẩu từ Trung Quốc là 2%. Kể từ khi chiến tranh bắt đầu, các nhà sản xuất Nga đã phải đối mặt với tỷ lệ sự cố lên đến 40%. Nhiều công ty lớn đã rút khỏi Nga do các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây. Các nhà phân phối thị trường xám và các nhà khai thác cơ hội khác đã trở thành những thực thể duy nhất sẵn sàng giao dịch với các doanh nghiệp Nga.

Ông Tô Tử Vân chỉ ra rằng loại thị trường chợ đen này nhìn chung có tác động tương đối nhỏ đối với các nước dân chủ, nhưng ngược lại, các nước bị trừng phạt công nghệ như Iran, Nga và Triều Tiên sẽ gặp phải những vấn đề tương đối lớn. Chỉ những nhà sản xuất chẳng ra gì mới lấy giả làm thật, lấy xấu coi như cái tốt, ví dụ như giá sản phẩm của Đài Loan, Hàn Quốc tương đối cao, thì họ (các nhà sản xuất vô đạo đức) có thể nhập từ Trung Quốc rồi tạo nhãn hiệu giả.

Ông Hoàng Thế Thông cho rằng lệnh cấm chip ở Mỹ đã ảnh hưởng nặng nề đến Trung Quốc, chủ yếu là do nhiều tài năng bán dẫn ở Trung Quốc đã trở về từ Mỹ. Cùng với việc Mỹ phong tỏa thiết bị và công nghệ của Trung Quốc, Trung Quốc có thể gặp phải một nút thắt đáng kể trong quá trình phát triển chất bán dẫn.

Ông nói: “ĐCSTQ cũng đã nhận ra điều này. Cái gọi là phong tỏa công nghệ này không nên kết thúc với chip, hoặc là đến AI thì dừng lại, mà cần có nhiều lệnh cấm hơn nữa trong tương lai.”