Nhân dân Nhật báo là 1 trong 3 cơ quan truyền thông trung ương lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đồng thời tờ báo này cũng tự nhận mình là 1 trong 10 tờ báo hàng đầu thế giới. Gần đây, do thiếu 3 chữ “Tập Cận Bình” trong báo in, nên hơn 3 triệu bản đã bị đình chỉ phân phát và tiêu hủy. Hiện tại, chính quyền ĐCSTQ đều im lặng về vấn đề này.

ong Tap Can Binh zero covid covid 19 634594784
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh minh họa: Plavi011/Shutterstock)

3 triệu bản báo giấy bị tiêu hủy do in thiếu chữ “Tập Cận Bình”

Vào ngày 30/3, một số người đã tiết lộ trên mạng xã hội rằng họ đã nhận được thông báo từ “Nhân dân Nhật báo” trong cùng ngày về việc ngừng giao báo. Từ ảnh chụp màn hình của cuộc trò chuyện được chia sẻ, có thể thấy rằng báo ngừng phát bị yêu cầu niêm phong và tiêu hủy tại chỗ. Đồng thời, tờ báo sẽ được in lại và phân phối lại vào ngày hôm đó. Một cuộc trò chuyện khác bị nghi ngờ là tin nhắn thông báo từ bộ phận giao hàng trong một nhóm nội bộ.

p3307891a498259503 ss
@Thông báo khẩn cấp đến tất cả mọi người: Nhận được thông báo từ công ty tỉnh, “Nhân dân Nhật báo” của ngày hôm nay (30/3) lập tức ngừng phát tại các bộ phận phân phát và tiêu hủy tại chỗ, tòa báo sẽ in lại và gửi lại, nếu đã phân phát, hãy đưa danh sách đơn vị đã phân phát cho tôi, cảm ơn đã phối hợp. (Ảnh chụp màn hình)
p3307881a896943516 ss
Gửi tất cả mọi người, báo giấy Nhân dân Nhật báo ngày 30/3 ngừng phân phát khẩn cấp, yêu cầu niêm phong và tiêu hủy tại chỗ báo đã ngừng phân phát, bộ phận đã phân phát thì không thu hồi. Báo đã ngừng phân phát sẽ được in lại và phân phát lại. Xin hãy lập tức thông báo cho các bộ phận phân phát làm tốt công việc ngừng phân phát. Số lượng ngừng phân phát và tiêu hủy hãy báo cáo lên bộ văn hóa tuyên truyền. Theo yêu cầu của cấp trên, việc ngừng phân phát lần này cần xử lý nghiêm theo thông báo, không được để lan truyền ngoài xã hội, không được dùng làm tuyên truyền đối ngoại. (Ảnh chụp màn hình)

Vào ngày 31/3, một số cư dân mạng đã cho biết, nguyên nhân có thể là do trang thứ năm của tờ Nhân dân Nhật báo ngày hôm đó ở mục “Đoàn kết và đấu tranh là cách duy nhất để nhân dân Trung Quốc tạo nên những kỳ tích vĩ đại trong lịch sử”, đã đánh máy thiếu mất vài chữ, một trong bản thảo nghi bị tiêu hủy, có thể thấy ba chữ “Tập Cận Bình” đã bị quên cho vào trong phần “Ban Chấp hành Trung ương Đảng với các đồng chí cốt cán đánh giá tình hình”, ở phần gạch dưới.

Sau đó, một biên tập viên giấu tên, từng phụ trách đưa tin của một tờ báo trọng điểm của chính quyền, đã tiết lộ với Đài Á Châu Tự Do rằng vụ việc của Nhân dân Nhật báo thực sự là do đã bỏ sót ba chữ “Tập Cận Bình” trong báo cáo.

302d4bf8 5526 452a 9335 ab572d5d

Biên tập viên từng phụ trách tờ báo trọng điểm của chính quyền đã tiết lộ rằng vụ việc của Nhân dân Nhật báo thực sự là do đã bỏ sót ba chữ “Tập Cận Bình” trong báo cáo. Bản bên trái thiếu chữ Tập Cận Bình, bản bên phải đã thêm chữ Tập Cận Bình. (Ảnh chụp màn hình)

Theo kích thước trang và số lượng in của tờ báo ngày hôm đó, tất cả các vụ thu hồi sẽ dẫn đến thiệt hại ít nhất một triệu nhân dân tệ. Tuy nhiên, trong hệ thống tuyên truyền chính thức của ĐCSTQ, thiệt hại kinh tế không phải là điều quan trọng nhất, điều họ sợ hơn đó là những rủi ro chính trị mà nó mang lại, và thậm chí còn là sự chỉnh đốn.

Theo mô tả của người nắm được tình hình, theo thông lệ, sau một tuần sẽ có kết quả xử lý, quan sát từng tầng lãnh đạo của Nhân dân Nhật báo có thay đổi hay không, để quan sát thái độ của tầng cao hơn về việc này.

Tính đến ngày 31/3, Nhân dân Nhật báo có sự im lặng tập thể hiếm hoi. Hai điện thoại của tờ báo ở văn phòng tổng biên tập, điện thoại trực ban, điện thoại ở ban bình luận, hai điện thoại báo cáo, thậm chí cả điện thoại ở các chi nhánh Tứ Xuyên, Giang Tô, Sơn Tây và Trùng Khánh đều không có ai trả lời.

Bản bình luận mới nhắc đến “Tập Cận Bình” 23 lần

Ngoài ra, theo trang web chính thức của Nhân dân Nhật báo, một bài bình luận có chữ ký của Nhậm Bình (Ren Ping) đã được đăng trên trang thứ năm của tờ báo vào ngày 30/3. Trong bài viết này, “Tập Cận Bình” đã được nhắc đến 23 lần.

Theo trang China Newpaper Industry, một ấn phẩm của Ban Tuyên giáo Trung ương ĐCSTQ, “Nhậm Bình” là tên viết tắt của “Bình luận của Nhân dân Nhật Báo”, và chữ ký của các bài bình luận trên Nhân dân Nhật Báo đều có ý nghĩa đặc biệt. Ví dụ: “Nhậm Trọng Bình” (Ren Zhongping) là tên viết tắt của “Bình luận quan trọng của Nhân dân Nhật báo”, “Hà Chấn Hoa” (He Zhenhua) là tên viết tắt của “Làm thế nào phục hưng Trung Hoa”, “Quốc Kỷ Bình” (Guo Jiping) là tên viết tắt của “Bình luận quan trọng về quốc tế”, “Chung Thanh” (Zhongsheng) là tên viết tắt của “Tiếng nói Trung Quốc”, v.v. Thông thường những bài bình luận này đều có một nhóm người phụ trách viết.

Tờ Thanh niên Trung Quốc từng đưa tin, các nhóm viết bài quan trọng như của Nhân dân Nhật báo thông thường bao gồm một nhóm các nhà báo, việc xuất bản một bài báo thường trải qua nhiều vòng kiểm duyệt và thảo luận ở các cấp độ khác nhau để đảm bảo nội dung của bài báo “được truyền tải chính xác” và phản ánh quan điểm chính thức (của chính quyền ĐCSTQ). Trước khi đăng bài báo, nội dung cụ thể sẽ được chỉnh sửa để theo sát ý kiến của cấp cao hơn của ĐCSTQ.

Theo Bách khoa toàn thư Baidu, việc in ấn báo giấy Nhân dân Nhật báo do Nhà máy In Nhân dân Nhật báo phụ trách. Nhà máy được thành lập từ năm 1948. Ngoài việc in loạt báo và tạp chí Nhân dân Nhật báo, nhà máy còn đảm nhận việc in hơn 80 tờ báo và tạp chí trong nước.

Truyền thông Trung Quốc từng đưa tin rằng nhà máy in Nhân dân nhật báo “có một bộ phận chuyên trách và cố định chịu trách nhiệm in ấn báo chính thức của đảng, để đảm bảo rằng không có sai sót nào; trong giai đoạn hiệu đính, từ đầu đến cuối, từ xuất bản đến ra tờ báo, còn có người chuyên môn tiến hành kiểm tra xem tờ báo vừa in ra có chỗ sai sót nào hay không.”

Kể từ khi thành lập ĐCSTQ, các biện pháp kiểm soát tư tưởng (ý thức hình thái) nghiêm ngặt đã được áp đặt đối với dư luận. Trong số đó, báo chí đưa tin chính thức của chính quyền ĐCSTQ có quy định chặt chẽ về họ tên, chức vụ, cấp bậc, thứ tự vị trí. Việc đưa tin về các lãnh đạo quốc gia lại càng được coi là nhiệm vụ chính trị, nếu nhầm họ tên, chức vụ thì coi như là một tai nạn chính trị. Trong thời đại Mao, thậm chí còn bị trừng phạt nghiêm khắc với tội “phản cách mạng”.

Mặc dù trước đây đã có những ví dụ về việc Nhân dân Nhật báo viết sai tên ông Ôn Gia Bảo, nhưng được ông Ôn Gia Bảo gọi điện nói không trừng phạt biên tập viên, nhưng thời đại ông Tập Cận Bình, liệu các biên tập viên tham gia viết bài có thoát được “kiếp nạn” hay không, thì vẫn cần quan sát thêm.