Gần đây ông Tập Cận Bình của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đề xuất khẩu hiệu “thịnh vượng chung”, nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường điều chỉnh từ người thu nhập cao. Làm thế nào để diễn giải cái mà ông Tập gọi là “thịnh vượng chung”? Phải chăng đó là phân chia lại tài sản của giới nhà giàu Trung Quốc? Phóng viên Vision Times đã phỏng vấn Tiến sĩ Tạ Điền, ​​giảng sư và Chủ tịch Trường Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam Carolina (Mỹ).

giang trạch dân
Cựu Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân (phải) và tâm phúc Tăng Khánh Hồng (Ảnh ghép: NTDTV)

500 gia đình quyền lực chiếm 40% tài sản của Trung Quốc

Nhiều nhận định từ giới quan sát quốc tế chỉ ra khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc hiện đang ngày càng lớn, nhưng trong xã hội Trung Quốc thì thu nhập cao thực sự là giới quyền quý có địa vị trong ĐCSTQ và các doanh nghiệp nhà nước do họ độc quyền. Thông tin tiết lộ rằng 500 gia đình quyền lực hàng đầu của ĐCSTQ chiếm 40% tài sản của nước Trung Quốc.

Về vấn đề này, tiến sĩ Tạ Điền cho biết: “Tôi nghĩ nhiều người xem ra không có khái niệm gì về chuyện 500 gia đình quyền quý chiếm 40% tài sản, vì vẫn còn đó 60% tài sản, cho nên họ cũng không nghĩ nhiều. Nhưng có thể tính toán chi tiết hơn, giả sử Trung Quốc là 1,4 tỷ người, thậm chí là 1,5 tỷ người, nếu một gia đình 3 người thì là 500.000.000 gia đình. Hãy nghĩ một bên là 500.000.000 gia đình và bên kia là 500 gia đình; khác biệt giữa 500 và 500.000.000 là 6 số không, tức là 100.000 lần. Như vậy sẽ thấy khác biệt đáng sợ giữa 500 gia đình chiếm 40% tài sản và 500 triệu gia đình với 60% tài sản còn lại.

Ngoài ra, hãy nhìn những quan chức các cấp của ĐCSTQ đã bị xử lý phanh phui tham nhũng, số tiền tham ô của mỗi đối tượng lên đến hàng trăm triệu cho đến hàng tỷ hoặc hàng chục tỷ, kẻ nào kẻ đó có hàng chục đến cả trăm ngôi nhà, tiền mặt chất đống dưới tầng hầm, dùng máy đếm tiền cũng bị cháy máy vì chạy quá tải. Hiện tượng này không phải cá biệt mà rất phổ biến.

Và bây giờ không chỉ là tham nhũng, mà là vơ vét cướp giật một cách trắng trợn. Tình trạng hủ bại này đã lan khắp từ trên xuống dưới đến quan chức cấp quận/huyện, một quan chức cấp quận/huyện có thể tham ô tài sản hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ, hàng chục tỷ, vậy thì cấp tỉnh và cấp trung ương là bao nhiêu? Cho nên thực tế này đã đến mức rất nghiêm trọng.

Một điểm nữa là nhiều người trong số những quan chức các cấp này còn có những khoản thu ngoại lệ và những đãi ngộ đặc biệt… Ví dụ chúng ta thấy bữa ăn trưa được bán trong căng tin của các cơ quan chính phủ có rất nhiều món ăn để lựa chọn và chúng rất rẻ. Đây cũng toàn là tiền, là phúc lợi, là một phần thu nhập của họ. Những vấn đề này cũng được chuyển đổi thành tiền.

Nhìn chung, tính tổng các khoản thu nhập của họ thì họ đích thực là ông trời con của một phương”.

Nền tảng của “thịnh vượng chung” do Tập Cận Bình đề xuất là gì?

Tại sao sau cuộc họp ở Bắc Đới Hà thì ĐCSTQ đột ngột phát động chiến địch ‘đánh cường hào, chia ruộng đất’ kiểu mới?

Tiến sĩ Tạ Điền cho biết lý do thực sự rất đơn giản: “ĐCSTQ không còn nhiều tiền. Một số người có thể nghĩ rằng ĐCSTQ kiểm soát Bộ Tài chính, các nhà in và nhà in tiền, có thể tự in tiền…. Nhưng thực sự ĐCSTQ đã làm điều này, và đã làm một thời gian dài, nhiều thập kỷ. Nhưng nếu in quá nhiều tiền sẽ gây ra lạm phát nghiêm trọng. Thực tế đã để lại hậu quả do việc in thêm tiền, chẳng hạn như giá cả ở Trung Quốc tăng vọt. Có thể nhiều bạn không ý thức thấy được hiện tượng này ở Trung Quốc: giá bất động sản tăng, giá giáo dục tăng, giá y tế tăng đều liên quan đến việc ĐCSTQ in tiền.

Một điểm nữa cũng chính là ‘đặc sắc’ của Trung Quốc là rất nhiều tiền giấy được in sẵn, hiện được để trong nhà của các quan chức tham nhũng, trong tầng hầm của họ, hoặc trong các ngành bất động sản khác, nhiều công ty cũng đã tích lũy được rất nhiều tiền. Chính số tiền này đã được ĐCSTQ in ra và đã có mặt trên thị trường, nhưng do bong bóng bất động sản chưa vỡ, hoặc do các quan chức tham nhũng không dám lấy tiền ra nên tùy tiện gửi vào ngân hàng hoặc tiêu dùng xa xỉ, nên những khoản thực tế này không khác gì tiền chết, không có lưu hành trên thị trường. Nhưng một khi những khoản tiền này được giải phóng thì giá cả hàng hóa tại Trung Quốc sẽ tăng nhanh, và người dân sẽ bị thiệt hại.

Chúng ta biết rằng Chính phủ ĐCSTQ đã nuôi quá đông số công chức cấp cao, trong khi tình hình tài chính thâm hụt. Tôi đã xem số liệu thống kê mới nhất, trong số hơn 30 tỉnh, thành phố, khu tự trị và thành phố trực thuộc Trung ương ở Trung Quốc thì chỉ có Thượng Hải thặng dư tài chính, 29 tỉnh và thành phố còn lại đều thâm hụt lớn, một tỷ hoặc hàng chục cho đến hơn trăm tỷ, không còn khả năng trả lương cho nhiều công chức. Đến mức Chính phủ còn yêu cầu một số công chức hoàn lại tiền thưởng mà họ nhận được trước đó”.

Liệu có động được vào 500 gia đình quyền lực của ĐCSTQ?

Nhiều cư dân mạng đã bàn luận sôi nổi liệu ông Tập Cận Bình có dám tấn công những gia đình quyền lực này của ĐCSTQ hay không?

Tiến sĩ Tạ Điền chỉ ra: “Bạn đến Bắc Kinh xem ai sống trong những Tứ Hợp Viện độc đáo kia? Những người đó là ai? Họ chính là các gia đình đầy uy quyền của ĐCSTQ. Nếu thực sự muốn ‘đánh cường hào chia ruộng đất’ thì chẳng phải muốn đánh vào giới quyền quý ĐCSTQ, khác gì đả đảo ĐCSTQ? Trong đó tập trung vào những gia đình uy quyền trong số 80 triệu đảng viên, đám người đó toàn là từ Ủy viên Trung ương trở lên, cũng chính là những gia đình quyền uy nhất trong 500 gia đình giàu nhất của ĐCSTQ.

Tập Cận Bình có thể muốn thu hoạch, cũng có thể thu hoạch được một phần nhỏ đối với những kẻ mà uy thế còn chưa đủ mạnh, bệ đỡ không vững, nhưng phần lớn không thể lay chuyển được. Nhưng các cố lãnh đạo ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình và Trần Vân xưa kia đã nói rõ: một gia tộc có một người làm quan, một người nào đó trong gia tộc phục vụ ở quân đội, trong khi một người khác có thể phục vụ trong doanh nghiệp nhà nước độc quyền trong một lĩnh vực nào đó. Ví dụ ngành điện lực thuộc gia đình Lý Bằng (Li Peng), ngành truyền thông thuộc gia đình Giang Trạch Dân, và một số ngành tài chính thuộc gia đình Chu Dung Cơ (Zhu Rongji), mỗi gia đình chiếm cứ một phần béo bở nhất trong nền kinh tế Trung Quốc. Về cơ bản họ đã phân chia nhau chiếm cứ.

Nhìn chung cho đến nay Tập Cận Bình vẫn duy trì khuôn mẫu này, bởi vì thực tế đây giống như một thế càng cua kiềm chế lẫn nhau, không ai kéo được ai xuống, tức là e rằng cả Tập Cận Bình cũng không thể động vào được, trừ khi ông ta triệt tiêu bãi bỏ được toàn bộ cơ chế đặc quyền của ĐCSTQ này, bỏ cả vị thế lãnh đạo của ĐCSTQ, nếu không ông ta sẽ không thể thay đổi những thứ này”.

Chỉ có thể hạ thủ doanh nghiệp tư nhân và dân thường

Tiến sĩ Tạ Điền nói thêm rằng trước tình cảnh nền kinh tế Trung Quốc dưới thao túng của ĐCSTQ đang ngày càng xấu đi nhưng ông Tập Cận Bình chỉ có thể tấn công vơ vét từ doanh nghiệp tư nhân và dân thường: “Thực tế ở Trung Quốc, thuế thu nhập cá nhân tổng hợp  là khoảng 5% -45%, bắt đầu từ mức lương hàng năm là 60.000 nhân dân tệ, một tháng từ 5.000 nhân dân tệ trở lên thì phải nộp thuế. Trong nhóm này có một số làm việc lĩnh vực công nghệ cao và lãnh đạo quản lý đã phải nộp thuế ở mức đến 45%, bây giờ nếu lại tăng lên thì những người này sẽ tìm cách tẩu tán nguồn tiền. Tất nhiên ĐCSTQ cũng đã ngăn chặn nên nhiều người không thể tẩu tán được.

Nhưng việc tìm cách vơ vét sẽ khiến tư bản tháo chạy khỏi nền kinh tế. Do đó cách làm của ĐCSTQ thực chất là giết gà lấy trứng, chắc chắn sẽ đẩy kinh tế Trung Quốc vào thảm họa”.

Doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc sẽ bị khai tử?

Có bình luận cho rằng vấn đề Tập Cận Bình kêu gọi những bên thu nhập cao đóng góp nhiều hơn cho xã hội, thực tế chủ yếu là tập trung vào doanh nghiệp tư nhân?

Vấn đề này tiến sĩ Tạ Điền cho biết, hiện nay ĐCSTQ gặp nguy cơ kinh tế nên bắt đầu một đợt “gặt hái” mới trong nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau: “Một số thu nhập của nhiều công ty tư nhân có thể được che giấu, nhưng một số rất khó để che giấu. Ví dụ, các công ty cổ phần hoặc công ty niêm yết, hoặc một số công ty có sản phẩm, lợi nhuận, báo cáo kế toán và hồ sơ thuế, vì vậy rất khó để che giấu. Nhưng những người này cũng sẽ nghĩ ra cách để đối phó. Ví dụ, nếu tôi đóng thuế nhiều như vậy thì tôi không kiếm được bao nhiêu tiền. Tôi có thể sẽ giảm quy mô, hoặc sẽ rút vốn, rút ​​tiền và bán công ty. Một số có thể sang nước khác, ví dụ, nhiều doanh nhân Trung Quốc cũng sang Việt Nam để tái đầu tư ở đó.

Vì vậy, đây là lý do tại sao tôi nói rằng ĐCSTQ chơi trò ‘giết gà lấy trứng’ ở đây. Trong khi những công ty đó là những bộ phận năng động thực sự của nền kinh tế Trung Quốc, họ mang lại việc làm cho rất nhiều người. Chúng ta biết rằng mặc dù các doanh nghiệp nhà nước có quy mô rất lớn, nhờ độc quyền nên rất có lãi, nhưng thực ra nó rất cứng nhắc và lãng phí, nền kinh tế không thể dựa vào các doanh nghiệp nhà nước độc quyền lớn như vậy để phát triển mà phải dựa vào các công ty tư nhân mới thúc đẩy nền kinh tế phát triển được”.

Tĩnh Nhữ, Vision Times

Xem thêm: