Hai tỷ phú Jack Ma và Mã Hóa Đằng tuột khỏi top 3, ông Hứa Gia Ấn bị rớt thảm hại nhất, ông chủ hãng nước khoáng đóng chai Chung Thiểm Thiểm lên soán ngôi. “Danh sách người giàu Hurun năm 2021” thay đổi đáng kể sau khi chính quyền Tập Cận Bình thúc đẩy kế hoạch “thịnh vượng chung” và thanh trừng nhiều ngành nghề.

Hurun china

Vào ngày 27/10, Viện nghiên cứu Hurun đã công bố Danh sách người giàu Hurun năm 2021phản ánh xếp hạng tài sản của những người giàu nhất Trung Quốc, với dữ liệu tính đến ngày 15/1 năm nay. 

Nắm trong tay khối tài sản lên tới 390 tỷ NDT (tương đương 60,93 tỷ USD), chủ tịch Chung Thiểm Thiểm của công ty nước khoáng Nongfu Spring lần đầu tiên trở thành người giàu nhất Trung Quốc. 

Một bất ngờ lớn khác là nhà sáng lập kiêm CEO Bytedance, công ty mẹ của Douyin (TikTok), ông Trương Nhất Minh (Zhang Yiming) nhảy lên vị trí thứ hai với giá trị tài sản ròng đã tăng gấp đôi lên 340 tỷ NTD (tương đương 53,19 tỷ USD). 

Ông Tằng Dục Quần (Zeng Yuqun), người sáng lập Ningde Times, nhà cung cấp pin cho xe năng lượng mới với khối tài sản 320 tỷ NDT (tương đương 50,06 tỷ USD, tăng gấp 1,7 lần), lần đầu tiên lọt vào top 3.

Ma Van ma Hoa Dang
Mã Vân (trái – Ảnh: UNclimatechange từ Bonn, Đức/ Wikimedia) và Mã Hóa Đằng (Ảnh: TechCrunch/ Wikimedia)

Tuy nhiên, người sáng lập Tập đoàn Alibaba Jack Ma và người sáng lập Tencent Mã Hóa Đằng (Ma Huateng), một người xếp thứ nhất, một người xếp thứ hai năm ngoái, cả hai đều rơi khỏi top 3 trong năm nay. Ông Mã Hóa Đằng với khối tài sản còn 317 tỷ NDT (tương đương 49,59 tỷ USD, giảm 11,42 tỷ USD so với năm ngoái) xếp ở vị trí thứ tư. Ông Jack Ma tuột xuống thứ 5 với khối tài sản 255 tỷ NDT (tương đương 39,89 tỷ USD).

Ông Jack Ma, vốn là người giàu nhất vào năm ngoái, sau khi liên tục nếm trải các đòn “đuổi đánh” của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với các biện pháp quản lý và phạt tiền, khối tài sản đã giảm 22,68 tỷ USD so với năm ngoái. Giá cổ phiếu của Tập đoàn Alibaba niêm yết tại Hồng Kông đã giảm mạnh gần 50% chỉ trong một năm. Đợt IPO (phát hành lần đầu ra công chúng) rất được mong đợi của Ant Group cũng đã bị đình chỉ vào tháng 11 năm ngoái và hiện đang trong giai đoạn liên tục phục tùng chính sách của các cơ quan chức năng.

Rớt hạng thê thảm nhất là ông Hứa Gia Ấn (Xu Jiayin), người sáng lập Tập đoàn Bất động sản Evergrande đang chìm trong nợ nần. Từng là người giàu nhất Trung Quốc năm 2017 và xếp thứ 5 trong danh sách năm ngoái, ông Hứa đã tụt hạng xuống thứ 70 vào năm nay. Khối tài sản của ông Hứa đã bị giảm 162 tỷ NDT (tương đương 50,06 tỷ USD) so với năm ngoái. Có tin tức cho rằng ông Hứa có thể đã sử dụng tài sản riêng để giảm bớt khủng hoảng nợ cho Evergrande.

Evergrand
Ngày 10/9, các nhân viên của Evergrande đã tập trung trước trụ sở công ty đòi lại tiền lương “mồ hôi nước mắt” của mình. (Nguồn: Ảnh chụp màn hình video)

Bà Dương Huệ Nghiên (Yang Huiyan), cổ đông lớn nhất của tập đoàn bất động sản Country Garden Holdings, tiếp tục giữ ngôi nữ tỷ phú giàu nhất Trung Quốc, xếp thứ 11 trong bảng xếp hạng với khối tài sản trị giá 185 tỷ NDT (tương đương 28,94 tỷ USD).

Khi kế hoạch “thịnh vượng chung” của chính quyền Tập Cận Bình tiếp tục được tiến hành, người giàu Trung Quốc đã trải qua những thay đổi lớn trong tâm lý, chuyển sự giàu có của họ từ thể tấn tốc tăng lên sang thế phòng thủ, xóa hồ sơ trên mạng xã hội và chuyển tiền ra các hướng, nhằm ngăn chặn làn sóng tiếp theo của các hành động “giám sát” của chính quyền giáng lên đầu mình.

Trong những năm qua, tầng lớp giàu có của Trung Quốc đã được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ chặt chẽ hơn với chính quyền, vì vậy khối tài sản cá nhân của họ cũng không ngừng tăng lên. Theo Chỉ số Tỷ phú Bloomberg, Trung Quốc có hơn 750 tỷ phú vào năm 2021. Con số này vượt quá Ấn Độ, Nga và Đức cộng lại, chỉ đứng sau Mỹ với khoảng 830 tỷ phú.

Mặc dù phía chính quyền đảm bảo rằng “thịnh vượng chung” không phải là để cướp của người giàu, các nhà quản lý tài sản tin rằng hành động của chính quyền Tập Cận Bình đã gây sốc cho những người giàu ở nước này. Cho đến nay, các nhà chức trách đã áp đặt các hạn chế đối với một loạt ngành công nghiệp và công ty kinh doanh, vốn được truyền thông nhà nước mô tả là một hình thức khác phân phối lại của cải.

Nhà bình luận thời sự Đường Tân Nguyên (Tang Xinyuan) chỉ ra rằng các chính sách của chính quyền Tập Cận Bình đã tác động đến nền kinh tế Trung Quốc, khiến nó dần bị thu hẹp, ba trụ cột kinh tế lớn là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng đang sụp đổ. Mặc dù ông Tập đang chuẩn bị cho việc tái nhiệm tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ vào năm tới, một số đợt hành động “giám sát” trong năm nay đã có tác động sâu sắc đến nền kinh tế, đặc biệt là khi rủi ro tài chính tiếp tục bùng phát.

Ông Đường Tân Nguyên tin rằng với dòng vốn chảy ra và mất mát tài chính, ông Tập hẳn cũng bạc tóc lo lắng. “Súng” “dao” của ĐCSTQ được sử dụng để tiêu diệt những người bất đồng chính kiến, đàn áp người trong nước, đe dọa vũ trang đối với nước ngoài và rải tiền lớn. Tầm quan trọng của “túi tiền” đã được đề cao, vì vậy cần có những công ty lớn và những người giàu có để giúp ông Tập làm nên cái gọi là “thịnh vượng chung”.

Theo Bloomberg, ông Echo Zhao, đối tác tư vấn cho giới siêu giàu tại Công ty Luật Shanghai SF, cho biết, vài năm trước, người giàu Trung Quốc chỉ quan tâm đến cách đầu tư, nhưng giờ họ không còn háo hức tìm cách nắm bắt cơ hội, họ muốn tránh rủi ro.

Các cơ quan quản lý tài sản cũng đưa ra lời khuyên cho những người giàu, chẳng hạn như tránh gây chú ý không cần thiết, các phát ngôn trên mạng xã hội… Nếu không, giống như người sáng lập Meituan Vương Hưng đã mất 2,5 tỷ USD chỉ vì một bài đăng lên mạng được hiểu là chế giễu ông Tập.

Văn Long/ Vision Times

Xem thêm: