Thịt nướng Zibo (Truy Bác) rất phổ biến trên Internet trong và ngoài Trung Quốc. Ở TP. Truy Bác không quá giàu có của tỉnh Sơn Đông này, có hàng ngàn khách du lịch uống bia rẻ tiền từ cốc nhựa và ăn thịt nướng ngoài trời. Phân tích cho rằng hiện tượng thịt nướng Zibo phản ánh thực tế cay đắng về sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc sau dịch bệnh.

id13986418 fcceaaca214f268e75129fc01effaadf 600x400 1
Thịt nướng Zibo đột nhiên trở nên phổ biến trước trước dịp nghỉ lễ 1/5 ở Trung Quốc Đại Lục. (Ảnh cắt từ video)

Nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với nhiều thách thức hơn. Thị trường nhà ở quan trọng đang trong thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất từ trước đến nay. Niềm tin kinh doanh đã giảm mạnh sau khi ông Tập Cận Bình phát động một cuộc trấn áp đối với lĩnh vực công nghệ và giáo dục. Các tập đoàn đa quốc gia cảm thấy bất an trước các cuộc tấn công của Trung Quốc vào các công ty tư vấn quốc tế. Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đã giảm mạnh. Quan hệ Mỹ – Trung đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, dẫn đến căng thẳng leo thang về phương diện công nghệ và đầu tư.

Nhìn bề ngoài, các trung tâm mua sắm, nhà hàng và nhà ga ở Trung Quốc luôn tấp nập người đổ về Truy Bác để thưởng thức thịt nướng. Nhưng sự huyên náo bề mặt ẩn chứa những thách thức sâu xa hơn. Ngay cả khi người Trung Quốc mê muội trong việc tụ tập với bạn bè, nhưng nhiều người đã bắt đầu tính toán kỹ lưỡng cho những món đồ đắt tiền như đồ nội thất và thiết bị điện. Triển vọng việc làm ảm đạm cũng khiến nhiều thanh niên trì hoãn kết hôn và sinh con, điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng dân số Trung Quốc đang giảm trong những năm tới và ảnh hưởng nặng nề hơn đến nền kinh tế Trung Quốc.

Zibo 4
Thịt nướng Zibo đột nhiên trở nên phổ biến trước trước dịp nghỉ lễ 1/5 ở Trung Quốc Đại Lục. (Ảnh cắt từ video)
Zibo 3
Thịt nướng Zibo đột nhiên trở nên phổ biến trước trước dịp nghỉ lễ 1/5 ở Trung Quốc Đại Lục. (Ảnh cắt từ video)

Sự bùng nổ thịt nướng Zibo cho thấy mọi người cảm thấy nghèo hơn

Trong một thời gian dài, rất ít người nghĩ đến thành phố này, nhưng giờ đây Zibo đã chuyển đổi từ một thành phố công nghiệp cũ thành một điểm nóng thịt nướng. Không giống như ở các vùng khác của Trung Quốc, thịt cừu được xiên cùng với loại thịt khác hoặc rau củ quả khác, thịt nướng Zibo khác ở chỗ thay vì ăn thịt nướng, người dân địa phương kẹp chúng cùng với hành lá và tương ớt tỏi trong bánh chiên. Một xiên thịt cừu điển hình có giá dưới 50 cent (tiền Mỹ), 2 người ăn uống cũng chỉ khoảng 20 đô la Mỹ (gần 470.000 VNĐ).

“Đồ ăn ở đây rất rẻ”, Khương Á Như (Jiang Yaru), một người gốc Truy Bác, hiện đang làm việc tại Thượng Hải, nói với CNN. Cô về nhà trong kỳ nghỉ ngày 1/5, chỉ để “tham gia cơn sốt ăn thịt nướng”.

Sự bùng nổ của thịt nướng Zibo nhấn mạnh sự chú trọng ngày càng tăng của người Trung Quốc đối với niềm vui và tiết kiệm tiền, chứ không phải là chi tiêu xa xỉ. Ông Tăng Nhuệ Sinh (Steve Tsang), giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Á Phi của Đại học London, nói với CNN, “Theo tôi, [thịt nướng] Zibo ra đời theo nhu cầu của thời đại”.

Ông nói, “Thành công của nó có thể phản ánh tính hiệu quả của ‘sự mới lạ’, nhưng cũng cho thấy rằng mọi người cảm thấy nghèo hơn. Nếu có thể chi trả hóa đơn được thì có ai thực sự thích thức ăn đường phố hơn là một nhà hàng được gắn sao Michelin? Một số thì có thể, nhưng hầu hết thì không.”

Zibo 2
Thịt nướng Zibo đột nhiên trở nên phổ biến trước trước dịp nghỉ lễ 1/5 ở Trung Quốc Đại Lục. (Ảnh cắt từ video)

‘Sẽ không cứu được nền kinh tế Trung Quốc’

Vào tháng 12 năm ngoái, Chính phủ Trung Quốc đã gỡ bỏ chính sách Zero-COVID” với hy vọng rằng tiêu dùng trong nước (vốn đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế) sẽ phục hồi, nhưng cho đến nay việc này có vẻ không mang lại hiệu quả tốt. Một số chỉ số kinh tế cho thấy tình hình đang trở nên tồi tệ hơn. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên đạt mức kỷ lục 20,4% trong tháng 4, tăng từ mức 16,7% vào cuối năm 2022.

Ông Alex Capri, giảng viên cao cấp tại trường kinh doanh của Đại học Quốc gia Singapore, nói với CNN: “Hiện tượng Zibo là sự kết hợp của ‘chứng sợ bỏ lỡ’ (Fear of Missing Out, FOMO) của chính quyền đô thị Trung Quốc, và áp lực của cao tầng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ trên xuống để giải quyết tình trạng thất nghiệp và lo lắng của thanh niên.”

Sự nổi tiếng đột ngột của Zibo có thể bắt nguồn từ một chiến dịch tuyên truyền của Chính phủ Trung Quốc. Theo truyền thông chính thức của địa phương, vào tháng 2 năm nay, Đoàn Thanh niên ĐCSTQ địa phương đã mời hơn 260 sinh viên kỹ thuật hóa học thử món thịt nướng Zibo, và nhiều người đã đăng ảnh về chuyến thăm của họ lên mạng. Ngay sau đó, chủ đề sinh viên đại học đi du lịch Truy Bác bắt đầu xuất hiện trên mạng xã hội.

Thiệu Hiểu Như (Shao Xiaoru, 23 tuổi), người đã đến thăm Truy Bác hồi đầu tháng này, nói với Wall Street Journal: “Những người trẻ bây giờ suy nghĩ khác. Họ đều muốn ra ngoài chơi thay vì ở nhà.”

Shao lướt qua một hiệu sách nổi tiếng ở Truy Bác. Nhưng ít người mua sách và chỉ có 3 trong số 9 tầng mở cửa kinh doanh. Hàng loạt khách du lịch đắm chìm trong một trò tiêu khiển không phải tiêu tiền khác – chụp ảnh tự sướng và đăng chúng lên mạng xã hội.

Zibo nổi lên như một điểm nóng chụp ảnh tự sướng ở Trung Quốc, phản ánh mong muốn của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ nhằm phục hồi nhu cầu giải trí của người Trung Quốc. Theo WSJ, việc biến sự thịnh vượng này thành tăng trưởng kinh tế bền vững phức tạp hơn nhiều.

Dữ liệu du lịch Trung Quốc cho kỳ nghỉ 1/5 cho thấy những thách thức mà ĐCSTQ phải đối mặt. Theo dữ liệu từ Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, trong kỳ nghỉ lễ 1/5 (từ ngày 28/4 – 3/5), người Trung Quốc đã thực hiện 274 triệu chuyến đi, tăng 19% so với năm 2019 trước khi xảy ra đại dịch. Nhưng tổng chi tiêu du lịch chỉ tăng 0,7%.

Trên phương tiện truyền thông xã hội, thẻ (tag) #”du lịch kiểu lính đặc chủng” — một xu hướng du lịch mới để ngắm nhìn và làm nhiều nhất có thể với chi phí ít nhất — đã bùng nổ vào tháng Tư năm nay.

Lạm phát ở Trung Quốc hầu như không tồn tại do chi tiêu của người tiêu dùng ảm đạm. Vật giá tăng 0,1% trong tháng 4 so với một năm trước đó, đây là tốc độ tăng chậm nhất trong hơn hai năm.

Các nhà phân tích cho rằng thị trường bất động sản đang gặp khó khăn của Trung Quốc, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp kỷ lục và những lo ngại lan rộng về việc làm có tính ổn định, cũng như sự keo kiệt của chính phủ đối với tiền lương, lương hưu và phúc lợi y tế, đều đang khiến người tiêu dùng thận trọng trong việc chi tiêu.

Một bài bình luận được lan truyền rộng rãi gần đây cho rằng sự bùng nổ của món thịt nướng Zibo không thể giải quyết các vấn đề kinh tế đang gây khó khăn cho nhiều thành phố nhỏ của Trung Quốc. Nhiều người trẻ ở Trung Quốc chạy theo xu hướng của những người nổi tiếng trên Internet và tiêu xài thụ động, thay vì suy nghĩ độc lập.

Ông Tăng Nhuệ Sinh nói với CNN rằng thương mại phi chính thức có thể tạm thời làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, khiến mọi người cảm thấy nghèo hơn, nhưng nó “sẽ không cứu được nền kinh tế Trung Quốc”.

Ông Tốc Chí Tiêu (Song Zhibiao), một nhà văn Trung Quốc độc lập và là cựu nhà báo nổi tiếng, đã viết trong một bài bình luận rằng xã hội đang bị bệnh, và sự phổ biến của thịt nướng ngoài trời là một triệu chứng của căn bệnh.