Cuối tháng 4 vừa qua, công nhân lái cần trục tại hơn 40 thành phố thuộc hơn 20 tỉnh của Trung Quốc Đại lục liên tiếp căng biểu ngữ, hô lớn khẩu hiệu đòi tăng lương. Nhiều thợ lái cần trục tham gia sự kiện này ở một số tỉnh thành đã bị chính quyền bắt giữ, ban đầu kế hoạch bãi công ngày 1/5  trên toàn quốc cuối cùng đã trở thành phương thức đòi quyền lợi nếu không tăng lương thì nghỉ việc của công nhân ở một số khu vực cá biệt.

thợ lái cần trục
Thợ lái cần trục tại Trung Quốc căng biểu ngữ yêu cầu tăng lương (Ảnh từ internet)

Theo thống kê trên mạng internet, trong thời gian 26 hoặc 27 – 29/4, thợ lái cần trục của hơn 40 thành phố thuộc 18 tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Hà Nam, Hà Bắc, Giang Tô, Giang Tây, Hải Nam, Phúc Kiến, Cam Túc, Thanh Hải, Tứ Xuyên, Quý Châu, Quảng Đông, Quảng Tây, Sơn Đông, Sơn Tây, Thiểm Tây đã căng biểu ngữ yêu cầu đòi tăng lương. Dự tính số người lên đến hơn 10 nghìn.

Ban đầu, thợ lái cần trục trên khắp Trung Quốc đều kêu gọi, nếu không tăng lương, họ sẽ chuẩn bị phát động bãi công đòi tăng lương trên toàn quốc trong ngày Quốc tế Lao động 1/5. Tuy nhiên, được biết, trong ngày 1/5, họ không bãi công, chỉ có một bộ phận thợ lái cầu trục của một số nơi như Trùng Khánh, Hồ Bắc, Hà Nam, Quý Châu dùng phương thức kháng nghị không tăng lương sẽ nghỉ việc.

thợ lái cần trục
Thợ lái cần trục ở Tân Hương, tỉnh Hà Nam căng biểu ngữ phản đối và yêu cầu tăng lương (Ảnh cắt từ video)

Ông Triệu, một thợ lái cần trục tại thành phố Trùng Khánh chia sẻ với phóng viên báo Epoch Times, bộ phận thợ lái cần trục tại Trùng Khánh chỉ có thể lấy danh nghĩa cá nhân để yêu cầu quyền lợi trong ngày 1/5, nếu ông chủ không tăng lương, thì họ lập tức nghỉ việc không làm nữa. Còn ông Lý, một thợ lái cẩu trục tại Quý Châu cho biết, đồng nghiệp của ông cũng dùng phương thức kháng nghị này để đòi tăng lương, nếu không sẽ nghỉ việc. Ngoài ra, theo tình hình vị này nắm được, thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam có khoảng 100 thợ lái cần trục yêu cầu tăng lương, nếu không tăng họ sẽ nghỉ việc tập thể.

Ông Triệu nói, sở dĩ mọi người không bãi công vào ngày 1/5 là vì các đồng nghiệp tham dự căng biểu ngữ tập thể, có người bị bắt, có người đến nay vẫn chưa được thả. “Ngày 27/4 chúng tôi ở đây, có cảnh sát đánh người, bắt người, họ đã bắt 11 người đi. Về sau đã thả được một số người.”

Ông cho biết, không có ai dám lan truyền thông tin về bãi công, rất nhiều đồng nghiệp của ông đã nhận được điện thoại từ đồn cảnh sát: “Nếu nói đến việc liên quan đến bãi công trong nhóm trên mạng xã hội Weixin, thì sẽ bị bắt tạm giam. Cũng không cho phép đăng video, hình ảnh về bãi công, ngay cả nói cũng không được nói đến bãi công trong các nhóm trên Weixin. Cảnh sát còn yêu cầu họ yêu cầu giải tán nhóm, mọi người đều sợ.”

Thợ lái cần trục tại Hồ Bắc, Quý Châu cũng nói với phóng viên Epoch Times, trong các đồng nghiệp tại địa phương họ, có người đã bị bắt.

Ông Trần ở Hồ Bắc nói: “Ở chỗ chúng tôi đây, có người đã bị bắt”. Ông Lý ở Quý Châu cho biết: “Ở chỗ chúng tôi có người bị bắt, nhưng ngày hôm sau đã trở về.”

thợ lái cần trục
Thợ lái cần trục ở Tam Môn Hiệp, tỉnh Hà Nam căng biểu ngữ phản đối và yêu cầu tăng lương (Ảnh cắt từ video)

Những thợ lái cần trục được phóng viên được Epoch Times phỏng vấn đều nói, nghề lái cần trục là nghề có nhiều nguy hiểm, nhưng lại không được đảm bảo xã hội qua 5 loại bảo hiểm (bảo hiểm dưỡng lão, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm lao động, bảo hiểm sinh đẻ) và tiền hỗ trợ nhà ở, rất nhiều công trường còn không ký hợp đồng lao động, nên chuyện không lấy được tiền lương là điều không hiếm; lương tháng của họ không quá 6000 Nhân dân tệ (khoảng 21 triệu đồng), trong đó gồm cả tiền ăn và ở, nhưng nếu tăng ca không tính ngày đêm, cũng lại không lấy được thêm đồng nào tiền tăng ca; họ không có ngày nghỉ, ngoại trừ năm mới và trời mưa to mới được nghỉ ngơi.

Họ còn cho biết, 5- 6 năm trước, lương lái cần trục dưới 6000 tệ, nhưng hiện nay, giá cả đắt đỏ, họ vẫn không tăng lương. Ông Triệu ở Trùng Khánh nói: “Thợ lái cần trục chúng tôi là 1 người làm nuôi 2 người, nhưng lĩnh lương chỉ chỉ có 1 người. Ngày 1/5, chúng tôi thà không đi làm, chúng tôi không đi làm cũng không vi phạm pháp luật.”

Ông Chu, thợ lái cần trục ở Hà Nam nói với phóng viên Epoch Times, mỗi ngày bình quân họ làm tăng ca 4 đến 5 tiếng đồng hồ, có khi phải tăng ca suốt đêm, nhưng đến ngày hôm sau vẫn phải tiếp tục làm. Ông chủ cũng chưa bao giờ ký hợp đồng với thợ lái, nợ lương cũng là chuyện thường thấy, chỉ có thể leo lên cần trục dọa tự tử dùng phương thức kháng nghị này mới có thể lấy được một chút lương.

thợ lái cần trục
Thợ lái cần trục ở Vận Thành, tỉnh Sơn Tây căng biểu ngữ yêu cầu tăng lương (Ảnh cắt từ video)
thợ lái cần trục
Thợ lái cần trục ở Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông căng biểu ngữ yêu cầu tăng lương (Ảnh cắt từ video)

*Tên nhân vật đã được thay đổi

Tuyết Mai

Xem thêm: