Reuters dẫn nguồn tin nói rằng từ ngày 1/7, xe điện Tesla sẽ bị cấm lái đến Bắc Đới Hà, thời gian lệnh cấm này kéo dài ít nhất 2 tháng. Đây là lần thứ hai Tesla bị công khai cấm chạy vào “vùng cấm chính trị”, lần trước đó là vào ngày 8/6 khi ông Tập Cận Bình đến thăm Thành Đô.

shutterstock 1913735989
Ông Elon Musk. (Ảnh: mccv/Shutterstock)

Xe hơi điện Tesla bị cấm vào Bắc Đới Hà kể từ tháng Bảy?

Người cung cấp thông tin trên là một quan chức Đội Cảnh sát Giao thông Bắc Đới Hà, người này không muốn nêu tên. Nguồn tin không đề cập đến lý do tại sao xe Tesla tạm thời bị cấm ở Bắc Đới Hà nhưng cho biết quyết định liên quan đến “vấn đề quốc gia”. Quan chức này cũng cho biết thông báo liên quan sẽ sớm được đưa ra.

Tesla vẫn chưa phản hồi về điều này.

Bắc Đới Hà là một khu nghỉ dưỡng ven biển phía nằm ở phía đông của Bắc Kinh. Theo truyền thống của chính trị Trung Quốc, ngày nay đây là địa điểm tổ chức kỳ họp mặt mùa hè hàng năm của các nhà lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ khoảng giữa hoặc cuối tháng Bảy đến đầu tháng Tám. Mặc dù từ năm 2003, ĐCSTQ đã chính thức bãi bỏ hệ thống văn phòng Bắc Đới Hà, nhưng thông lệ nghỉ dưỡng tại Bắc Đới Hà trong mùa hè của các nhà lãnh đạo đương nhiệm và cựu lãnh đạo ĐCSTQ vẫn được tiếp tục. Dưới danh nghĩa “kỳ nghỉ” này, họ bí mật thảo luận về việc chuyển giao nhân sự và các ý tưởng chính sách, và cũng thỉnh thoảng họ mời thêm một số chuyên gia trong nước đến cùng trao đổi ý kiến mang tính hình thức, sau đó có thể đưa ra quyết định. Kỳ “nghỉ dưỡng” này thường là được gọi là “Hội nghị Bắc Đới Hà”.

Vì thời điểm Đại hội 20 ĐCSTQ tổ chức từ tháng Mười đến tháng Mười Một năm nay là lúc thay khóa lãnh đạo nhiệm kỳ mới. Nhiều tin đồn cho rằng đây có thể là cuộc họp quan trọng để ông Tập Cận Bình phá bỏ thông lệ của ĐCSTQ, cho phép chức Tổng Bí thư đảng không còn bị giới hạn ở 2 nhiệm kỳ. Do đó, thời điểm này lại càng nhạy cảm.

Hiện nay, Thành Đô vẫn chưa chính thức công bố việc hạn chế xe Tesla, nhưng một số cư dân mạng trên các nền tảng xã hội Trung Quốc cũng chia sẻ thông tin việc xe Tesla sẽ bị hạn chế từ ngày 1/7 đến 31/8 và buộc phải ký “cam kết”. Ngoài ra, cộng đồng mạng Trung Quốc cũng đưa tin về đoạn video xe Tesla bị cảnh sát đưa đi khỏi một số khu vực nhất định.

Vào ngày 8/6 năm nay, khi ông Tập Cận Bình đến thị sát trấn Mi Sơn tỉnh Tứ Xuyên, cũng đã có thông tin trên Weibo cho biết cảnh sát giao thông địa phương ở Thành Đô đã thực hiện các biện pháp phân luồng để ngăn chặn xe điện Tesla đi vào khu đô thị Thành Đô. Vào thời điểm đó, một số cư dân mạng còn cho biết cảnh sát giao thông đã phân luồng giao thông trên đại lộ Thục Đô và đường vành đai 1, các xe loại khác có thể vào Thành Đô qua 2 con đường trên, nhưng xe điện Tesla thì không được.

p3163971a131498938
Ngày 8/6 cảnh sát giao thông đã phân luồng giao thông để không cho xe điện Tesla vào Thành Đô. (Nguồn: MXH)

Tháng Ba năm ngoái, tờ Wall Street Journal đưa tin rằng Chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh hạn chế sử dụng xe Tesla đối với quân nhân và nhân viên của các doanh nghiệp nhà nước chủ chốt, với lý do lo ngại rằng dữ liệu do xe Tesla thu thập có thể dẫn đến rò rỉ thông tin an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, CEO Elon Musk nói rằng xe hơi của Tesla không phải để do thám ở Trung Quốc hay những nơi khác, và nếu làm vậy thì sẽ đến lúc xe Tesla không còn kinh doanh được. Vài tháng sau, Tesla cũng cho biết tất cả dữ liệu xe Tesla bán ở Trung Quốc sẽ được lưu trữ tại Trung Quốc.

Được biết ngày nay, các nhà sản xuất xe hơi ngày càng trang bị nhiều camera và cảm biến để ghi lại hình ảnh của môi trường xung quanh xe. Xe Tesla có một số camera bên ngoài để hỗ trợ người lái đỗ xe, chuyển làn đường và thực hiện các chức năng khác.

Tại sao ĐCSTQ đàn áp Tesla?

Liên quan đến rắc rối mà Tesla đã gặp phải ở Trung Quốc, vào tháng Bảy năm ngoái trên trang “Người Liên bang” (Mỹ), tác giả và diễn giả người Mỹ là Helen Raleigh đã đăng bài tựa đề “Cuộc đấu tranh của Tesla ở Trung Quốc là cảnh báo cho các công ty phương Tây”, bài viết chỉ ra số phận thay đổi của Tesla ở Trung Quốc là minh chứng điển hình về chiến lược “thâm nhập sâu” của ĐCSTQ.

Bà Helen Raleigh nêu vấn đề, ban đầu Chính phủ Trung Quốc thu hút Tesla đến Trung Quốc với mục đích đặc biệt: giúp kích thích và phát triển ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc. Trong kế hoạch công nghiệp “Made in China 2025”, Chính phủ Trung Quốc đã liệt kê xe điện là một trong 10 lĩnh vực sản xuất và công nghệ chiến lược mà Trung Quốc nên dẫn đầu. Mặc dù Trung Quốc có thị trường xe điện lớn nhất thế giới nhưng trước khi Tesla mở nhà máy tại Trung Quốc, công nghệ và thiết kế xe điện của Trung Quốc còn thua xa các đối thủ quốc tế.

Bà Helen Raleigh viết: “Có 2 khả năng để Chính phủ Trung Quốc thay đổi thái độ đối với Tesla: một là ĐCSTQ muốn có được công nghệ mà họ muốn từ Tesla; hai là Elon Musk sở hữu công ty công nghệ hàng không vũ trụ SpaceX – một nhà sản xuất hàng không vũ trụ của Mỹ hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Mỹ để thực hiện các mục tiêu vũ trụ quan trọng, trong khi ĐCSTQ vẫn nỗ lực thể hiện giấc mơ đầy tham vọng tiến vào không gian”.

Cuối bài báo, bà Raleigh nhắc nhở các công ty quốc tế hãy học bài học từ Tesla. Bà nhấn mạnh rằng đầu tư vào Trung Quốc không còn là một quyết định thương mại thuần túy nữa mà còn là một lựa chọn chính trị.