Rạng sáng ngày 2/4, các trang mạng đồng loạt đưa tin bà Tạ Tĩnh Nghi, tâm phúc của ông Mao Trạch Đông và bà Giang Thanh đã qua đời, hưởng thọ 81 tuổi. Trong thời Cách mạng Văn hóa, bà Tạ Tĩnh Nghi từng nắm giữ Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh, thậm chí giữ chức  Phó Bí thư Đảng ủy thành phố Bắc Kinh. Có thông tin cho rằng, bà Tạ Tĩnh Nghi gần như mù chữ, chẳng qua nhờ đứng đầu hàng ngũ hành ác trong thời Cách mạng Văn hóa mới lên được đến vị trí đó. 

Các trang mạng Trung Quốc đưa tin bà Tạ Tĩnh Nghi vừa qua đời ngày 2/4. (Ảnh: internet)
Các trang mạng Trung Quốc đưa tin bà Tạ Tĩnh Nghi vừa qua đời ngày 2/4. (Ảnh: internet)

Theo đài phát thanh RFI của Pháp đưa tin ngày 2/4 vừa qua, các trang mạng ở Trung Quốc Đại Lục sôi sục tin, thư ký bí mật của cố lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông đã qua đời. Về xuất thân của bà Tạ thì có nhiều phiên bản khác nhau. Theo tư liệu chính thức, bà Tạ là người Hà Nam, có tài liệu khác cho rằng thuộc Thanh Đảo, Sơn Đông. Năm 1957, bà tốt nghiệp khóa đào tạo mật vụ Trường Xuân của Ủy ban Quân sự Trung ương tỉnh Cát Lâm, được chuyển giao về Trung Nam Hải, làm việc tại cơ quan mật vụ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cho Giang Thanh. Năm 1957, bà bắt đầu đảm nhận công việc thư ký cơ mật cho ông Mao Trạch Đông, phụ trách công việc bao gồm tiếp nhận và chuyển giao điện tín, nghe và ghi chép lời nhắn qua điện thoại.

Cao Du, một phóng viên độc lập ở Bắc Kinh, đã phát biểu trên trang blog của Sina rằng Đối với người đã từng gặp bà ấy một lần như tôi mà nói, cầu mong Thượng đế khoan hồng, không để cho bà ta xuống địa ngục. Đương nhiên, sau khi phán xét Thượng đế sẽ có cách làm của Người, chứ không chỉ nghe tôi”.

Tạ Tĩnh Nghi gần như là mù chữ, nhưng lại nắm trong tay các trường đại học hàng đầu Trung Quốc là Bắc Kinh và Thanh Hoa,  quả là một hiện tượng ly kỳ nhất trong lịch sử Trung Hoa từ cổ chí kim.

Huệ Hiến Quân, cựu Phó Bí thư Đảng ủy Đại học Thanh Hoa, nói về bà Tạ Tĩnh Nghi như sau: “Không có năng lực gì, bà ấy cũng không có kinh nghiệm đặc thù gì, chỉ là Cơ quan Mật vụ Trung ương phân công bà ấy về làm nhân viên thư tín cho Mao. Có Mao thì bà ấy ổn, không có Mao thì bà ấy không là gì cả. Bà ta có biết gì đâu mà hiến giải pháp cho bà ấy? Đưa ra cũng như không thôi. Có cho bà ấy giải pháp, bà ấy suy nghĩ mãi cũng chưa hiểu được.”

Nhiều trang truyền thông hải ngoại đưa tin, bà Tạ Tĩnh Nghi chính là hồng nhan tri kỷ của ông Mao Trạch Đông. Từng là nữ nhân bên cạnh Mao.

p1546501a104743385-ss
Các nữ nhân từng làm việc bên cạnh Mao.

Tạ Tĩnh Nghi trong thời Cách mạng Văn hóa dựa vào Mao một bước lên trời

Trang Tin Đa Chiều ngoài Trung Quốc tiết lộ, trước cuộc Cách mạng Văn hóa, lúc còn ở văn phòng trung ương, khi Mao Trạch Đông tổ chức vũ hội thì Tạ Tĩnh Nghi được Mao chọn trúng, nguồn tin tiết lộ, “Mao đối với Tĩnh Nghi rất tốt”.

Năm 1976, Mao Trạch Đông lên kế hoạch ngao du về phía Nam của sông Trường Giang, và chỉ đích danh Tổng tham mưu Trưởng Dương Thành Vũ cùng đi. Trước khi đi, Chu Ân Lai nói với Dương Thành Vũ đem theo hai nhân viên dịch mật mã.

Theo hồi ức của Dương Thành Vũ, “có một người Quảng Đông, một người tốt nghiệp khóa học mật vụ ở Trường Xuân được điều đến Cơ quan Mật vụ Trung ương làm việc, đó chính là Tạ Tĩnh Nghi.”

Năm 1968, bạo lực diễn ra khắp nơi ở Trung Quốc, cuối tháng Bảy, Đại học Bắc Kinh cùng Đại học Thanh Hoa thậm chí đã khai chiến với nhau mấy tháng rồi. Lúc này, Mao Trạch Đông quyết định can thiệp, lệnh cho cảnh sát tiến vào sân trường. 

Theo hồi ức của Phó Bí thư Đại học Thanh Hoa Lưu Băng, lúc đó Trương Vinh Ôn “là Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng, mà còn phải nghe lệnh của Trì Quần và Tạ Tĩnh Nghi một cách răm rắp”. Sau khi Trương Vĩnh Ôn bị điều đi, toàn bộ quyền hành của Đại học Thanh Hoa do Trì Quần và Tạ Tĩnh Nghi thao túng.

Theo cuốn “Ký sự 10 năm mưa gió” (thập niên phong vũ kỷ sự) của nhà xuất bản Trung Quốc Đương Đại do Ngô Đức tường thuật từng đề cập đến Tạ Tĩnh Nghi như sau: Đại khái vào năm 1973, Tạ Tĩnh Nghi được điều về làm Bí thư Đảng ủy Thành phố, bà là người của Cơ quan Mật vụ Trung ương, rất thân thiết với Chủ tịch Mao. Trước khi Tạ Tĩnh Nghi được điều đi, Thủ tướng Chu Ân Lai đã nói chuyện cùng tôi. Ông ấy nói cử Tạ Tĩnh Nghi đến nhậm chức Bí thư Thành phố là để cô ta có thể phản ánh một số tình huống về cho Mao, và truyền đạt chỉ thị của Mao.

Ngô Đức còn đề cập đến chuyện năm 1974, Chu Ân Lai tìm gặp Tạ Tĩnh Nghi, đề xuất để cho Tạ Tĩnh Nghi đảm nhiệm chức Phó Chủ tịch Quốc hội, nhưng khi Mao phê duyệt nhân sự cho Đại hội đại biểu nhân dân và quốc vụ viện thì đã gạch bỏ tên của Tạ Tĩnh Nghi.

Tuy nhiên, mặc dù không được làm Phó Chủ tịch Quốc hội, nhưng sau đó Tạ Tĩnh Nghi vẫn có thể tham gia công việc của Bộ Chính trị, chuyện này lúc đó trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc quả thật là hiếm thấy.

Tuyết Mai

Xem thêm: