Một điều tra của New York Times phát hiện Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang thu thập thông tin cá nhân của công dân với quy mô chưa từng có, thậm chí Bộ Công an của họ được cho là đang tạo ra cơ sở dữ liệu DNA lớn nhất thế giới.

nhận diện khuôn mặt
Hệ thống nhận diện khuôn mặt áp (Ảnh cắt từ video của France24)

Cuộc điều tra của New York Times do nhóm điều tra trực quan và phóng viên tại châu Á thực hiện, trải qua hơn một năm phân tích hơn 100.000 hồ sơ thầu từ Chính phủ Trung Quốc. Nội dung cuộc điều tra trực tiếp chỉ ra mục tiêu rõ ràng của Chính phủ Trung Quốc, đó là thiết kế một hệ thống cho phép nhà nước hiểu được ở mức độ lớn nhất có thể về danh tính, hoạt động và các mối quan hệ xã hội của từng cá nhân, qua đó cuối cùng giúp nhà cầm quyền bảo vệ được vững chắc quyền lực chính trị toàn trị.

Nguồn tin chỉ ra rằng hơn một nửa trong số gần tỷ màn hình trên thế giới được đặt ở Trung Quốc. Phân tích cho thấy an ninh ĐCSTQ đã chọn các địa điểm một cách chiến lược để tối đa hóa lượng dữ liệu mà các màn hình nhận dạng khuôn mặt có thể thu thập. Vì trong hồ sơ mời thầu của Bộ Công an ĐCSTQ đề cập rằng họ muốn đặt màn hình ở những nơi đông người như tụ điểm ăn uống, đi lại, mua sắm, vui chơi giải trí, đặc biệt nữa là lắp màn hình nhận dạng khuôn mặt ở những không gian riêng như nhà dân dụng, tụ điểm karaoke và nhà hàng.

Quy mô khổng lồ của dữ liệu này được thể hiện rõ trong hồ sơ mời thầu mua sắm màn hình của Sở Công an tỉnh Phúc Kiến. Tài liệu đề cập rằng ở tỉnh Phúc Kiến bất cứ lúc nào cũng có 2,52 tỷ hình ảnh khuôn mặt được lưu trữ. Dùng cách nói của ngành công an ĐCSTQ thì mục tiêu của chiến lược nâng cấp hệ thống giám sát video là “hiện thực hóa việc quản lý và kiểm soát nhân sự”.

Ngoài ra, các hệ thống giám sát hoạt động mua sắm ở Phúc Kiến và khắp Trung Quốc cũng có thể chuyển dữ liệu vào phần mềm phân tích có khả năng xác định dân tộc, giới tính của một người và liệu họ có đeo kính hay khẩu trang không. Tất cả dữ liệu được tổng hợp và lưu trữ trên máy chủ của Chính phủ ĐCSTQ.

Cuộc sống hiện đại mọi người không thể thiếu điện thoại di động và đó cũng là công cụ đắc lực để ĐCSTQ theo dõi người dân. Thông tin đề cập thiết bị theo dõi điện thoại di động mà công an ĐCSTQ sử dụng có thể liên kết dấu vết kỹ thuật số của một người với danh tính và vị trí của họ. Tài liệu mời thầu năm 2017 của Công an Bắc Kinh đã cho thấy thiết bị mà họ muốn mua là để thu thập thông tin về điện thoại di động của tài khoản người dùng các nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc.

Hơn nữa, điện thoại di động cũng có thể được sử dụng để xác định người dân tộc thiểu số và trở thành một công cụ để nhà cầm quyền trấn áp sách nhiễu. Thông tin chỉ ra rằng tài liệu đấu thầu thiết bị theo dõi điện thoại di động của công an một huyện ở tỉnh Quảng Đông đề cập về khả năng phát hiện ứng dụng từ điển Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) được cài đặt trên điện thoại di động, nếu bị phát hiện sẽ chứng minh rằng người giữ điện thoại có khả năng thuộc về người dân tộc Duy Ngô Nhĩ là đối tượng cần theo dõi.

Thông tin chỉ ra trong 7 năm qua, chính quyền ĐCSTQ đã đạt được những tiến bộ đáng kinh ngạc trong việc thúc đẩy công nghệ này, đến nay tất cả 31 tỉnh ở Trung Quốc Đại Lục đã sử dụng thiết bị theo dõi điện thoại di động.

Dữ liệu sinh trắc học là một trọng tâm khác trong bộ sưu tập của ĐCSTQ. Thông tin cho biết công an Trung Quốc cũng đã bắt đầu sử dụng thiết bị ghi âm trên camera nhận dạng khuôn mặt để thu thập vân tay âm thanh (voiceprint). Tại thành phố Trung Sơn miền đông nam Trung Quốc, trong một hồ sơ mời thầu của công an chỉ ra, nhu cầu lắp đặt máy quét âm trong phạm vi ít nhất 100 mét xung quanh các camera. Các bản ghi âm thu được sẽ qua phần mềm phân tích và được thêm vào cơ sở dữ liệu. Cơ quan an ninh ĐCSTQ tuyên bố rằng việc kết hợp phân tích giọng nói và khuôn mặt có thể giúp họ xác định vị trí nghi phạm tội phạm nhanh hơn.

Điều đáng kinh ngạc là vào khoảng năm 2017, cơ sở dữ liệu mống mắt đầu tiên mang tầm khu vực của Trung Quốc được xây dựng ở Tân Cương trên quy mô dân số 30 triệu người. Sau đó nhà thầu ký hợp đồng cơ sở dữ liệu mống mắt ở Tân Cương này cũng đã giành được hợp đồng từ khắp nơi trên đất nước Trung Quốc để xây dựng kho cơ sở dữ liệu mống mắt lớn.

Ngoài ra, công an của ĐCSTQ cũng đang thu thập trên diện rộng mẫu DNA từ nam giới với lý do rằng nhiễm sắc thể Y của nam giới hiếm khi bị đột biến khi chúng được di truyền. Khi cơ quan công an lấy được dữ liệu ADN nhiễm sắc thể Y của một người đàn ông tương đương với việc lấy được dữ liệu của các thành viên phụ hệ nhiều đời trong gia đình anh ta. Trong khi nhiều nước sử dụng tính năng này chỉ để hỗ trợ điều tra tội phạm, chỉ có Trung Quốc tối đa hóa việc thu thập các mẫu nhiễm sắc thể Y và coi đó là ưu tiên hàng đầu.

Điều tra của New York Times cũng phát hiện hoạt động xây dựng kho cơ sở dữ liệu khổng lồ về DNA nam giới Trung Quốc, vấn đề có thể truy về từ năm 2014 ở tỉnh Hà Nam. Đến năm nay, ít nhất 25 trong số 31 khu vực hành chính cấp tỉnh của Trung Quốc đã tạo được cơ sở dữ liệu như vậy.

Báo cáo đề cập rằng mục đích của Chính phủ Trung Quốc là liên kết tất cả các dữ liệu nói trên để tạo ra một hồ sơ tổng hợp về công dân Trung Quốc để chính quyền các cấp có thể điều tra, kiểm tra.

Dù đã đạt được những thành quả nêu trên, nhưng các đơn vị công an của ĐCSTQ cũng hiểu rõ những hạn chế về kỹ thuật của chính họ. Theo một tài liệu đấu thầu, Bộ Công an ĐCSTQ xác định rằng khả năng phân tích của hệ thống giám sát video của họ “vẫn chưa đủ” và một trong những vấn đề lớn nhất là “dữ liệu thu thập chưa đủ”. Do đó, Chính phủ Trung Quốc đang tích cực tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ có thể tăng cường khả năng tích hợp dữ liệu.

Thông tin cho biết công ty Megvii là một trong những nhà thầu thiết bị giám sát và theo dõi lớn nhất tại Trung Quốc. Tài liệu giải thích do The New York Times thu được đã chỉ ra rằng các sản phẩm phần mềm của Megvii có thể thu thập nhiều loại dữ liệu khác nhau về một người, có thể hiển thị hành động, quần áo, xe cộ, thông điệp thiết bị liên lạc di động và các mối quan hệ xã hội của họ.

Nhưng công ty Megvii đã bác bỏ cáo buộc của New York Times, ngoài ra 5 sở an ninh và một văn phòng chính phủ được đề cập trong cuộc điều tra cũng không phản hồi.

Trước đó Vision Times từng đưa tin rằng các quan chức ĐCSTQ đã gọi các công ty trí tuệ nhân tạo gồm Megvii, SenseTime, Yuncong và Yitu là “Bốn con rồng AI”. Nhưng xuất thân của 4 công ty này không mấy vẻ vang. Mỹ đã đưa họ vào “danh sách đen” chủ yếu vì liên quan đến vi phạm, giam giữ và giám sát các nhóm người dân tộc thiểu số như người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và việc họ tham gia quân sự hóa Biển Đông.

“Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế” (International Data Corporation, IDC) của Mỹ cũng đề cập trong báo cáo thị trường Trung Quốc công bố vào tháng 6/2020 rằng quy mô thị trường phần mềm và ứng dụng AI của Trung Quốc năm 2019 đạt 2,89 tỷ USD, quy mô thị trường phần cứng tổng thể khoảng 6 tỷ USD. Trong đó thị trường “ứng dụng thị giác máy tính” đạt 1,456 tỷ USD, tăng trưởng thị trường chủ yếu đến từ các lĩnh vực giám sát kỹ thuật số như an ninh, não đô thị và nhận dạng khuôn mặt. Nói cách khác, thị trường AI quy mô lớn của Trung Quốc có liên quan chặt chẽ đến giám sát kỹ thuật số và an ninh công cộng trong nước.