Ngày 11/3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết trong một cuộc họp báo sau Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc rằng ông sẽ giải nhiệm khi hết nhiệm kỳ.

shutterstock 1130696234
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Thủ đô Berlin, Đức, ngày 9/7/2018. (Ảnh: photocosmos1 / Shutterstock).

Ngày 11/3, ông Lý Khắc Cường, 66 tuổi, nói với các phóng viên sau kỳ họp thứ 5 của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc khóa 13 rằng năm nay là năm cuối cùng của nhiệm kỳ khóa này của chính phủ, “cũng là năm cuối cùng của tôi trên cương vị thủ tướng”. Tân Hoa Xã đưa tin sơ sài về nội dung này được “lưỡng hội” (Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Toàn quốc) cho phép.

Sau khi thông tin này được đưa ra, nhiều kênh truyền thông quốc tế như Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và Reuters đã trích dẫn lại.

Ông Lý Khắc Cường, nhân vật số 2 trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), giữ chức Thủ tướng từ năm 2013.

Dưới thể chế của ĐCSTQ, ông Lý Khắc Cường dường như đã làm không tốt kể từ khi lên nắm quyền. Các kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã nhiều lần đưa tin rằng ông Lý “thường xuyên nổi giận”“các sắc lệnh của chính phủ không ra nổi Trung Nam Hải” và sự thờ ơ của các quan chức đối với chính quyền, truyền thông chính thức của nhà nước Trung Quốc cũng từng đưa tin ông Lý đập bàn bằng tách trà khi tức giận.

Tờ The Economist nói trong bài báo có tiêu đề A very Chinese coup (tạm dịch: Một cú đập rất kiểu Trung Quốc) rằng ông Lý Khắc Cường là Thủ tướng Trung Quốc yếu nhất trong những thập kỷ gần đây, vấn đề của ông ấy không phải là bất tài, mà chủ yếu là vì bất lực.

The Economist cho rằng ông Lưu Hạc (Liu He), cố vấn kinh tế chính của ông Tập, đã áp đảo Thủ tướng Lý Khắc Cường. Và ông Lý chỉ là con dê thế tội nếu kinh tế Trung Quốc xuất hiện vấn đề lớn nào.

Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ dự kiến ​​sẽ được tổ chức vào mùa thu năm nay. Khi đó, bộ máy lãnh đạo của ĐCSTQ sẽ được cải tổ, sau đó nội bộ chính phủ sẽ được thay thế tại kỳ họp “lưỡng hội” vào năm sau.

Hiến pháp của ĐCSTQ quy định thủ tướng chỉ được giới hạn 2 nhiệm kỳ liên tiếp.

Tháng 3/2018, ĐCSTQ đã sửa đổi hiến pháp, bãi bỏ quy định rằng chủ tịch và phó chủ tịch không được quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Nhà lãnh đạo hiện tại của ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình, dự kiến ​​sẽ phá vỡ tiền lệ và bắt đầu nhiệm kỳ thứ 3 tại Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 20 năm nay, tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ và tiếp tục đảm nhiệm chức chủ tịch nước vào năm sau.

Bình Minh (t/h)