Một cậu bé 15 tuổi đã uống thuốc trừ sâu tự tử vào dịp nghỉ Tết vừa qua tại Trung Quốc do bị ngược đãi bởi người cha là lao động nhập cư. Vụ tự tử đã gây ra một cuộc tranh luận gay gắt trên mạng xã hội tiếng Trung nhân dịp đầu năm mới.

Một cậu bé 15 tuổi chưa xác định được danh tính từ một ngôi làng ở tỉnh Vân Nam tự tử chết vì uống thuốc trừ sâu, để lại lá thư tuyệt mệnh cho biết cậu muốn kết liễu sau nhiều năm sống trong đau khổ vì bị ngược đãi bởi người cha là lao động nhập cư trong suốt kỳ nghỉ Tết, theo Chuncheng Evening Post đưa tin.

“Suốt kỳ nghỉ năm mới, con bị chỉ trích và la mắng… Bố, khi con chết, bố sẽ vui bởi không còn bị làm phiền nữa,” cậu bé viết trong thư để lại.

Bản chụp lá thư này nhanh chóng được truyền rộng trên mạng xã hội Trung Quốc.
Bản chụp lá thư này nhanh chóng được truyền rộng trên mạng xã hội Trung Quốc.

Một lượng lớn trẻ ‘bị bỏ rơi’ tại quê nhà cho ông bà chăm sóc hoặc tự lo lấy bản thân vì cha mẹ chúng đã qua đời hoặc đi làm việc ở thành phố.

Trẻ 'bị bỏ rơi' ở nông thôn Trung Quốc.
Trẻ ‘bị bỏ rơi’ ở nông thôn Trung Quốc.

Trong lá thư tuyệt mệnh, cậu bé lên án sự ngược đãi khắc nghiệt và những lời nói cay độc mà cậu phải chịu đựng trong suốt kỳ nghỉ Tết khi cha của cậu về nhà.

Cậu nói mình được ông bà gần 70 tuổi nuôi lớn vì cha mẹ phải đi làm xa ở thành phố khác hiếm khi về nhà trừ dịp lễ.

“Con không muốn tạo thêm gánh nặng nào cho bố mẹ nữa“, cậu bé viết trong thư tuyệt mệnh.

Cậu cho biết mình bị bỏ rơi trong suốt cả năm, nhưng thời gian nghỉ lễ sẽ là một thử thách bởi vì người cha nóng tính sẽ trút giận lên người cậu.

“Trong suốt kỳ nghỉ Tết năm nay và năm ngoái, con chưa bao giờ có được một ngày yên ổn. Năm ngoái, bố đánh con và mắng chửi con suốt vì những điều nhỏ nhặt nhất. Vì vậy mà cả năm qua con cứ khóc hoài.”

Chuncheng Evening Post không liên lạc được với cha cậu bé, nhưng những đứa trẻ hàng xóm xác nhận chi tiết về bố cậu là lao động nhập cư, làm việc ở Kunming, cách nhà 8 tiếng lái xe và hiếm khi về chăm sóc gia đình, phải khó khăn lắm mới thu xếp được về nhà gặp con và trút giận lên người con mình.

Thông tin về cái chết của cậu bé và nội dung lá thư tuyệt mệnh tạo ra một sự khuấy động trên mạng xã hội Trung Quốc, nhiều ‘blogger’ kêu gọi chú ý hơn đến việc trẻ ‘bị bỏ rơi’ ở nông thôn Trung Quốc.

Một người viết trên mạng xã hội rằng “Một vài người chết để cảnh tỉnh những ai còn sống, để chúng ta có thể giúp đỡ những ai có hoàn cảnh tương tự.”

Năm 2016, South China Morning Post đưa tin Trung Quốc có khoảng 61 triệu trẻ ‘bị bỏ rơi’ ở nông thôn.

Trẻ 'bị bỏ rơi' ở nông thôn Trung Quốc.
Trẻ ‘bị bỏ rơi’ ở nông thôn Trung Quốc.
Trẻ 'bị bỏ rơi' ở nông thôn Trung Quốc.
Trẻ ‘bị bỏ rơi’ ở nông thôn Trung Quốc.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Bắc Kinh cho thấy trẻ bị bỏ rơi thường bị xô đẩy vào cuộc đời phạm tội vì thiếu tình cảm và sự chỉ bảo của cha mẹ. Một nghiên cứu được thực hiện trên 1.000 tù nhân cho thấy 17% họ từng là trẻ bị bỏ rơi.

Bảo Minh

Xem thêm: