Gần đây, truyền thông tại Hồng Kông đưa tin, một trong những nguyên nhân khiến đàm phán thương mại Mỹ – Trung đổ bể là phía Mỹ yêu cầu chính phủ Trung Quốc mở cửa triệt để mạng internet, nhưng Trung Quốc kiên quyết phản đối. Có nhận định cho rằng, trong chiến tranh thương mại, người dân Trung Quốc cùng một mặt trận với Mỹ, và đứng ở mặt trận đối lập với chính quyền Trung Quốc.

công nhân Trung Quốc; xưởng may
Có học giả cho rằng, trong chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, người dân Trung Quốc đứng cùng mặt trận với Mỹ và đối lập với chính quyền Trung Quốc. (Ảnh minh họa từ Getty Images)

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn nguồn tin cho biết, ngày 30/4 tại Bắc Kinh, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã có cuộc hội đàm bí mật hơn một tiếng đồng hồ với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer. Sau đó, chiến tranh thương mại tiếp tục nóng lên.

Nguồn tin nói, Washington yêu cầu chính phủ Trung Quốc mở cửa triệt để mạng internet, nới lỏng quy định công ty ứng dụng điện toán đám mây cần lưu trữ mọi dữ liệu tại Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu Claude Barfield thuộc Trung tâm nghiên cứu doanh nghiệp Mỹ, cựu cố vấn Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ chia sẻ với tờ Epoch Times rằng, những gì ông biết đó là, yêu cầu mà chính phủ Mỹ đề xuất chính là mở luồng dữ liệu tự do cho các doanh nghiệp, dù là công ty điện toán đám mây, công ty tài chính, dù là công ty Trung Quốc, công ty Mỹ, công ty Anh hay Pháp cũng vậy. Mặc dù Mỹ cho rằng chính quyền Trung Quốc không nên thiết lập Vạn lý tưởng lửa (Great Fire Wall), nhưng hiện Mỹ vẫn chưa yêu cầu họ dỡ bỏ nó.

Claude Barfield cho rằng, nếu các nhà chức trách Trung Quốc có thể đáp ứng được yêu cầu của Mỹ, vậy thì sẽ rất có ích cho người dân Trung Quốc. “Bởi vì công ty Trung Quốc và công ty nước ngoài sẽ có luồng dữ liệu và các giao dịch liên quan đến doanh nghiệp internet rẻ hơn, đáng tin cậy hơn, nó có thể giúp công dân Trung Quốc và công dân quốc gia khác.”

SCMP trích dẫn nguồn tin nói, chính phủ Trung Quốc từ chối yêu cầu mở cửa internet của Mỹ, cho rằng yêu cầu này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến ổn định chính trị và ổn định xã hội của Trung Quốc.

Claude Barfield cho rằng, về việc này, có thể còn có một số việc khác nữa, Mỹ và người dân Trung Quốc đang đứng trên cùng một mặt trận, còn chính quyền Trung Quốc lại đứng ở mặt trận đối lập với người dân Trung Quốc. “Tôi cho rằng, nếu chính phủ Trung Quốc có thể đồng ý yêu cầu của Mỹ, vậy cuối cùng sẽ là giúp đỡ người dân Trung Quốc. Về cơ bản, chính phủ Trung Quốc đang làm tổn thương người dân của chính họ.”

Gần đây, trên WeChat đang lan truyền một bài viết có tiêu đề “Bản chất của chiến tranh thương mại là gì?”. Bài viết đã tổng kết yêu cầu của Mỹ là “3 không, 2 dừng, 1 cho phép”. Trong đó, “3 không” chính là thuế quan bằng 0, hàng rào phi thuế quan bằng 0, trợ cấp bằng 0; “2 dừng” là dừng đánh cắp sở hữu trí tuệ, dừng ép buộc chuyển giao công nghệ; “1 cho phép” là cho phép người Mỹ đến Trung Quốc mở công ty một cách độc lập.

Bài viết cho rằng, trong vấn đề “3 không, 2 dừng, 1 cho phép” này, về nguyên tắc và tuyệt đại đa số các chi tiết thì lợi ích của nước Mỹ và lợi ích của người dân Trung Quốc là nhất trí, còn lợi ích của chính phủ Trung Quốc và lợi ích của người dân Trung Quốc chưa chắc đã hoàn toàn nhất trí.

Ví dụ, mỗi năm, Trung Quốc nhập khẩu các thành phần linh kiện chiếm 60% toàn cầu, khi thực hiện thuế quan bằng 0, Trung Quốc sẽ là người thụ ích trực tiếp lớn nhất của mức thuế quan bằng 0.

Lại ví dụ như, rào cản mậu dịch của Trung Quốc, không chỉ đơn giản là nhắm vào doanh nghiệp nước ngoài, mà còn nhắm vào người Trung Quốc. Các lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hóa, tài chính, dịch vụ thương mại, v.v, đều bị chính phủ Trung Quốc và các doanh nghiệp quốc hữu lũng đoạn. Người chịu thiệt lớn nhất không phải là nước Mỹ, mà là bản thân người Trung Quốc.

Claude Barfield  nói: “Bất cứ khi nào anh hạ thấp rào cản, vậy thì sẽ có nhiều hàng hóa tốt lưu thông và dịch vụ tốt hơn, điều này có nghĩa là người dân Trung Quốc có thể có được những sản phẩm tốt hơn và rẻ hơn — đôi khi là những sản phẩm tốt hơn nữa, đôi khi sẽ là những sản phẩm chất lượng tốt mà giá lại rẻ. Nó là đôi bên cùng có lợi.”

Học giả Từ Hựu Ngư (Xu Youyu) hiện đang cư trú tại Mỹ chia sẻ, trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, có rất nhiều người ủng hộ và hiểu cho chính phủ Mỹ, đây là một hiện tượng rất đáng chú ý. Vì sao lại như vậy? “Bởi vì bên trong những đòi hỏi của Mỹ là nhiều điều phù hợp với lợi ích của người dân Trung Quốc. Có hai ví dụ rõ ràng nhất. Một là, có rất nhiều dược phẩm quan trọng mà chính phủ Trung Quốc đã đặt ra mức thuế quá cao, đánh vào việc mua thuốc đặc hiệu của nước ngoài. Đứng trên lập trường của người bệnh Trung Quốc, họ đương nhiên cảm thấy Mỹ yêu cầu giảm mạnh thuế quan là có lợi cho bản thân họ. Một ví dụ khác nữa là vấn đề mua xe ô tô Mỹ, nếu thực hiện yêu cầu hạ thấp thuế quan của Mỹ, khi người Trung Quốc mua các xe cỡ nhỏ của Mỹ, thì họ sẽ chi ít tiền hơn.”

Bài viết “Bản chất của chiến tranh thương mại” còn nói, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với quốc gia công nghiệp hóa mới nổi như Trung Quốc mà nói là điều cần thiết. Về lâu dài, bảo hộ sở hữu trí tuệ sẽ có tác dụng quan trọng trong thúc đẩy kinh tế phát triển, thúc đẩy tiến bộ học thuật và phồn vinh văn hóa. Còn người nước ngoài đến Trung Quốc mở công ty, có thể đem đến mô hình mới, công nghệ mới, nhu cầu mới và giúp người dân trong nước có thể hưởng thụ sản phẩm và dịch vụ tốt hơn giá rẻ hơn.

Bài viết nói, yêu cầu “3 không, 2 dừng, 1 cho phép” của Mỹ không phải là “hiệp ước bất bình đẳng”, mà vừa đúng giúp Trung Quốc nắm lấy cơ hội. Một cơ hội tuyệt hảo để “bước ra thế giới lần thứ hai”. Nhưng sở dĩ chính quyền Trung Quốc từ chối yêu cầu của Mỹ là vì, những người được lợi không muốn từ bỏ quyền lực và lợi ích. “Mở cửa” có nghĩa là mất quyền lực kiểm soát kinh tế và lợi ích mà quyền lực sinh ra.

Năm 2018, Giáo sư Kinh tế và Thương mại quốc tế Tạ Tác Thi (Xie Zuoshi) thuộc Đại học Tài chính Kinh tế Chiết Giang, trả lời phỏng vấn của Epoch Times có nói, yêu cầu mà Mỹ đề xuất kỳ thực là vì muốn tốt cho Trung Quốc. Trong cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung này, Trung Quốc càng nhượng bộ, thì Trung Quốc càng có thể tiến bộ.

“Mỹ yêu cầu Trung Quốc mở cửa thị trường, giảm tỉ trọng kinh tế nhà nước. Trung Quốc vốn muốn làm cuộc cải cách thị trường, vốn muốn mở cửa, thì hà tất cần phải người khác ép buộc? Vậy thì hãy lùi bước (nhượng bộ), để mở cửa hơn nữa, hạ thấp thuế quan, điều này không phải là tiến bộ thì là gì?”

Huệ Anh

Xem thêm: