Trước đó, có thông tin cho rằng chính quyền Thượng Hải đã ra lệnh hoàn thành “0 ca nhiễm” trong cộng đồng trước ngày 20/4. Tuy nhiên, chỉ trong ngày 19/4 đã có gần 30.000 người mới bị nhiễm COVID-19 tại Thượng Hải và 7 người tử vong. Người dân địa phương còn ghi được cảnh các tòa nhà văn phòng được chuyển thành bệnh viện dã chiến, và được thắp đèn suốt đêm với số lượng người ở đáng kinh ngạc. 

Thượng Hải 1
Người dân địa phương ghi được cảnh tòa nhà văn phòng gần nhà của họ được cải tạo nó thành một “bệnh viện dã chiến”, đèn sáng suốt đêm, và số lượng người bên trong đáng kinh ngạc. (Nguồn ảnh: Weibo)

Tòa nhà văn phòng Thượng Hải đêm khuya rực sáng, hàng ngàn người vào bệnh viện dã chiến

Ngày 20/4, cư dân mạng Weibo “McDull đội mũ” đăng tải một số bức ảnh cho thấy các căn hộ dịch vụ cho người trẻ tuổi thuê ở nhiều khu vực của Thượng Hải đã trở thành bệnh viện dã chiến cách ly, trong bóng tối, tầng nào của tòa nhà cũng chật kín người. Các giường gần như chật kín người, có người nằm, có người thì ngồi dựa vào đầu giường, cảnh tượng đáng kinh ngạc.

Trang tin tức CCTV News trước đó cũng đưa tin, tòa nhà mới trên đường Nguyên Thâm ở quận Phố Đông này là tòa nhà văn phòng đầu tiên ở Thượng Hải được chuyển đổi thành bệnh viện dã chiến, chỉ mất 48 giờ làm việc để đưa vào sử dụng. Tòa nhà 15 tầng có thể chứa 3.500 giường bệnh, mỗi tầng đều được trang bị các chức năng như trạm y tá, phòng chẩn đoán và điều trị, phòng vệ sinh, phòng nghỉ và phòng phân phối điện, thuận tiện cho người bệnh sử dụng.

p3134341a971027197
Một tòa nhà văn phòng làm việc ở Thượng Hải chuyển thành bệnh viện dã chiến. (Ảnh: Weibo)
p3134331a816952203
Một tòa nhà văn phòng làm việc ở Thượng Hải chuyển thành bệnh viện dã chiến. (Ảnh: Weibo)

Sau khi tin tức liên quan được đưa ra, một số cư dân mạng ngạc nhiên nói rằng “có quá nhiều giường xếp trong một phòng”. Một số cư dân mạng phàn nàn: “Sao không phóng to lên để xem, thật sự cứ tưởng là học sinh chuẩn bị thi đại học”, “cứ tưởng là công ty lớn làm thêm giờ”. Một người khác chất vấn: “Tất cả những chuyện này không phải là do Thượng Hải tự mình kiểm soát xảy ra vấn đề?”, “Xin chân thành hỏi, bệnh viện dã chiến ban đêm không tắt đèn, đèn pha chiếu sáng đến nỗi nhìn được từng người, là biện pháp an toàn gì vậy?”

Thượng Hải có tổng cộng 17 người chết, phải thực hiện “0 ca nhiễm” trước ngày 20/4?

Ngày 17/4, Reuters dẫn lời hai người quen thuộc với vấn đề, và một bản sao của văn kiện chính quyền mà tờ báo này có được, cho biết rằng các quan chức Thượng Hải đã đặt mục tiêu đạt “0 ca nhiễm cộng đồng” vào ngày 20/4 để ngăn chặn virus viêm phổi Vũ Hán lan ra ngoài khu vực cách ly. Mục tiêu này đã được phổ biến đến tổ chức chính quyền các cấp. Bản tin của Reuters cũng chỉ ra, mục tiêu này sẽ cho phép Thượng Hải trở lại cuộc sống bình thường.

Tuy nhiên, tính đến trưa ngày 20/4, đại đa số 25 triệu người dân của Thượng Hải vẫn ở trong tình trạng hạn chế, và vẫn liên tiếp có người nhiễm virus.

Theo thông báo của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Trung Quốc vào ngày 20/4, Trung Quốc đã xác nhận 2.761 ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán mới vào ngày 19/4, trong đó có 2.753 ca nhiễm tại bản địa, nhiều nhất vẫn là ở Thượng Hải với 2.494 ca. Có 26.760 ca nhiễm mới không có triệu chứng, trong đó 26.657 ca ở nhiễm ở bản địa và số ca nhiễm lớn nhất ở Thượng Hải với 25.411 ca. Ngày 19/4, Thượng Hải có tổng cộng 29.151 ca nhiễm.

Ngoài ra, trong ngày còn có 7 người qua đời vì nhiễm bệnh. Theo thông báo từ chính quyền Thượng Hải, ngày 17/4 có 3 ca tử vong; ngày 18/4 có 7 ca tử vong; ngày 19/4, có thêm 7 ca tử vong. Trong 3 ngày liên tiếp, tổng số ca tử vong là 17 ca. Tuy nhiên, so với hàng chục ngàn ca nhiễm đã được xác nhận, số ca tử vong do dịch cực kỳ thấp đã khiến ngoại giới nghi ngờ về số liệu thực tế.

Chủ nhiệm Ủy ban Y tế Thượng Hải nhập viện vì “đau đầu”

Điều đáng nói là ngay khi công tác phòng chống dịch bệnh ở Thượng Hải bước vào giai đoạn quan trọng thì ngày 20/4, ông Ô Kinh Lôi (Wu Jinglei), Chủ nhiệm Ủy ban Y tế thành phố Thượng Hải, cho biết ông phải nhập viện vì “đau đầu“, chủ đề này ngay lập tức xuất hiện trong danh sách tìm kiếm nóng của Baidu.

Được biết, chiều ngày 19/4, ông Ô Kinh Lôi (60 tuổi) đã được đưa vào Bệnh viện Trung Sơn trực thuộc Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải. Ông được chẩn đoán mắc chứng đau đầu do mạch máu và hiện đang được điều trị. Ông Ô Kinh Lôi đã không tham dự các cuộc họp báo về dịch bệnh ở Thượng Hải kể từ ngày 17/4.

Sau khi tin tức được đưa ra, một số cư dân mạng Weibo đã suy đoán rằng Chủ nhiệm Ủy ban Y tế thành phố Thượng Hải có khả năng né tránh sự cố nên đã nhập viện. Nhiều cư dân mạng còn đặt câu hỏi: “Nhức đầu thì có thể nhập viện. Trong khi bao nhiêu người chết vì không thể vào viện”, “Xin hỏi có phải là 120 (cấp cứu) đến đón không? Phải đợi bao lâu vậy? Bệnh viện không yêu cầu báo cáo xét nghiệm axit nucleic?”, “Ngày 16/4, lãnh đạo Ủy ban Y tế và Sức khỏe Bắc Kinh bị điều tra. Ngày 17/4, vị quan chức cấp cao này qua đời kịp thời ở tuổi 45 vì bệnh. Ngày 17/4, Ô Kinh Lôi không tham gia họp báo, hôm nay bị đau đầu nhập viện, thật khéo trùng hợp.”…

p3134351a628612831
Cư dân mạng trên Weibo suy đoán rằng giám đốc Ủy ban Y tế thành phố Thượng Hải có thể đã nhập viện để né tránh vấn đề. (Nguồn ảnh: Weibo).

Xem thêm các bài về dịch bệnh tại Thượng Hải tại đây.