Trung Quốc cam kết mỗi năm mua sản phẩm nông sản của Mỹ trị giá 40 – 50 tỷ USD, đây là một phần của thỏa thuận thương mại giai đoạn một trong chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Tuy nhiên, từ những tín hiệu mà quan chức và truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa ra, Bắc Kinh dường như có dấu hiệu nuốt lời.

Thương chiến Mỹ - Trung, Chiến tranh thương mại
Từ những tín hiệu mà quan chức và truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa ra, Bắc Kinh dường như có dấu hiệu nuốt lời về thỏa thuận thương mại.(Ảnh: Corona Borealis Studio/Shutterstock)

Sau khi Mỹ và Trung Quốc tuyên bố đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn một hồi tháng 12/2019, việc Trung Quốc mua lượng lớn nông sản Mỹ trở thành chủ đề thảo luận chính. Mặc dù chính phủ Mỹ nhiều lần tiết lộ, Trung Quốc cam kết mỗi năm mua 40 – 50 tỷ USD nông sản Mỹ, nhưng chính quyền Bắc Kinh lại không hề hồi đáp bằng con số cụ thể.

Cuối tháng 12/2019, sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đã đưa ra thông tin tương phản.

Ông Trump tiết lộ nội dung cuộc điện đàm này trên Twitter: “Tôi và Chủ tịch Tập đã có cuộc hội đàm rất tốt về thỏa thuận thương mại to lớn của chúng tôi. Trung Quốc đã bắt đầu mua nông sản Mỹ trên quy mô lớn. Lễ ký kết chính thức đang trong quá trình sắp xếp. Còn nói về Bắc Hàn, về vấn đề này chúng tôi đang hợp tác với Trung Quốc, còn có vấn đề Hồng Kông.”

Truyền thông nhà nước Trung Quốc là Tân Hoa Xã khi đó lại nhấn mạnh, Trung Quốc biểu thị quan ngại rất lớn về những ngôn hành tiêu cực của phía Mỹ liên quan đến các vấn đề Đài Loan, Hồng Kông, Tân Cương, Tây Tạng, v.v. “Những cách làm này của Mỹ đã can thiệp và nội chính Trung Quốc, tổn hại lợi ích của Trung Quốc, không có lợi cho sự tin tưởng và hợp tác qua lại giữa đôi bên.”; “Hy vọng phía Mỹ thực hiện đầy đủ theo nhận thức chung quan trọng mà chúng ta đã đạt được qua nhiều lần gặp mặt và điện đàm, chú ý và coi trọng sự quan tâm của phía Trung Quốc, tránh cho mối quan hệ và nghị trình quan trọng của hai nước bị ảnh hưởng.”

Mới đây, quan chức Bộ Nông nghiệp Trung Quốc công khai cho biết, sẽ không điều chỉnh hạn ngạch nhập khẩu 3 loại lương thực chính. Cùng với đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng có bài viết nhấn mạnh không cần vội vã đạt được thỏa thuận, và điều này lại càng khiến cho ngoại giới lo lắng về thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung sẽ có sự thay đổi. 

Theo trang tin trực tuyến về tài chính Caixin tại Trung Quốc đưa tin, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Nông thôn Trung Quốc Hàn Tuấn nói rằng, lượng nhập khẩu 3 loại lương thực chính của Trung Quốc có hạn ngạch toàn cầu nhất định, sẽ không vì một quốc gia nào mà điều chỉnh, đồng thời nhắc đến thực thi thuế quan trong hạn ngạch là 1%, ngoài hạn ngạch là 65%. 

Theo thông tin được công bố hồi tháng 9/2019 của Ủy ban Phát triển và Cải cách Trung Quốc, hạn ngạch nhập khẩu và phân phối lương thực năm 2020 sẽ giữ mức ngang với năm 2019: hạn ngạch lúa mì là 9,636 triệu tấn, trong đó 90% là hạn ngạch thương mại của doanh nghiệp nhà nước; hạn ngạch ngô là 7,2 triệu tấn, trong đó 60% hạn ngạch thương mại doanh nghiệp nhà nước; hạn ngạch gạo là 5,32 triệu tấn, trong đó 50% hạn ngạch là doanh nghiệp nhà nước.

Nhà quan sát kinh tế Trung Quốc cho rằng, thái độ của ông Hàn Tuấn cho cho thấy Bắc Kinh muốn lật bài và đàm phán lại. Điều đáng chú ý là, tờ Nam Hoa Tảo báo (SMCP) tại Hồng Kông gần đây có dẫn nguồn tin tiết lộ, đoàn đại biểu đàm phán thương mại của Trung Quốc do Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu dự kiến đến Mỹ vào ngày 13/1 để ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn một. Ông Hàn Tuấn là một quan chức cấp cao của ngành nông nghiệp Trung Quốc, đồng thời cũng là một thành viên trong đoàn đàm phán thương mại của Trung Quốc lần này. Những phát biểu gần đây của ông Hàn Tuấn liệu có phải hàm ý rằng Trung Quốc đã có sự lay động trước việc ký kết thỏa thuận?

Truyền thông nhà nước Trung Quốc là Thời báo Hoàn Cầu phiên bản tiếng Anh có đăng một bài xã luận hôm 6/1 nói rằng: “Không cần vội vã hoàn thành thỏa thuận, mà cần hoàn thành thỏa thuận một cách chính xác.”

Bài viết cảnh báo, mặc dù thỏa thuận thương mại giai đoạn một đã bước sang “giai đoạn cuối cùng”, nhưng vẫn nằm ở vị trí rất khó nói. Nhất là dưới ảnh hưởng của những chính sách không thân thiện đối với Trung Quốc của phía Mỹ, thì vẫn còn rất nhiều việc có khả năng xảy ra sai sót. 

Từ thông tin hiện có có thể thấy, viễn cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung vẫn vẫn còn nhiều biến số. Bên cạnh đó, thái độ của Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cũng cho thấy nội bộ Trung Nam Hải vẫn tranh cãi vì vấn đề này. 

Trả lời phỏng vấn trong chương trình “Face the Nation” của Đài CBS hồi cuối năm ngoái, ông Robert Lighthizer nhấn mạnh, điều quyết định thành công của thỏa thuận giai đoạn một nằm ở quyết sách của Bắc Kinh. 

Ông nói: “Nói chung, thỏa thuận này có hiệu lực hay không hoàn toàn quyết định ở phía Trung Quốc do ai làm chủ, chứ không phải là phía Mỹ.” Ông bổ sung thêm: “Nếu phe cứng rắn đưa ra quyết sách, chúng ta sẽ có một kết quả khác; nếu phe cải cách đưa ra quyết sách, vậy thì chúng ta cũng sẽ có một kết quả khác, và đây là điều mà chúng ta hy vọng.”

Ông cho biết, thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc lần này sẽ không thể nào giải quyết được toàn bộ vấn đề đang tồn tại giữa hai nước.

Huệ Anh

Xem thêm: