Trong lúc virus Trung Cộng (hay virus viêm phổi Vũ Hán, virus corona mới) đang lây lan ra toàn cầu, đội quân mạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại hoạt động rất sôi nổi cả trong và ngoài nước. Họ tấn công khắp nơi và đánh lừa dư luận. Gần đây, tờ Epoch Times đã nhận được văn kiện nội bộ của hệ thống Ủy ban Chính trị Pháp luật địa phương, tiết lộ nội tình hoạt động của đội quân mạng ĐCSTQ.

Screen Shot 2020 04 10 at 10.59.58 AM
Ủy ban Chính trị Pháp luật huyện Phương Chính (thành phố Cáp Nhĩ Tân) họp về công tác quân đội trên mạng. (Ảnh: Epoch Times)

ĐCSTQ phát động tuyên truyền nước ngoài, chiêu mộ lượng lớn quân mạng

Tính đến ngày 13/4, toàn cầu có hơn 1,8 triệu người lây nhiễm virus Trung Cộng (virus corona mới), hơn 110.000 người tử vong, con số này không bao gồm số liệu bị che giấu của ĐCSTQ và Iran.

Cùng với dịch bệnh ngày càng diễn tiến xấu, nhiều nhân vật quan trọng của các nước ở châu Âu, Mỹ, Úc, thậm chí Ấn Độ đều công khai yêu cầu truy cứu trách nhiệm đối với ĐCSTQ vì che giấu dịch bệnh gây ra tổn thất kinh tế và mạng người tử vong. Bên cạnh đó, quân mạng ĐCSTQ cũng hoạt động vô cùng sôi nổi, liên tục tung ra thuyết âm mưu, cho đến cả việc tạo tin tức giả, phát động tuyên truyền ra bên ngoài “vừa đánh trống vừa la làng” trên quy mô lớn, với ý đồ tẩy trắng cho ĐCSTQ.

Ngày 5/4, nhà kinh tế học độc lập “Mắt lạnh Tài chính Kinh tế” (@财经冷眼) đăng tweet tiết lộ, ĐCSTQ đang chiêu mộ người trẻ tuổi để thành lập bộ đội mạng, theo nhiệm vụ mà ĐCSTQ ra lệnh cho Đoàn Thanh niên tại 32 tỉnh thành và 8 cơ cấu như cơ quan trực thuộc Trung ương, cơ quan quốc gia, doanh nghiệp Trung ương, Binh đoàn Tân Cương v.v, có vẻ như ĐCSTQ đang chiêu mộ 4 triệu tình nguyện viên mạng trong hệ thống các trường giáo dục bậc cao, và 6,23 triệu tình nguyện viên mạng ở các đơn vị khác.

Screen Shot 2020 04 10 at 10.59.40 AM 1
Hội nghị quân mạng Ủy ban Chính trị Pháp luật huyện Phương Chính thành phố Cáp Nhĩ Tân tỉnh Hắc Long Giang. (Ảnh: Epoch Times)
Screen Shot 2020 04 10 at 10.59.07 AM 1
Hội nghị quân mạng Ủy ban Chính trị Pháp luật huyện Phương Chính thành phố Cáp Nhĩ Tân tỉnh Hắc Long Giang. (Ảnh: Epoch Times)
Screen Shot 2020 04 10 at 10.59.52 AM 1
Hội nghị quân mạng Ủy ban Chính trị Pháp luật huyện Phương Chính thành phố Cáp Nhĩ Tân tỉnh Hắc Long Giang. (Ảnh: Epoch Times)

Giải mật quy tắc hoạt động của quân mạng địa phương của ĐCSTQ

Gần đây, Epoch Times đã nhận được 4 văn kiện nội bộ của huyện Phương Chính thành phố Cáp Nhĩ Tân, bao gồm: “Chuẩn tắc xây dựng đội ngũ quân mạng của Ủy ban Chính trị Pháp luật huyện Phương Chính”, “Đội quân mạng chuyên nghiệp của huyện Phương Chính”, “Đội quân mạng địa phương của huyện Phương Chính”, “Tổng kết công tác quân mạng của Ủy ban Chính trị Pháp Luật huyện Phương Chính (năm 2019)”, và bức ảnh hiện trường buổi đào tạo huấn luyện quân mạng của huyện Phương Chính.

Bốn văn kiện trên cho thấy, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Chính trị Pháp luật thành phố Cáp Nhĩ Tân, năm 2019, Ủy ban Chính trị Pháp luật huyện Phương Chính đã thành lập đội quân mạng. Đội quân mạng do nhân viên công tác của Cục Công an huyện, Viện kiểm sát huyện, Tòa án huyện, Cục tư pháp huyện thuộc quản lý của Ủy ban Chính trị Pháp luật, tổ hợp thành “đội ngũ chuyên nghiệp”; các nhân viên công tác hương trấn, nhân viên mạng, v.v, tổ hợp thành “đội ngũ địa phương”. 

Để dẫn dắt công tác “bình luận dư luận mạng”, huyện này còn thành lập 4 “Tiểu tổ lãnh đạo công tác bình luận trên mạng” gồm Cục Công an huyện, Viện kiểm sát huyện, Tòa án huyện, Cục Tư pháp huyện, mỗi một tiểu tổ đều có một tổ trưởng, một đến hai tổ phó và hai thành viên.

Tuy nhiên, từ văn kiện “Đội quân mạng chuyên nghiệp của huyện Phương Chính” có thể thấy, “đội quân mạng chuyên nghiệp” của huyện này chủ yếu là lực lượng của Cục Công an huyện, bởi vì không chỉ có Tiểu tổ lãnh đạo công tác bình luận trên mạng của Cục Công an huyện mà bên dưới còn bao gồm 27 người phụ trách các đơn vị bao gồm: Đại đội trị an, Đại đội an ninh quốc gia, Đại đội an ninh mạng, Đại đội pháp chế, Đại đội trinh sát hình sự, Đại đội trinh sát kinh tế, Đại đội đặc cảnh tuần tra, Đại đội cảnh sát giao thông, đồn cảnh sát các nơi, v.v.

Văn kiện “Đội ngũ quân mạng địa phương huyện Phương Chính” liệt kê ra danh sách 336 người trong quân mạng địa phương.

Văn kiện còn cho thấy, nhiệm vụ chủ yếu của Tiểu tổ lãnh đạo công tác bình luận trên mạng là: Định kỳ chiểu theo nội dung nóng trên mạng, tiến hành đào tạo một cách hệ thống đối với bình luận viên trên mạng; để các bình luận viên trên mạng nắm được “ngôn ngữ quần chúng”, “ngôn ngữ chính quyền”; trong trường hợp điển hình, bình luận viên mạng tiến hành “tuyên truyền chính diện và dẫn hướng dư luận” trên Weibo, WeChat, tin tức chủ đề, diễn đàn; đối với những “chủ đề” có tranh luận, tổ chức cho bình luận viên mạng tăng cường phạm vi tuyên truyền, đăng lại trên các trận địa của mình như Blog, diễn đàn, Tieba, v.v.

Screen Shot 2020 04 09 at 10.53.56 PM
Tổng kết công tác quân mạng của Ủy ban Chính trị Pháp luật huyện Phương Chính (Ảnh: Epoch Times)
f03358f0d9a962c05bf04ec99f0f0734
Tài liệu “Tổng kết công tác quân mạng của Ủy ban Chính trị Pháp luật huyện Phương Chính” cho thấy, ĐCSTQ lợi dụng bình luận viên mạng để dẫn hướng dư luận. (Ảnh: Epoch Times)
2276f3b6a016abfc578a6da2711bbd08
Tài liệu “Tổng kết công tác quân mạng của Ủy ban Chính trị Pháp luật huyện Phương Chính” cho thấy, ĐCSTQ lợi dụng bình luận viên mạng để dẫn hướng dư luận. (Ảnh: Epoch Times)

Văn kiện còn tiết lộ, “cần huy động tính tích cực của bình luận viên mạng”, từ “hai phương diện vật chất và chính trị tiến hành thưởng hoặc khích lệ”, tiến hành khen thưởng đối với bình luận viên mạng có thành tích nổi trội, dùng việc này để nâng cao số lượng bình luận trên mạng.

2276f3b6a016abfc578a6da2711bbd08 600x330 1
“Chuẩn tắc xây dựng đội quân mạng của Ủy ban Chính trị Pháp luật huyện Phương Chính” cho thấy ĐCSTQ lợi dụng bình luận viên mạng. (Ảnh: Epoch Times)

Văn kiện nói trên đã tiết lộ mô hình vận hành của quân mạng địa phương của ĐCSTQ: Ủy ban Chính trị Pháp luật địa phương phụ trách dẫn đầu, đội ngũ quân mạng chuyên nghiệp chủ yếu cho công an ĐCSTQ và đội ngũ địa phương tổ hợp thành; tiếp tục bồi dưỡng huấn luyện những “quân chính quy này” thành bình luận viên mạng có “cách xử lý thống nhất”, sau đó những bình luận viên này lại tiếp tục phối hợp với hệ thống tuyên truyền để chấp hành nhiệm vụ tương ứng.

Ngoài ra, từ năm 2013, ĐCSTQ đã có hơn 2 triệu “chuyên gia phân tích tình cảm dư luận trên mạng”. Tháng 10/2013, tờ Tân Kinh báo (Beijing News) từng tiết lộ, những chuyên gia phân tích này phân bố trong các cơ cấu như cơ quan tuyên truyền của đảng, cổng thông tin, công ty thương mại, v.v. Công việc của họ là kiểm tra thông tin mạng internet, phân tích xu hướng dư luận, nghiên cứu hoàn cảnh dư luận, v.v, và chỉnh lý những phân tích nghiên cứu này thành báo cáo, sau đó trình cho những người ra quyết sách.

Theo một bản tin của Đài Á Châu Tự do (RFA) ngày 10/9/2018, bộ đội mạng của Trung Quốc rất lớn, tổng số người lên đến hàng chục triệu. Bao gồm cảnh sát mạng của cơ quan công an các cấp, “chuyên gia phân tích tình cảm dư luận trên mạng” cũng thuộc “đặc vụ mạng” và các thẩm duyệt viên nội dung trên mạng thuộc biên chế nhân viên công vụ quốc gia nằm trong “Phòng An ninh mạng” các cấp. Số này không bao gồm thành viên “đảng ngũ mao” với số lượng khổng lồ mà ĐCSTQ đang nắm giữ.

Mặc dù hiện nay ngoại giới vẫn chưa thể biết được “đảng ngũ mao” của ĐCSTQ rốt cuộc có bao nhiêu người, nhưng “@Mắt lạnh Tài chính kinh tế” hôm 5/4 đăng hình ảnh cho thấy, ĐCSTQ chuẩn bị hoặc đang chiêu mộ “tình nguyện viên mạng”, chính là “đảng ngũ mao điển hình”, số người lên đến 10 triệu.

58b6679f78eb248d89e30a6d42b3e304
Thông tin trên mạng cho thấy, ĐCSTQ chiêu mộ tình nguyện viên mạng ở các nơi, số người trong danh sách lên đến 10 triệu người (Ảnh từ internet)

Mô hình hoạt động của quân mạng của Ủy ban Chính trị Pháp luật ĐCSTQ

Vậy quân mạng của Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương và tỉnh ủy ĐCSTQ vận hành như thế nào?

Tháng 9/2018, Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương ĐCSTQ bắt đầu thành lập quân mạng, xây dựng theo phân cấp và phụ trách theo phân cấp.

Tại Hội nghị công tác kiến thiết truyền thông mới của mạng Chính trị Pháp luật được tổ chức ngày 4/9/2018, Tổng thư ký Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương ĐCSTQ Trần Nhất Tân nhấn mạnh, mục đích của hội nghị lần này là “động viên sức mạnh các bên làm lớn làm mạnh mạng truyền thông tin tức của Ủy ban Chính trị Pháp luật”, “nắm vững quyền phát ngôn quyền chủ đạo về ý thức hình thái trong lĩnh vực chính trị pháp luật”. Hội nghị còn đề xuất, “bố trí kinh phí đặc biệt, cung cấp điều kiện công tác và môi trường cần thiết để vận hành xây dựng truyền thông mới của chính trị và pháp luật”.

Trần Nhất Tân cho biết, nhân viên chính trị và pháp luật được trao cho trách nhiệm “ cầm bút”, là “chủ động chia sẻ lo lắng với đảng”. Tuy nhiên, ngoại giới phê bình, Ủy ban Chính trị Pháp luật mở rộng quyền, cùng nắm chuôi dao và cây bút, là Trung Quốc lùi một bước về Cách mạng Văn hóa. Cũng có bình luận nói, Ủy ban Chính trị Pháp luật giành việc của Bộ Tuyên truyền.

Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương ĐCSTQ là một trong những cơ cấu trực thuộc Trung ương ĐCSTQ, lãnh đạo và quản lý công tác chính trị pháp luật như công an, viện kiểm sát, tòa án, tư pháp, thường được gọi là “chuôi dao”. Tổng thư ký Trần Nhất Tân là thuộc cấp cũ của ông Tập Cận Bình, từng Phó Tổng thư ký tỉnh ủy, Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu Chính sách tỉnh ủy thời ông Tập Cận Bình làm Bí thư tỉnh ủy Chiết Giang.

Ngày 29/4/2019, Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương ĐCSTQ triệu tập “Hội nghị truyền hình Xây dựng đội quân thiện chiến tuyên truyền mạng của Ủy ban Chính trị Pháp luật”. Hội nghị cho biết, nguyên tắc xây dựng và quản lý quân mạng của Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương ĐCSTQ là: xây dựng theo phân cấp, “tồn tại trên toàn bộ không gian mạng, chịu trách nhiệm theo phân cấp, hợp tác theo khu vực”.

Hội nghị còn cho biết, Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương ĐCSTQ sẽ nhanh chóng xây dựng 4 nhánh đội ngũ, gồm: Đội ngũ trực thuộc, đội ngũ chuyên nghiệp, đội ngũ địa phương, đội ngũ nổi tiếng trên mạng.

Đội ngũ trực thuộc, do Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương thành lập, trực thuộc ủy ban này; đội ngũ chuyên nghiệp, do các hệ thống của chính trị pháp luật trung ương (tức công an, viện kiểm sát, tòa án, tư pháp) thành lập hệ thống của chính mình, do các đơn vị chính trị pháp luật phụ trách; đội ngũ địa phương, do Ủy ban Chính trị Pháp luật cấp tỉnh dẫn đầu thành lập, đồng thời do ủy ban này phụ trách; đội ngũ nổi tiếng trên mạng, là những “người nổi tiếng trên mạng” do ĐCSTQ mua chuộc, chính quyền dẫn dắt họ chủ động truyền bá cái gọi là “năng lượng tích cực”. 

Quân mạng của ĐCSTQ tạo tin giả ảnh hưởng dư luận trên Twitter

Sau khi viêm phổi Vũ Hán bùng phát, ĐCSTQ vẫn luôn che giấu dịch bệnh, truyền bá các tin tức giả như dịch bệnh “có thể phòng có thể kiểm soát”, không “lây truyền từ người sang người”, khiến người dân lơ là phòng chống, dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh. Sau khi dịch bệnh lây lan, quân mạng ĐCSTQ cũng hoạt động mạnh mẽ, Cục điều tra Bộ Tư pháp Đài Loan hồi tháng Ba từng công bố thông tin cho biết, 70% tin tức giả đến từ quân mạng của ĐCSTQ.

Ngày 6/4, Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin, đối chiếu tỉ mỉ nội dung của tin tức giả có thể phát hiện, đa số nội dung xuất hiện nhiều trên Twitter từ cuối tháng Hai đến tháng Ba, và có dấu hiệu của sự phối hợp với tuyên truyền nước ngoài của ĐCSTQ.

Bản tin cho biết, từ tháng Ba, trên Twitter xuất hiện nhiều tài khoản bắt chước theo Đài Á Châu Tự do, ví dụ như “Đài Đông Bắc Tự do”, “Đài Dư Châu Tự do”, v.v, nội dung đăng tải đa phần đều là những ngôn luận kiểu như “dịch bệnh có khả năng bắt nguồn từ Mỹ”, và tuyên truyền phòng chống dịch của ĐCSTQ có hiệu quả.

Ngày 4/4, khi chính quyền ĐCSTQ tổ chức hoạt động “Tưởng niệm người Trung Quốc qua đời vì dịch bệnh”, những tài khoản này phối hợp chuyển đổi ảnh thành ảnh đen trắng. CNA chỉ ra, mối quan hệ của những tài khoản này với phía chính quyền Trung Quốc đã quá rõ ràng.

Bản tin của CNA còn nói, gần đây trên mạng còn xuất hiện một tài liệu “Tài liệu nội bộ của bình luận viên mạng” do Văn phòng Ủy ban An ninh mạng ĐCSTQ đưa ra, tài liệu này cho thấy, ĐCSTQ đang phát động quân mạng tạo tin tức giả giật gân, tấn công công tác phòng dịch của Mỹ, Đài Loan, nói “nguồn gốc dịch bệnh đến từ Mỹ”, v.v, để đánh lừa dân chúng, dẫn dắt dư luận theo hướng có lợi cho ĐCSTQ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Triệu Lập Kiên ngày 12/3 cũng từng đăng liên tiếp 5 tweet, nói rằng quân nhân Mỹ đem virus Trung Cộng (virus corona mới, virus viêm phổi Vũ Hán) đến Vũ Hán, còn nói rằng “Mỹ nợ chúng ta một lời giải thích” v.v. Đồng thời, quan chức ngoại giao ĐCSTQ cũng liên tiếp thay ĐCSTQ làm “tuyên truyền quan hệ công chúng” trên Twitter.

Chuyên gia phân tích vấn đề Trung Quốc Matt Schrader thuộc Trung tâm Nghiên cứu “Liên minh cứu vãn dân chủ” chỉ ra, vài năm qua ĐCSTQ đã bắt đầu chuyển chiến trường “tuyên truyền nước ngoài” sang truyền thông mạng xã hội. Gần đây, khi muốn thoái thác trách nhiệm vì những chính sách không hiệu quả, ĐCSTQ đã bắt đầu vận dụng sách lược tin tức giả để đạt được mục đích này.

(Ghi chú của biên tập viên: Virus gây bùng phát viêm phổi Vũ Hán là đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, do chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật dẫn đến dịch bệnh lan ra toàn cầu. Người Vũ Hán, người Hồ Bắc và tất cả người Trung Quốc cùng nhân dân toàn thế giới đều là những người bị hại. ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không đại biểu được cho Trung Quốc, do đó, loại virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ này nên được gọi là “virus Trung Cộng.”)

Trương Hiến Nghĩa (Theo Epoch Times)

Xem thêm: