Vì nhiều thương hiệu lớn trên thế giới từ chối sử dụng bông Tân Cương do quan ngại vấn đề nhân quyền nên họ đã bị cư dân mạng Trung Quốc lên án tẩy chay. Cách đây vài ngày, thương hiệu nội thất IKEA của Thụy Điển đã rơi vào tầm ngắm của các ‘tiểu phấn hồng’ Trung Quốc, thậm chí họ còn dọa “không chừa đường sống! cho thương hiệu này“.

IKEA China
Cửa hàng IKEA tại Thâm Quyến, Trung Quốc. (Nguồn: Danielinblue/Wikimedia)

Cơn bão bông Tân Cương tiếp tục bùng cháy trong những ngày gần đây. Các thương hiệu như H&M, Nike, Adidas và những hãng khác liên tiếp trở thành mục tiêu lên án và tẩy chay của các quan chức, truyền thông Trung Quốc, thậm chí cả Đoàn Thanh niên Cộng sản và các ‘tiểu phấn hồng’. Cách đây vài ngày, thương hiệu nội thất IKEA của Thụy Điển cũng bị tấn công thê thảm.

Từ Weibo chính thức của IKEA, có thể thấy khi làn sóng tẩy chay vừa nổ ra, chỉ có một số ít cư dân mạng để lại lời nhắn trên Weibo của IKEA, cũng không rõ IKEA đã từng đưa ra tuyên bố từ chối sử dụng bông Tân Cương hay chưa. Nhưng bắt đầu từ ngày 26/3, một lượng lớn cư dân mạng đã đổ xô vào tài khoản chính thức của họ và phẫn nộ hét lên: “Biến đi, hãy biến khỏi Trung Quốc”, “Đừng bao giờ ghé thăm IKEA nữa, bạn tẩy chay bông Tân Cương, tôi tẩy chay bạn!”, “Suýt chút nữa lại cho IKEA biến mất, H&M chính là định mệnh tiếp theo của bạn!”,”Tưởng không nói gì thì bình yên vô sự sao? Đừng trốn nữa!”,”Con lợn trắng Thụy Điển hãy cút ra khỏi Trung Quốc!”. Thậm chí một ‘tiểu phấn hồng’ còn đe dọa “không chừa lại đường sống!”

Chỉ trong vài giờ ngắn ngủi, đã có hơn 200 tin nhắn ồ ạt đổ vào tài khoản Weibo chính thức của IKEA cùng thái độ vô cùng thiếu thiện cảm.

p2906471a519264430
Chỉ trong vài giờ ngắn ngủi, hơn 200 bình ồ ạt đổ vào tài khoản Weibo chính thức của IKEA. (Ảnh: Weibo)

Một trong những nguyên nhân dẫn đến làn sóng tẩy chay này là do Mỹ, Canada, Liên minh châu Âu và Anh gần đây đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 4 quan chức và thực thể Trung Quốc ở Tân Cương vì vi phạm nhân quyền. Đây là lần đầu tiên EU áp đặt lệnh trừng phạt đối với các hành vi vi phạm nhân quyền, sau khi cấm vận vũ khí đối với Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kể từ sau sự kiện đàn áp học sinh, sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989.

Ngoài ra, cộng đồng quốc tế từ lâu đã lên án cuộc đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ ở Tân Cương, nhưng đảng này vẫn thờ ơ. Vì vậy, mọi người từ mọi tầng lớp xã hội quan tâm đến nhân quyền trong cộng đồng quốc tế đã hành động, hy vọng ngăn chặn sự tàn bạo của ĐCSTQ. “Bông Tân Cương” lần này có thể gọi là “đại huyết mạch” của ĐCSTQ.

Do đó, ĐCSTQ đã kích động người dân tạo ra làn sóng tẩy chay các thương hiệu từng tuyên bố ngừng sử dụng bông Tân Cương vì quan ngại vấn đề nhân quyền. Mục đích thật sự là để dịch chuyển sự chú ý của người dân trong nước đối với tội ác diệt chủng và cưỡng bức lao động của ĐCSTQ tại Tân Cương.

Theo số liệu từ kho dữ liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) về sản lượng bông toàn cầu, Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ là 3 nước sản xuất bông hàng đầu thế giới. Trong đó, một nửa sản lượng bông của Trung Quốc được sử dụng cho nhu cầu của nước ngoài. “Bông Tân Cương” chiếm 86% tổng lượng bông của Trung Quốc. Theo báo cáo, mức xuất khẩu bông của Trung Quốc năm 2019 là 14,1 tỷ USD. Nếu các lệnh cấm quốc tế đối với bông Tân Cương được áp dụng, Trung Quốc sẽ mất hàng chục tỷ USD thu nhập ngoại hối.

Ngoài ra, theo số liệu chính thức, ngành dệt may của Trung Quốc có 1,21 triệu doanh nghiệp pháp nhân trong lĩnh vực sản xuất và bán buôn, bán lẻ, với 15,636 triệu lao động trực tiếp. Doanh thu của ngành này năm 2018 đạt 12,7 triệu NDT, chỉ đứng sau ngành thông tin điện tử, lĩnh vực công nghiệp lớn thứ hai của Trung Quốc. Nếu tính cả các hộ công nghiệp và thương mại cá thể, cũng như nông dân trồng bông, ước tính có khoảng 25 triệu lao động trực tiếp trong ngành dệt may.

Lý Tiểu Quỳ, Vision Times

Xem thêm: