Gần đây, một giáo viên tại Đại học Lan Châu (Trung Quốc) đã được cấy ghép tim khi mới đưa vào danh sách chờ nguồn tim 4 ngày trước đó, trong khi thời gian chờ ở Mỹ thường hơn 180 ngày. Tại sao ở Trung Quốc có thể kiếm được bộ phận cơ thể người cần thiết để cấy ghép nhanh chóng đến vậy?

Embed from Getty Images

Hình ảnh một phòng mổ ở Bệnh viện Liên hiệp Vũ Hán (Nguồn: STR / AFP/Getty).

Theo truyền thông Trung Quốc, ngày 8/4 năm nay, một giáo viên tại Đại học Lan Châu tên Mu Jiangang bị nhồi máu cơ tim. Sau khi người này được khẩn cấp đưa đến bệnh viện và phẫu thuật đặt stent tim không lâu sau thì bệnh tình trở nặng, phải tái nhập viện hôm 28/4 để dùng liệu pháp ECMO. Chẩn đoán cho thấy tim của Mu Jiangang đã bị nhồi máu trên diện rộng, cần phải cấy ghép một quả tim khỏe mạnh khác mới giữ được mạng sống.

Ngày 6/5, Mu Jiangang đã được chuyển đến bệnh viện cấy ghép nội tạng hàng đầu ở Trung Quốc, Bệnh viện Liên hiệp Vũ Hán (Wuhan Union Hospital – Bệnh viện Liên hiệp trực thuộc Viện Y tế Đồng Tế thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung), để làm phẫu thuật.

Bệnh viện Liên hiệp Vũ Hán này chỉ cần 4 ngày để tìm được nguồn tim phù hợp cho bệnh nhân, và vào ngày 10/5 Mu Jiangang đã được cấy ghép một trái tim khỏe mạnh. Sau ca mổ, bệnh nhân được chuyển đến khoa hồi sức tích cực và các chỉ số bệnh lý đều đã trở lại khỏe mạnh bình thường.

Như vậy, kể từ khi Mu Jiangang được đưa vào trình tự chờ nguồn tim đến khi hoàn thành ca ghép tim thì chỉ mất vỏn vẹn 4 ngày, trong khi thời gian chờ đợi này ở Mỹ thường phải mất hơn 180 ngày, thậm chí nhiều bệnh nhân ở Mỹ đã tử vong vì không chờ đợi kịp đến cơ hội được ghép tim.

Ở Mỹ, danh sách chờ cấy ghép nội tạng được công bố công khai, có thể dễ dàng tra cứu từ trang web y tế liên quan, nhưng ở Trung Quốc đó là một bí mật không thể tiết lộ. Ở Mỹ, vấn đề nguồn nội tạng cũng phải tuân thủ các quy định pháp luật nghiêm ngặt, nhưng ở Trung Quốc thì có quá nhiều hoạt động phi pháp mà Chính phủ ĐCSTQ không dám thừa nhận.

Chỉ trong 4 ngày có được nguồn tim phù hợp không phải là may mắn cũng không phải là ngẫu nhiên trùng hợp, trái lại ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy ở Trung Quốc có số lượng người “hiến tạng” dồi dào đầy bất thường.

Có thể dẫn thêm một sự kiện bất thường tương tự khác vào tháng 6/2020. Truyền thông tại Trung Quốc cho hay trong chỉ trong vòng 10 ngày, nhưng Bệnh viện Liên hiệp Vũ Hán đã chuẩn bị được tới 4 nguồn tim thích ứng cho một bệnh nhân, cuối cùng đã chọn được trái tim tốt nhất của một người đàn ông 33 tuổi. Trình tự cụ thể như sau:

– Ngày 12/6/2020, nữ bệnh nhân Sun Lingling (Tôn Linh Linh) từ Nhật Bản trở về Trung Quốc và được đưa vào Bệnh viện Liên hiệp Vũ Hán để sẵn sàng cho ca ghép tim.

– Ngày 16/6/2020, nguồn tim thích ứng đầu tiên đã sẵn sàng, nhưng sau khi bác sĩ đánh giá động mạch vành của trái tim này kém, ca phẫu thuật đã bị hủy.

– Ngày 19/6/2020, tìm thấy nguồn tim phù hợp thứ hai, nhưng lúc này cơ thể của Sun Lingling không bình thường và không thích hợp để ghép tim nên nguồn tim thứ hai này cũng đã bị bỏ qua.

– Ngày 25/6/2020, sức khỏe của Sun Lingling có chuyển biến tốt hơn, lúc này Bệnh viện Liên hiệp Vũ Hán đã cùng một lúc kiếm được hai nguồn tim “hiến tặng” phù hợp: một phụ nữ tại địa phương và một người nam giới 33 tuổi ở cách đó vài trăm cây số.

Cuối cùng, bệnh viện đã chọn trái tim của người đàn ông 33 tuổi “hiến tặng” với lý do anh này có sức khỏe mạnh mẽ hơn.

Như vậy, câu chuyện cứu sống Sun Lingling cho thấy trung bình trong vòng chưa đầy 2 ngày là bệnh nhân này lại nhận được một nguồn tim phù hợp để cấy ghép – mỗi nguồn tim tương ứng với mạng sống của một người bị lấy đi.

Cộng đồng quốc tế thông qua điều tra xác định, ở Trung Quốc có kho nội tạng sống khổng lồ dưới sự “bảo kê” của quan chức cầm quyền.

Ngày 4/4/2021, “Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc Đàn áp Pháp Luân Công” đã công bố một báo cáo điều tra, cáo buộc Bệnh viện Liên hiệp Vũ Hán tham gia vào tội ác mổ cướp nội tạng từ người sống có tổ chức. Theo báo cáo, trong bối cảnh nội bộ ĐCSTQ có những quan chức tham gia vào đường dây tội ác mổ cướp nội tạng xảy ra trên khắp Trung Quốc, rõ ràng có cơ sở để nghi ngờ Bệnh viện Liên hiệp Vũ Hán có thể liên quan đến tội ác này nhắm vào các nhóm người như học viên Pháp Luân Công.

Tiến sĩ Torsten Trey, giám đốc điều hành của tổ chức quốc tế “Các bác sĩ chống cưỡng bức mổ cướp nội tạng (DAFOH)”, từng nói với Epoch Times rằng trong trường hợp ghép tim của công dân Trung Quốc Sun Lingling, thời gian chờ đợi quá ngắn như vậy để có được người hiến tặng là không thể tưởng tượng được, nên khó tránh việc cộng đồng quốc tế phải đặt dấu hỏi. Vụ việc khiến Tiến sĩ Torsten Trey đặt vấn đề rằng Trung Quốc có tồn tại một hệ thống “sẵn có” cung cấp nội tạng theo nhu cầu.