Sự kiện đàn áp sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh năm 1989 hay còn gọi là sự kiện Lục Tứ gây chấn động thế giới. Năm đó, một nam thanh niên tay không tấc sắt lấy thân mình đứng chặn đoàn xe tăng đàn áp người dân. Hành động này trở thành hình tượng mang tính đại diện cho sự kiện Lục Tứ. Nhiều năm nay, thân phận cũng như sự sống chết của “người chặn xe tăng” vẫn là một bí ẩn. Có tin đồn anh đã bị bắn chết, nhưng vừa qua theo manh mối mới nhất được lưu truyền, “người chặn xe tăng” không phải tên Vương Duy Lâm, mà tên thật là Trương Vi Dân, đã 2 lần vào tù, hiện vẫn bị giam ở nhà tù Thiên Tân.

tham sat thien an mon

Tin tức mới nhất nói “người chặn xe tăng” đang bị tù ở Thiên Tân

Gần đây, trên internet lưu truyền manh mối về thân phận của “người chặn xe tăng”, theo đó, anh tên Trương Vi Dân, người Thạch Cảnh Sơn, thành phố Bắc Kinh, năm 1989 anh 24 tuổi, sau sự kiện Lục Tứ, anh bị xử tù chung thân, chịu hình phạt tại nhà tù Diên Khánh (ở Bắc Kinh), về sau giảm án xuống còn 20 năm.

10 năm trước anh được tạm tha, nhưng do ra tù không còn người thân, không có chỗ ở, dính vào cờ bạc nên sau vài năm được tạm tha anh lại bị đưa vào nhà tù ở Thiên Tân.

Về thông tin này, thư ký Lý Trác Nhân của Hội Liên hiệp Người dân Hồng Kông ủng hộ vận động dân chủ yêu nước nói với Đài Phát thanh Thương mại Hồng Kông, trước đó Hiệp hội này không có bất cứ tin tức liên quan nào, thông tin này cần phải đợi kiểm chứng.

Nhật báo Apple Daily Hồng Kông đã liên hệ với một trong các nguồn tin này, cư dân Bắc Kinh Diêm Vĩnh Cương. Anh cho biết từng chịu hình phạt cùng với “người chặn xe tăng” tại nhà tù Diên Khánh, “anh ấy tên Trương Vi Dân, không phải Vương Duy Lâm”.

Diêm Vĩnh Cương nói, năm 1989, Trương Vi Dân bị xử tù chung thân, về sau có được 2 giải thưởng ở trong tù nên được giảm án và ra tù, nhưng 2 năm trước lại bị bắt, “hiện đang ở khu nhà giam 11 nhà tù Khẩn Hoa, có lẽ sẽ nhanh ra ngoài thôi”.

Diêm Vĩnh Cương tiết lộ thân phận, sự kiện Lục Tứ năm 1989, tôi ở Công Chủ Phần”. Anh còn nói, anh phát hiện sự kiện Lục Tứ dần dần bị người thế giới lãng quên, “những người như chúng tôi chính là ‘nhân viên tạp vụ’ mà chính phủ nói, có thể làm được gì đây? Ngay cả phúc lợi xã hội thấp nhất cũng không có, Trương Vi Dân cũng thế.”

Nhà tù Khẩn Hoa nằm ở Thiên Tân, cơ quan chủ quản là phân cục Thanh Hà thuộc Cục Quản lý Giám ngục Bắc Kinh, tuy nhiên phóng viên các báo chưa nhận được xác minh từ phía nhà tù này do chỉ có người thân của đương sự mới được phép hỏi.

Thông tin về thân phận “người chặn xe tăng” vẫn là bí ẩn

28 năm nay, có nhiều giả thiết liên quan tới ‘người chặn xe tăng”. Người chặn xe tăng được cho là Vương Duy Lâm (Wang Weilin), và cái tên này xuất hiện sớm nhất trên đài BBC, cho đến nay, đây vẫn là cái tên được lưu truyền rộng nhất.

Ngoài ra còn có nhiều giả thuyết khác về “người chặn xe tăng” như: “người chặn xe tăng” đã bị hành quyết, “người chặn xe tăng” dùng tên giả để định cư ở Đài Loan, “người chặn xe tăng” bị cán chết ngay tại hiện trường, những giả thiết này đều không thể chứng thực được.

Tuy nhiên, năm 1990, phóng viên nổi tiếng của đài truyền hình Mỹ Barbara Walters đã có cuộc phỏng vẫn với lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc thời bấy giờ là ông Giang Trạch Dân. Barbara Walters lấy ra tấm ảnh Vương Duy Lâm chặn xe tăng để hỏi xem Vương Duy Lâm đang ở đâu. Ông Giang Trạch Dân nghe thấy tên Vương Duy Lâm liền nhấn mạnh, Vương Duy Lâm không bị bắt, và còn nói “tin chắc Vương Duy Lâm chưa bị xe tăng cán chết.”

Năm 2000, khi phỏng vấn ông Giang Trạch Dân, phóng viên của Công ty truyền thông CBS cũng đưa tấm ảnh Vương Duy Lâm ra hỏi, “Ông có bội phục dũng khí của thanh niên này không?” Ông Giang Trạch Dân buột miệng nói, “anh ta chắc chắn không bị bắt. Tôi không biết hiện giờ anh ta ở đâu.”

Được biết, năm 1989, đương nhiệm Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Bằng xác định hoạt động biểu tình của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn là hành động bạo loạn và ký lệnh giới nghiêm. Còn ông Giang Trạch Dân tiên phong trên toàn quốc dùng hình thức điện báo để bày tỏ thái độ kiên quyết ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc đàn áp sinh viên.

Không chỉ có vậy, năm 2002, khi ông Giang Trạch Dân thôi giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch nước, đã đặt ra một số quy định cho Thường ủy Bộ Chính trị, một trong số đó là không cho phép lật lại vụ Lục Tứ.

Trả lời phỏng vấn của trang Vision Times, nhà chính luận Trần Phá Không trú tại Mỹ cho biết: Ông Giang Trạch Dân là người được lợi nhất trong sự kiện Lục Tứ khi đạp trên vũng máu để bước lên vũ đài chính trị, ông ta muốn bịt chặt vụ Lục Tứ, “Giang Trạch Dân phải bị đưa ra xét xử”.

Trí Đạt

Xem thêm: