Đại dịch virus corona còn chưa lắng, Olympic Tokyo vừa kết thúc đã thấy lan nhanh nhiệt tình “chủ nghĩa dân tộc mới” do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gieo trồng.

Embed from Getty Images

Ở lượt trận đầu tiên bảng B môn bóng chuyền nữ Olympic Tokyo, Đương kim vô địch bóng chuyền nữ Trung Quốc để thua 0:3 trước Thổ Nhĩ Kỳ. Hình ảnh ghi lại khoảnh khắc trận đấu giữa hai bên. (YURI CORTEZ / AFP/Getty Images) (Toru Hanai / Getty Images)

Tại sao tình cảm “chủ nghĩa dân tộc” lại dâng cao ở Đại Lục?

Tại Olympic Tokyo, đoàn Trung Quốc đạt vị trí thứ hai, chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Bên ngoài đấu trường, các ‘tiểu phấn hồng’ Trung Quốc cũng tứ phía xuất chinh, thậm chí là cả người của mình cũng không bỏ qua. Các vận động viên Trung Quốc đại diện cho ĐCSTQ trong Thế vận hội Olympic giờ đây đã trở thành mục tiêu của các ‘tiểu phấn hồng’ .

Sau khi đội tuyển Trung Quốc bị đánh bại bởi cặp đôi nam nữ bóng bàn Nhật Bản vào tối 26/7, các tay vợt Trung Quốc tham gia thi đấu đã bị nhiều cư dân mạng Đại Lục tức giận chỉ trích vì đã “phụ lòng đất nước”.

Sau trận thua Đài Loan trong trận chung kết nội dung đôi cầu lông, đội tuyển Trung Quốc cũng trở thành mục tiêu công kích và bị cư dân mạng Trung Quốc chỉ trích là “còn chưa tỉnh ngủ”.

Đội tuyển bóng chuyền nữ Trung Quốc, vốn là đại diện cho vinh quang của ĐCSTQ tại Thế vận hội, đã sớm bị loại ở vòng bảng vào cuối tháng Bảy. Mặc dù một số phương tiện truyền thông nhà nước đã lên tiếng an ủi đội bóng chuyền nữ, nhưng một tài khoản chính thức của Hiệp hội bóng chuyền Trung Quốc đã chỉ trích đội này đã quay quá nhiều quảng cáo; các cầu thủ bóng chuyền nữ thậm chí còn bị cư dân mạng mắng nhiếc trên danh sách tìm kiếm nóng.

Ngay cả các tuyển thủ Trung Quốc đoạt HCV cũng không thoát khỏi làn sóng tấn công của “chủ nghĩa dân tộc”.

Ví dụ, tay săn bàn Dương Sảnh (Yang Qian), người đã giành huy chương vàng đầu tiên trong Thế vận hội Olympic này cho Trung Quốc, đã bị các ‘tiểu phấn hồng’ “yêu nước” mắng chửi “cút khỏi Trung Quốc” chỉ vì anh đã đăng bộ sưu tập giày Nike của mình trên Weibo. Trước đó, vì từ chối bông Tân Cương do lo lại về vấn nạn cưỡng bức lao động ở địa phương này mà Nike đã bị ‘tiểu phấn hồng’ gán nhãn là kẻ thù của Trung Quốc.

Các cuộc tấn công do các cư dân mạng “yêu nước” phát động bên ngoài Trung Quốc thậm chí còn dữ dội hơn.

Sau khi vận động viên thể dục dụng cụ Nhật Bản đánh bại đội Trung Quốc và giành huy chương vàng vào tối 28/7, một số lượng lớn cư dân mạng Trung Quốc đã vượt tường lửa Internet của ĐCSTQ để đăng nhập vào các mạng xã hội ở nước ngoài như Facebook, Twitter, Instagram, v.v. và tấn công, đe dọa cá nhân vận động viên Nhật Bản này.

Các cuộc tấn công mạng của các ‘tiểu phấn hồng’ Trung Quốc thậm chí còn khiến Chính phủ Nhật Bản phải đưa ra cảnh báo. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản lên tiếng rằng những cuộc tấn công này đã vi phạm tinh thần của Thế vận hội Olympic.

So với lịch sử nhà cầm quyền sử dụng cỗ máy tuyên truyền để mắng nhiếc “đế quốc thù địch” tại quê nhà, thì tình cảm “chủ nghĩa dân tộc” của Trung Quốc ngày nay còn hung hãn và bất ổn hơn, như bom nổ chậm luôn muốn chực nổ bất cứ lúc nào.

Ví dụ, vào khoảng đầu tháng Tám, người dẫn chương trình nổi tiếng Đài Loan Từ Hy Đệ với nghệ danh Tiểu S, cũng mang vạ vì đã nhắc đến từ “tuyển thủ quốc gia” khi đăng mạng xã hội cổ vũ các tuyển thủ Đài Loan tại Thế vận hội Tokyo. Phát ngôn này lập tức đụng chạm đến các ‘tiểu phấn hồng’ “yêu nước”. Vô số cư dân mạng Trung Quốc tố cáo Tiểu S ủng hộ “Đài Loan độc lập”, thậm chí còn gây sức ép khiến các thương hiệu cắt hợp đồng quảng cáo với cô, khiến thu nhập của cô bị tổn thất hàng chục triệu USD.

Nhà phê bình thời sự Hồng Kông Lưu Duệ Thiệu (Liu Ruishao), nói rằng đây chính là văn hóa đấu tranh của ĐCSTQ đã tràn ngập Thế vận hội Tokyo. Ông trích dẫn ví dụ, Reuters đưa tin một bức ảnh nữ vận động viên cử tạ Trung Quốc Hầu Chí Tuệ (Hou Zhihui) giành huy chương vàng, bị truyền thông ĐCSTQ Thời báo Hoàn cầu và ‘tiểu phấn hồng’ cáo buộc là “xúc phạm tuyển thủ Trung Quốc”. Ông Lưu Duệ Thiệu tin rằng đây thực sự là “đúng đắn chính trị” của ĐCSTQ đang gây chuyện, bởi vì bản thân ĐCSTQ thường cố tình chọn lọc và giả mạo các bức ảnh tin tức cho các mục đích chính trị.

Trên thực tế, tiếng nói chỉ trích các bức ảnh bị gọi là “phỉ báng Trung Quốc” của báo chí nước ngoài không chỉ xuất phát từ người dân Trung Quốc, mà thật ra là khởi phát từ các Đại sứ quán và Lãnh sự quán của ĐCSTQ. Một ngày sau khi Reuters đăng những bức ảnh đoạt giải vàng của cô Hầu Chí Tuệ trên Twitter, Đại sứ quán Trung Quốc tại Sri Lanka tuyên bố rằng những bức ảnh mà Reuters sử dụng “cho thấy họ xấu xí như thế nào” và mạnh miệng lên án Reuters là “vô liêm sỉ”.

Embed from Getty Images

Thuật ngữ “tiểu phấn hồng” là dùng để chỉ những thanh niên Trung Quốc đã bị lừa dối bởi những lời dối trá “yêu nước” của ĐCSTQ mà bị nhầm lẫn giữa ĐCSTQ và Trung Quốc. Những cư dân mạng “yêu nước” này đã vượt tường lửa để xuất khẩu tư tưởng bắt nạt và hình thái ý thức của ĐCSTQ lên internet, chính là hành vi mà mọi người vẫn hay gọi đùa là “tiểu phấn hồng xuất chinh”.

Nhà bình luận thời sự Lý Lâm Nhất (Li Linyi) nói, “Hiện tượng tiểu phấn hồng và sự cuồng tín ‘chủ nghĩa dân tộc’ ở Trung Quốc Đại Lục hoàn toàn do ĐCSTQ ngụy tạo, chính là một phần mở rộng của chính sách ngoại giao sói chiến của ĐCSTQ trong người dân”. ĐCSTQ cố ý để mặc cho ‘tiểu phấn hồng’ giương cờ “chủ nghĩa dân tộc” xuất chinh đấu tranh khắp nơi, từ các vận động viên của các quốc gia khác cho đến những người hâm mộ Olympic.

Ông phân tích, trong một xã hội bị kiểm duyệt ngôn luận nghiêm ngặt nhất trên thế giới, “chủ nghĩa dân tộc” điên cuồng bùng phát ở Trung Quốc chỉ có thể là tiếng nói do ĐCSTQ cố tình bịa đặt và âm thầm tung ra. “Mục đích là để gây nhầm lẫn giữa ĐCSTQ và Trung Quốc, đồng thời gán nhãn ‘không yêu nước’ cho bất kỳ tiếng nói nào chỉ trích ĐCSTQ ở trong và ngoài nước.”

Sự kiện huy hiệu tại Thế vận hội – gương vỡ khó lành

ĐCSTQ đã một tay giải phóng con quái vật “chủ nghĩa dân tộc” điên cuồng của mình, nhưng dường như đã không thể kiểm soát nó.

id13138976 2cfac188f12fb5d22655cf51397b4bed 600x400 1
Hai vận động viên giành huy chương vàng đua xe đạp Trung Quốc đeo huy hiệu Mao Trạch Đông lên nhận giải. Sau khi Ủy ban Olympic cho biết sẽ can thiệp vào cuộc điều tra, chương trình phát sóng lại của CCTV đã xóa đi hình ảnh huy hiệu. Tuy nhiên, động thái của CCTV lại đã kích động sự tức giận từ các cư dân mạng “yêu nước”. (Ảnh chụp màn hình video)

Vào ngày 2/8, hai vận động viên Trung Quốc đua xe đạp nữ giành được huy chương vàng, đã đeo huy hiệu Mao Trạch Đông bước lên bục Thế vận hội để nhận giải.

Sự kiện này đã thu hút sự ủng hộ từ đông đảo các cư dân mạng “yêu nước” nhưng lại gây tranh cãi do vi phạm quy định cấm trưng bày các vật phẩm chính trị trên bục phát biểu và tuyên truyền chính trị của Thế vận hội.

Ngày 3/8, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) cho biết đang điều tra sự việc và yêu cầu Ủy ban Olympic Trung Quốc làm rõ. Ủy ban Olympic quốc tế sau đó đã được Trung Quốc đảm bảo rằng “điều này sẽ không tiếp tục xảy ra”. Tuy nhiên, ĐCSTQ không đề cập trong báo cáo chính thức rằng “đội tuyển quốc gia đảm bảo rằng huy hiệu Mao Trạch Đông sẽ không tiếp tục xuất hiện”.

Sina Hot Search, Baidu,… đã ngay lập tức gỡ bỏ hoặc chặn các chủ đề nóng như “Mao Trạch Đông tại Thế vận hội”. CCTV cũng cắt  ghép và che chắn các huy hiệu Mao Trạch Đông trên áo hai vận động viên trong chương trình phát sóng lại.

Thật bất ngờ, động thái hiếm hoi của Chính phủ Trung Quốc tuân theo các quy tắc quốc tế lại cũng đã kích động bạo lực mạng của các chiến binh “yêu nước”. Một số lượng lớn các ‘tiểu phấn hồng’ đã bình luận “CCTV sợ gì?”“Mao Chủ tịch vạn tuế”.

Đồng thời, các lãnh đạo dư luận Internet do ĐCSTQ kiểm soát vẫn đang kích động “chủ nghĩa dân tộc” trong sự kiện Olympic.

Ví dụ, một đại V (người dùng Weibo nổi tiếng) đã kéo dài tình trạng hỗn loạn tranh chấp này giữa chủ nghĩa cộng sản và hệ tư tưởng phương Tây đại diện cho tự do và nhân quyền, tiếp tục kích động cư dân mạng trên Internet.

Người này bình luận về sự kiện huy hiệu Mao Trạch Đông: “Trong Thế vận hội Tokyo do phương Tây chủ đạo, chúng ta có thể tạ ơn Chúa, nhưng chúng ta không được phép đeo huy hiệu của mình. Tương tự, trong lĩnh vực điện ảnh và trò chơi điện tử địa phương mà chúng ta chủ đạo, chúng ta phải dọn dẹp nhà cửa và chiêu đãi khách, chúng ta không thể lại tuân theo các quy tắc đúng đắn chính trị của phương Tây.”

Nhà bình luận thời sự Lý Lâm Nhất nói, “Khi ĐCSTQ và dư luận do đảng kiểm soát so sánh Mao với Chúa, họ rõ ràng đã quên mất một thực tế rằng các vận động viên phương Tây tại Thế vận hội đã tạ ơn Thần, nhưng Mao chỉ là cựu lãnh đạo của ĐCSTQ, là người bị coi là phải chịu trách nhiệm cho cái chết bất thường của hàng chục triệu người Trung Quốc.”

Về việc liệu chính phủ Trung Quốc có hạ nhiệt loại tình cảm “chủ nghĩa dân tộc” này hay không, ông Đổng Lập Văn (Dong Liwen), Giám đốc điều hành Quỹ Nghiên cứu Hòa bình Châu Á – Thái Bình Dương của Đài Loan, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, rằng ĐCSTQ đã không thể đạp phanh vì đây là kết quả của sự kiểm soát chặt chẽ lâu dài của ĐCSTQ đối với Internet, một mặt, khuyến khích “chủ nghĩa dân tộc” “cảm tình yêu nước”, mặt khác, đàn áp hoặc ngăn chặn những tiếng nói duy lý và đa nguyên.

Điều gì sẽ xảy ra khi “Chủ nghĩa dân tộc” của ĐCSTQ đã phát triển thành một thế lực mới trên Internet?

Ngày 8/8, truyền thông Hoa Kỳ The Wire China đã bình luận trong bài báo “Chủ nghĩa dân tộc mới của Trung Quốc” rằng ĐCSTQ luôn lợi dụng cảm tình yêu nước để nâng cao tính hợp pháp của chế độ cai trị của mình, nhưng hiện nay tình hình đã thay đổi. “Chủ nghĩa dân tộc” không còn mang tính phòng thủ nữa, bởi vì nó đại diện cho sự thay đổi thế hệ – người Trung Quốc sinh sau năm 1990.

The Wire China phân tích rằng những người trẻ này đang sống trong một thế hệ “giáo dục chủ nghĩa yêu nước” mới do ĐCSTQ khởi xướng để chống lại Phong trào Dân chủ ngày 4/6/1989. Kiểu “Giáo dục yêu nước” này đã khiến thế hệ học sinh mới theo bản năng hiểu về ĐCSTQ và Trung Quốc nhập làm một mà nói: “Ở Trung Quốc, bạn không thể không làm một người theo chủ nghĩa dân tộc.”

Câu này nói đơn giản một chút, chủ nghĩa dân tộc mới có nghĩa là “không ghét chế độ ĐCSTQ”“biến Trung Quốc (ĐCSTQ) trở thành trung tâm của thế giới”. Một trong những biểu hiện của nó bao gồm cái gọi là “chủ nghĩa dân tộc thị trường”, tức là sử dụng các thủ đoạn kinh tế để trừng phạt các công ty nước ngoài bị coi là đã dám mạo phạm ĐCSTQ.

Cộng đồng quốc tế có thể hiểu rằng “chủ nghĩa dân tộc” do ĐCSTQ truyền bá đã phát triển thành một thế lực mạng internet mới có khả năng thách thức trật tự quốc tế, nhưng ĐCSTQ lại không hiểu được đạo lý “gương vỡ khó lành”. Bởi vì đối mặt với thách thức của chủ nghĩa dân tộc mới của Trung Quốc, không chỉ là các chính phủ phương Tây và các công ty quốc tế tôn trọng các giá trị phổ quát, mà bao gồm cả chính bản thân ĐCSTQ.

Một ví dụ làm ĐCSTQ bị lúng túng là cuộc phỏng vấn với một nhà vô địch Olympic. Vào ngày 1/8, tuyển thủ nổi tiếng Trung Quốc Củng Lập Giảo (Gong Lijiao) giành huy chương vàng bắn súng nữ Olympic. Cùng ngày, trong một cuộc phỏng vấn với cô gái này, Đài truyền hình trung ương CCTV của ĐCSTQ đã gọi cô là một “nữ hán tử” (phụ nữ nam tính).

Sau khi cuộc phỏng vấn của CCTV được phát sóng, nó không chỉ không khơi dậy được sự ủng hộ từ cư dân mạng mà còn gây ra sự chỉ trích nặng nề trong xã hội Trung Quốc. Một số lượng lớn cư dân mạng Trung Quốc đã phê bình về định kiến ​​của truyền thông đảng đối với các vận động viên nữ.

Cho đến nay, CCTV vẫn chưa phản hồi những lời chỉ trích trên Internet.

Đối với sự dâng cao của “chủ nghĩa dân tộc” hiện nay, thái độ của các nhà chức trách ĐCSTQ ngày càng trở nên mập mờ. Một trong những dấu hiệu là khi đưa tin về quan điểm của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long về quan hệ Trung – Mỹ, các kênh truyền thông Đại Lục như Caixin, Global Times…đã cố tình xóa nội dung “chủ nghĩa dân tộc”.

Khi ông Lý Hiển Long tham gia Diễn đàn An ninh Aspen ở Hoa Kỳ vào ngày 3/8, ông không chỉ cảnh báo ĐCSTQ rằng việc “Đông thăng Tây hàng” (sự trỗi dậy ở phương đông và sự sụp đổ ở phương tây) là sai lầm, mà còn nói với Hoa Kỳ rằng Trung Quốc không phải là Liên Xô và sẽ không biến mất.

Ông Lý Hiển Long đặc biệt đề cập rằng nếu Hoa Kỳ chọn trở thành kẻ thù của Trung Quốc, thì nước này có nhận ra đối thủ của họ khủng khiếp như thế nào không, bởi vì dưới sự thúc đẩy của thế giới quan và “đường lối quần chúng” do ĐCSTQ thấm nhuần, “chủ nghĩa dân tộc” dâng cao đã khiến người Trung Quốc tin rằng họ bị chà đạp, nhưng họ quyết tâm bước tiếp và nói với người khác rằng “chúng tôi sẽ không biến mất”.

Trong các báo cáo của mình, Caixin.com và các phương tiện truyền thông khác của Đại Lục không đề cập đến nội dung “chủ nghĩa dân tộc” trong bài phát biểu của ông Lý Hiển Long.

Cái gọi là “sự trỗi dậy ở phương đông và sự sụp đổ ở phương tây” ám chỉ nhận định của Tập Cận Bình về “sự nổi lên ở phương đông và sự sụp đổ ở phương tây” được đưa ra trong các bài phát biểu của các nhà lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ mà truyền thông Đại Lục đã tiết lộ vào tháng Một.

Một tín hiệu khác là nhận xét “yêu nước” của nhà kinh tế học nổi tiếng trên Internet Trung Quốc Diệp Đàn (Ye Tan) đã bị cư dân mạng lật tung.

Vào ngày 5/8, bà Diệp Đàn nhắc cư dân mạng trên Weibo chú ý đến “vụ án dẫn độ Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou) ở Canada”, nói rằng “Cô ấy (Mạnh Vãn Châu) đang gánh tội thay mọi người.” Kết quả là, một lượng cư dân mạng gần như áp đảo đã mạnh mẽ chỉ trích bà Diệp; một số chỉ trích bà Diệp mập mờ trong việc làm hài lòng Huawei và chính phủ, một số chế nhạo luận điệu “yêu nước” ngụy biện của bà Diệp đã đắc tội với hàng trăm triệu “rau hẹ”, có ‘tiểu phấn hồng’ còn chỉ trích bà Diệp đã tự tiện định tội cho bà Mạnh.

Chỉ hai năm trước, Huawei và ĐCSTQ đã lợi dụng vụ án của bà Mạnh để thu hoạch lòng yêu nước của vô số người dân Trung Quốc và số tiền khổng lồ thu được từ ủng hộ mua hàng nội địa.

Bà Mạnh Vãn Châu, con gái của nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), đã bị Canada giam giữ và chờ dẫn độ vì tình nghi vi phạm luật pháp Hoa Kỳ. Ở Canada, bà Mạnh không phải ngồi tù mà sống trong một dinh thự trị giá hơn chục triệu đô để chờ xét xử.

Nhà bình luận thời sự Lý Lâm Nhất tin rằng chủ nghĩa dân tộc hay chủ nghĩa yêu nước ban đầu là sự công nhận và tự hào cao độ đối với đất nước hoặc dân tộc, nhưng dưới sự cai trị của ĐCSTQ, nó đã bị biến thành một tấm “họa bì” (da vẽ) và mặt nạ của ý thức hệ cộng sản.

Trên thực tế, đằng sau sự trỗi dậy của “chủ nghĩa dân tộc” ở Trung Quốc Đại Lục trong những năm gần đây, “băng đảng Phúc Đán” (băng đảng trí thức từ đại học Phúc Đán) của ĐCSTQ được coi là thế lực hậu thuẫn đằng sau hậu trường.

Từ ba triều đại của ĐCSTQ, “Quốc sư” và thủ lĩnh của “băng đảng Phúc Đán” Vương Hộ Ninh, đến người quen cũ của ông Tập Cận Bình, “giáo sư chống Mỹ” Trương Duy Vi (Zhang Weiwei) của “băng đảng Phúc Đán”, các đề xuất chính sách đối ngoại của họ đều là về sự trỗi dậy của cường quốc trong ‘ngoại giao sói chiến’. Các học giả mới nổi trên Internet của “Băng đảng Phúc Đán” như Trịnh Nhược Lân (Zheng Ruolin), Trầm Dật (Shen Yi)… còn có sáng kiến ​​truyền bá ngôn luận “chủ nghĩa yêu nước” cấp tiến trong và ngoài nước.

Nhà bình luận Lý Lâm Nhất chỉ ra rằng các biện pháp thúc đẩy “chủ nghĩa dân tộc” của chính quyền Tập Cận Bình trong những năm gần đây hẳn cũng là được thúc đẩy bởi “Băng đảng Phúc Đán”.

Tuy nhiên, ông phân tích rằng “chủ nghĩa dân tộc” cũng là con dao hai lưỡi đối với ĐCSTQ. Một khi “yêu nước” trở thành hành vi đúng đắn chính trị ở Trung Quốc Đại Lục, thì lúc tình cảm “chủ nghĩa dân tộc” bị kích động có thể không nhất thiết phải được dàn dựng theo kịch bản của ĐCSTQ.

“Ví dụ, nhận định của ông Lý Hiển Long về chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc không nhất định là toàn diện. Ông ấy có thể không nhận rõ tiểu phấn hồng ‘yêu nước’, nhưng trên thực tế, đó là nhóm thiếu sự công nhận và ghi nhận nhất của Trung Quốc. Hơn nữa, truyền thông Đại Lục đã cố tình che giấu chủ nghĩa dân tộc trong cuộc trò chuyện của ông ấy. Phần này cũng phản ánh sự mâu thuẫn của chính ĐCSTQ đối với ‘chủ nghĩa yêu nước’. Họ không chỉ muốn sử dụng nó để đánh lừa sự ủng hộ của người dân mà còn lo sợ rằng cảm xúc của người dân sẽ mất kiểm soát và làm lung lay chế độ.”

“Những thanh niên yêu nước hiện đại thực sự hầu như không biết gì về lịch sử đau khổ của Trung Quốc trong thời hiện đại, cho dù đó là những đau khổ do các thế lực nước ngoài hay Đảng Cộng sản áp đặt lên người dân Trung Quốc sau khi lên nắm quyền”, nhà bình luận Lý Lâm Nhất nói. “Họ chỉ có thể tiếp nhận tất cả những gì mà ‘giáo dục yêu nước’ thấm nhuần cho họ. Vì vậy, thế hệ trẻ yêu nước chẳng qua chỉ là ‘rau hẹ’ và những con cừu bị nuôi nhốt bằng những lời nói dối.”

“Khi bị ‘chủ nghĩa dân tộc’ thiêu đốt đến mê muội, cừu bắt đầu trở thành sói. Đó không chỉ là phương Tây phải lo lắng, mà chính bản thân ĐCSTQ cũng phải lo lắng. Suy cho cùng, điều mà ĐCSTQ muốn không bao giờ là người yêu nước, mà là ‘rau hẹ’ và ‘cừu non’ nghe theo đảng và dễ dàng bị đảng lợi dụng.”

Long Đằng Vân, Epoch Times

Xem thêm: